Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.​

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

(VOV5) - Việt Nam hiện có 17 di sản thế giới được Ủy ban văn hóa giáo dục khoa học Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó có 2 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa, 1 di sản hỗn hợp và các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu. Điều này không chỉ cho thấy một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên, phong phú về băn sắc văn hóa dân tộc mà còn là những điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

Vịnh Hạ Long

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

17 di tích và loại hình nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nằm dọc chiều dài đất nước. 8 di sản văn hóa vật thể như Quần thể di tích cố đô Huế, được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Vịnh Hạ Long được công nhận 2 lần. Lần thứ nhất là di sản thế giới năm 1994. Lần thứ hai là di sản địa chất thế giới năm 2000. Phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Khu di tích Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Khu di tích Hoàng Thành-Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010. Thành Nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011. Riêng Quần Thể danh thắng Tràng An được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới năm 2014. Quần thể danh thắng Tràng An được ví như một bức tranh thủy mặc, là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam sở hữu thảm thực vật, rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái đất ngập nước vô cùng phong phú và còn khá nguyên sơ. Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết: Các chuyên gia đã đánh giá với 25 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học nhất nhì thế giới khẳng định được giá trị tầng văn hóa của Việt Nam. Cùng với giá trị về văn hóa, các thành viên của Ủy ban đánh giá quần thể danh thắng Tràng An là một trong những quần thể danh thắng duy nhất trên thế giới hiện nay vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị thiên nhiên được bảo tồn và gìn giữ tương đối nguyên sơ thể hiện giá trị rất lớn trong thiên nhiên. Hai tổ chức tư vấn của Ủy ban cũng đánh giá rất cao và cho rằng Tràng An là một trong những danh thắng đẹp nhất Đông Nam Á.

9 di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam cũng rất đa dạng. Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên của Việt Nam năm 2003. Đây là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ, nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ của cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều.. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa thế giới phi vật thể năm 2005. Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009. Quan họ Kinh Bắc được Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hóa, đặc biệt về tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ, trang phục. Cũng trong năm 2009, Ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. cần được bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành ở phía Bắc.

Năm 2011, Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, Hát xoan của tỉnh Phú Thọ được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2012. Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2013. Và cuối năm 2014, UNESCO chính thức vinh danh dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Loại hình dân ca này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa...Lời ca của dân ca ví giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như đức tính thật thà và các cách cư xử tử tế giữa người với người. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chí Bền cho biết: Giá trị là sức sống của di sản xuất hiện mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc, trong nhiều hoàn cảnh, từ hát ru con cho đến chài lưới trên sông nước... Đặc sắc là dân ca Ví, Giặm gắn bó với phương ngữ Nghệ Tĩnh như hình với bóng, khó có thể tách bạch. Đây chính là điểm đặc sắc khiến dân ca Ví, Giặm sống lâu đời với cộng đồng nhưng lại là điểm khó giúp loại hình này đi xa. Ở phương diện các tiêu chuẩn UNESCO vinh danh vào danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, thì dân ca Ví, Giặm có những giá trị có thể đáp ứng được các tiêu chí ấy.

Di sản văn hóa thế giới năm 1999 năm 2024

Ngoài ra Việt Nam còn có 3 di sản tư liệu. Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20. Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, năm 2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Chùa Vĩnh Nghiêm một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012./.