Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 23 phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

    - Nông Nghiệp:

    Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    - Thủ công nghiệp :

    Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

    - Thương nghiệp :

    + Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

    + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Xem tiếp...

Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào

Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào

Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào

Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào

Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào

 18:11 15/09/2020

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21, Biến đổi lớn nhất của nhà nước phong kiến the kỉ XVI-XVIII là, Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII là, Đầu the kỉ XVI đến cuối the kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào, Hệ quả tích cực lớn nhất của tình hình chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI - XVIII để lại là gì, tình hình kinh tế ở các thế kỉ xvi-xviii, Giáo án sử 10 bài 21, Khái quát bối cảnh lịch sử của Đại Việt trong các the kỉ XVI-XVIII

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".

Đề bài

Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 108, 109 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

- Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI (liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triển mâu thuẫn...).

Đề bài

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?

- Cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

- Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức bài 22 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

* Cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

- Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

- Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.

=> Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

=> Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

1. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ. Nhà Mạc thành lập.

- Thế kỷ XVI, mâu thuẫn xã hội dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ , các thế lực phong kiến hình thành, tranh chấp quyền lực làm cho nhà Lê suy yếu.

- 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.

- Nhà Mạc tiếp tục củng cố chính quyền, giải quyết vấn đề ruộng đất, ổn định đất nước, xây dựng đội quân thường trực mạnh…. Nhưng do các thế lực phong kiến thân Lê chống đối và lúng túng trong chính sách đối ngoại, nhà Mạc bị cô lập và suy yếu.

2. Đất nước bị chia cắt.

- Nguyễn Kim nổi dậy ở Thanh Hóa, giương cao lá cờ: “Phù Lê diệt Mạc”, thành lập nhà nước mới.

- Chiến tranh Nam(Nguyễn, Trịnh) – Bắc triều (Mạc) bùng nổ, nhà Mạc bị lật đổ nhưng mâu thuẫn giữa các thế lực phong kiến xuất hiện ở phía Nam (Nguyễn Hoàng).

- 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến 1672 vẫn không phân thắng bại. Hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước ra làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền riêng biệt.

3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài.

- Họ Trịnh nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn.

- Cả Đàng Ngoài chia làm 12 trấn, đứng đầu là trấn thủ, có hai ti giúp đỡ, dưới trấn là phủ, huyện, châu, xã.

- Tuyển chọn quan lại bằng thi cử, ban hành “Quốc triều hình luật”.

- Quân đội thường trực mạnh, đặc biệt có quân Tam phủ (ưu binh) và ngoại binh.

4. Chính quyền ở Đàng Trong.

- Mở rộng lãnh thổ từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.

- Chúa Nguyễn chia Đàng Trong thành 12 dinh, phủ chúa gọi là Chính dinh. Mỗi dinh có 2 đến 3 ti lo việc thuế khóa và hộ khẩu, dưới dinh là phủ, huyện, thuộc, ấp.

- Quân đội thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ, có súng đại bác chế tạo theo kiểu phương Tây.

- Từ giữa thế kỷ XVII, lấy Phú Xuân làm trung tâm, tuyển chọn quan lại bằng: dòng dõi, đề cử, học hành.

- 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ, đặt thêm quan chức nhưng chính quyền chưa hoàn chỉnh

- Giữa thế kỷ XVIII, chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều khủng hoảng.

Trắc nghiệm

I.NHẬN BIẾT

Câu 1. Đầu thế kỉ XVI, tình hình triều Lê sơ như thế nào?

A. Suy yếu.

B. Sụp đổ.

C. Phát triển.

D. Đạt đỉnh cao.

Câu 2. Trong hoàn cảnh nhà Lê sơ bị khủng hoảng và suy sụp, Thái phó Mạc Đăng Dung đã làm gì?

A. Giết vua Lê để dẹp loạn.

B. Phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc.

C. Đem quân đi dẹp các thế lực phong kiến nổi loạn.

D. Lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ trả lại cho nhân dân.

Câu 3. Nhà Lê suy yếu, các thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành, mạnh nhất là thế lực của

A. Nguyễn Kim.

B. Nguyễn Hoàng.

C. Trịnh Kiểm.

D. Mạc Đăng Dung.

Câu 4. Năm 1527 diễn ra sự kiện gì dưới đây?

A. Nhà Mạc thành lập.

B. Nhà Mạc bị lật đổ.

C. Vua Lê Hiến Tông chết.

D. Chiến tranh Nam – Bắc triều.

Câu 5. Nhà Mạc được thành lập bằng sự kiện nào dưới đây?

A. Mạc Đăng Dung đánh bại vua Lê.

B. Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi.

C. Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

D. Mạc Đăng Dung đánh bại các thế lực phong kiến.

C. Xây dựng đạo quân thường trực mạnh.

D. Chống quân Minh xâm lược.

Câu 6. “Phù Lê diệt Mạc” là chủ trương của

A. Nguyễn Kim.

B. Nguyễn Hoàng.

C. Trịnh Kiểm.

D. Nguyễn Phúc Khoát.

Câu 7. Nhà nước được thành lập ở Thanh Hóa vào giữa thế kỉ XVI gọi là

A. Nam triều.

B. Bắc triều.

C. Nam kinh.

D. Bắc kinh.

Câu 8. Nguyễn Kim là

A. một tướng cũ của nhà Lê.

B. một tướng cũ của nhà Mạc.

C. một tướng cũ của Trịnh Kiểm.

D. một thủ lĩnh của phong trào nông dân.

Câu 9. Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến

A. Mạc – Lê.

B. Mạc – Nguyễn.

C. Nguyễn – Trịnh.

D. Trịnh – Lê.

Câu 10. Kết quả cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều là

A. triều Mạc thành lập.

B. triều Mạc bị lật đổ.

C. triều Lê bị lật đổ.

D. triều Nguyễn bị lật đổ.

Câu 11. Nguyễn Kim mất ai là được thay nắm toàn bộ binh quyền ở Nam triều?

A. Trịnh Kiểm.

B. Trịnh Sâm.

C. Trịnh Tùng.

D. Nguyễn Hoàng.

Câu 12. Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là

A. không phân thắng bại, hai bên giảng hòa.

B. lúc đầu họ Trịnh thắng, lúc sau bị thua.

C. họ Trịnh thắng.

D. họ Nguyễn thắng.

II. THÔNG HIỂU

Câu 13. Đầu thế kỉ XVI triều Lê sơ suy sụp vì

A. các vua Lê không còn quan tâm đến việc triều chính.

B. quân Minh đem quân sang xâm lược.

C. quan lại tranh giành quyền hành.

D. nhà Mạc nổi dậy chống đối.

Câu 14. Chính sách nào của nhà Mạc dưới đây theo mô hình thời Lê?

A. Xây dựng chính quyền.

B. Xây dựng quân đội.

C. Tổ chức giáo dục.

D. Cải cách ruộng đất.

Câu 15. Vào những năm đầu thống trị, trong xây dựng chính quyền, nhà Mạc đã làm gì?

A. Giữ nguyên bộ máy nhà nước thời Lê.

B. Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

C. Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ nhà Minh.

D. Xây dựng lại chính quyền theo mô hình của nước Đại Việt thời Lý, Trần.

Câu 16. Nhà Mạc không còn sự tin tưởng của nhân dân vì

A. thần phục quân Minh.

B. không quan tâm đến nhân dân.

C. không quan tâm đến triều chính.

D. đánh dẹp các lực lượng nổi dậy.

Câu 17. Chính sách nào dưới đây là hạn chế của triều Mạc?

A. Đáp ứng nhiều chính sách vô lí của nhà Minh.

B. Tổ chức lại bộ máy quan lại.

C. Tăng cường thế lực của họ Mạc.

D. Tiêu diệt các phe phái phong kiến.

Câu 18. Giữa thế kỉ XVI, nước Đại Việt bùng nổ cuộc chiến tranh nào?

A. Nam – Bắc triều.

B. Trịnh – Nguyễn.

C. Lê – Mạc.

D. Lê – Nguyễn.

Câu 19. Giữa thế kỉ XVII, nước Đại Việt xảy ra cuộc chiến tranh nào dưới đây?

A. Nam – Bắc triều.

B. Trịnh – Nguyễn.

C. Lê – Nguyễn.

D. Lê – Mạc.

Câu 20. Nguyễn Hoàng chọn vùng đất nào để làm nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn?

  1. Thuận Hóa.
  2. Thanh Hóa.
  3. Quảng Bình.

D. Quảng Ngãi.

Câu 21. Con sông nào là giới tuyến chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?

  1. Sông Gianh.
  2. Sông Thu Bồn.
  3. Sông Nhật Lệ.

D. Sông Bến Hải.

III. VẬN DỤNG

Câu 21. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn ở thế kỉ XVII đã đem đến kết quả gì?

B. Hình thành thế lực phong kiến mới.

  1. Đất nước được thống nhất.

D.Triều đại mới được thành lập.

Câu 23. Tình trạng đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài từ giữa thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII là hậu quả của cuộc chiến tranh nào?

  1. Nam – Bắc triều.
  2. Trịnh – Nguyễn.

C. Lê – Mạc.

D. Lê – Nguyễn.

Câu 24. Chính sách nào dưới đây không phải của nhà Mạc?

A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.

C. Xây dựng đạo quân thường trực mạnh.

D. Chống quân Minh xâm lược.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 25. Câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “ Hoành sơn nhất đái – Vạn đại dung than” đã tác động manh mẽ đến nhân vật nào?

A.Nguyễn Kim.

B. Nguyễn Hoàng.

C. Nguyễn Ánh.

D. Nguyễn Huệ

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Vì sao triều Lê sơ suy sụp vào đầu thế kỉ XVI?

Câu 2. Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?

Câu 3. Trình bày chiến tranh Nam – Bắc triều và hậu quả của nó?

Câu 4. Nêu hoàn cảnh ra đời của Vương triều Mạc. Dựa vào đâu có thể nói rằng đất nước trong những năm đầu triều Mạc đã dần ổn định và có dấu hiệu phát triển?

Câu 5. Nhận xét về hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ở thế kỉ XVII?