K trong hóa học là gì

Kiến Guru chia sẻ đến các bạn học sinh các công thức hóa học lớp 10 đầy đủ và chi tiết nhất. Bao gồm các công thức cơ bản và quan trọng nhất ở từng chương. Bên cạnh đó kèm theo một số bài tập vận dụng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm kĩ tổng quan các công thức hóa học lớp 10.

I. Chương trình hóa học lớp 10

- Chương 1: Nguyên Tử

- Chương 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học. Định Luật Tuần Hoàn

- Chương 3: Liên Kết Hóa Học

- Chương 4: Phản Ứng Oxi Hóa - Khử

- Chương 5: Nhóm Halogen

- Chương 6: Oxi - Lưu Huỳnh

- Chương 7: Tốc Độ Phản Ứng. Cân Bằng Hóa Học

II. Các công thức hóa học lớp 10 theo từng chương

Chương 1: Nguyên tử


- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E). 

     Z = P = E

- Số khối của hạt nhân (A) = tổng số proton (Z) + số nơtron (N). 

     A = Z + N

Chương 2: Bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học


Các bạn tính toán số proton, notron, electron của nguyên tử và tính phần trăm đồng vị.

Chương 3: Liên kết hóa học

Ta có:

Thể tích của nguyên tử là Vmol

Tính thể tích của 1 nguyên tử:

Thể tích thực là: Vt=V.74

Từ công thức trên, ta tìm được bán kính nguyên tử R.

Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Chương này gồm 2 dạng bài chính:

- Dạng 1: Phản ứng oxi hóa - khử trường hợp không có môi trường.
- Dạng 2: Phản ứng oxi hóa - khử trường hợp có môi trường.

Chương 5: Nhóm Halogen


- Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có công thức: 

       mMX = mM + mX

- Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ 

       nCl = nHCl = 2nH2

- Phương pháp tăng giảm khối lượng: Dựa vào khối lượng kim loại phản ứng.

Chương 6: Nhóm Oxi


Bài tập xác định thành phần hỗn hợp

Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp

→  mhh = xA + yB +zC                                        (1)

Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được ax + by + cz      (2)

Từ (1) và (2) lập phương trình toán học, ta tính được đại lượng cần tìm.

Trường hợp xác định % theo thể tích

Cách giải:

Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B

X là số mol khí A 

số mol khí B là (1-x) với một hỗn hợp khí.

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


Biểu thức vận tốc phản ứng:

Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức vận tốc: v= k.(A)m.(B)n

Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc)

(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.

III. Bài tập vận dụng các công thức hóa học lớp 10

Câu 1: Trong hạt nhân nguyên tử X có 26 proton. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu sau về X:

   A.  X có 26 electron trong hạt nhân.
   B. X có 26 notron ở vỏ nguyên tử.
   C. X có điện tích hạt nhân là 26+.
   D.  Khối lượng nguyên tử X là 26u.

Câu 2: Biết rằng nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?

   A.  2,47 g/cm3.
   B.  9,89 g/cm3.
   C.  5,92 g/cm3.
   D.  5,20 g/cm3.

Câu 3: Cho biết Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố

   A.  N
   B.  P
   C.  Na
   D.  Fe

Câu 4: Hợp chất công thức hóa học là M2X tạo bởi hai nguyên tố M và X. Biết rằng: Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46. Trong hạt nhân M có n – p = 1, hạt nhân của X có n’ = p’. Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là bao nhiêu? 

   A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
   B. 19, 8 và liên kết ion
   C. 15, 16 và liên kết ion
   D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị

Câu 5: Cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng lượng dư dung dịch HCl đặc, chất nào sẽ tạo ra khí Cl2 nhiều nhất trong các chất dưới đây.

  A.  CaOCl2      
  B. KMnO4
  C. K2Cr2O7
  D.  MnO2

Câu 6: Cho 3,16 gam chất KMnO4 tác dụng cùng với dung dịch HCl đặc (dư), số mol HCl sau phản ứng bị oxi hóa bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác bên dưới:

   A.  0,05
   B.  0,11
   C.  0,02
   D.  0,10

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại tên gọi M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, người ta thu 28,5 gam muối. Kim loại M là kim loại nào trong các chất bên dưới:

   A.  Be
   B.  Na
   C.  Ca
   D.  Mg

Câu 8: Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng cùng với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng khí clo sinh ra được hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol NaCl và NaOH dung dịch X là bao nhiêu trong các kết quả dưới đây?

  A.  1,6M và 0,8M
  B.  1,6M và 1,6M
  C.  3,2M và 1,6M
  D.  0,8M và 0,8M

Câu 9: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng (xảy ra hoàn toàn), còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Tính phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp trên (Chọn đáp án chính xác nhất trong các câu sau)

  A.  88,38%
  B.  75,00%
  C.  25,00%
  D.   11,62%

Câu 10: Cho hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Nồng độ NaOH còn lại sau phản ứng là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là

  A.   0,5M
  B.   0,1M
  C.   1,5M
  D.   2,0M

Đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

B

C

D

D

A

B

C

Trên đây, Kiến Guru đã chia sẻ tới các bạn tóm tắt các công thức hóa học lớp 10 đầy đủ nhất, hỗ trợ các bạn trong việc học tập và ôn luyện trong các kỳ thi.

Chúc các bạn học tốt!

Công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về các nguyên tố có của hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào.

Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

Nếu trong một phân tử, một nguyên tố có nhiều nguyên tử, thì số nguyên tử được biểu thị bằng một chỉ số dưới ngay sau ký hiệu hóa học (các sách xuất bản trong thế kỷ thứ 19 thường sử dụng chỉ số trên). Với các hợp chất ion và các chất không phân tử khác, chỉ số dưới biểu thị tỷ lệ giữa các nguyên tố trong công thức kinh nghiệm.

Nhà hóa học người Thụy Điển Jons Jakob Berzelius đã phát minh ra cách viết các công thức hóa học vào thế kỷ 19.

  • Đối với đơn chất kim loại và các khí hiếm thì hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học. Chẳng hạn như Fe, Cu, Ni, Co,... (đối với kim loại) và He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn (các khí hiếm).
  • Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu. Thí dụ như hiđro - H2, oxi - O2, ozon - O3, nitơ - N2, photpho trắng - P4,...
  • Một số phi kim quy ước lấy kí hiệu làm công thức. Chẳng hạn như B, C, Si, S, Se, Te,...
  • Phân tử mêtan có công thức hóa học
CH4

dùng để mô tả một phản ứng hóa học của hai nguyên tố C và H trong một liên kết hóa học của 4 nguyên tố H với 1 nguyên tố C

  • Phân tử bột nổi dùng để làm bánh (amoni cacbonat)
(NH4)2CO3

dùng để mô tả một phản ứng hóa học của 2 nhóm nguyên tử NH4, hai nguyên tử C và O trong một liên kết hóa học của 1 nguyên tủ C và 3 nguyên tử O với nhóm NH4

  • Phân tử glucozơ
C6H12O6

dùng để mô tả một phản ứng hóa học của hai nguyên tố C và H trong một liên kết hóa học của 12 nguyên tố H với 6 nguyên tố C và 6 nguyên tố O

Công thức hóa học còn cung cấp thông tin về loại liên kết trong chất hóa học và cách sắp xếp của chúng trong không gian.

  • Phân tử êtan
CH3CH3.

có liên kết đơn của hai phân tử CH3

  • Phân tử êtylen
CH2CH2

có liên kết đôi của hai phân tử CH2. Công thức hóa học chính xác của etylen là H2C=CH2 hay là H2C::CH2. Hai gạch (hay hai cặp dấu chấm) cho biết có một liên kết đôi liên kết các nguyên tử ở 2 bên với nhau. Một liên kết ba có thể biểu diễn bằng ba gạch hay ba cặp dấu chấm.

Các phân tử có nhiều nhóm chức cũng được biểu diễn tương tự

  • C4H10 có thể biểu diễn dưới nhiều cách khác nhau:
(CH3)3CH: mạch phân tử gồm ba nguyên tử cácbon, nguyên tử ở giữa liên kết với 1 nguyên tử cácbon khác (xem hình dưới, các nguyên tử hydro không được thể hiện). CH3CH2CH2CH3. CH3CH=CHCH3: cấu tạo này có 2 đồng phân tùy thuộc vào vị trí tương đối của 2 nhóm mêtyl trong không gian - cùng bên so với liên kết đôi (đồng phần cis hay Z) hay đối diện nhau qua liên kết đôi (đồng phần trans hay E).

Với polyme, các mắt xích được đưa vào trong ngoặc đơn. Ví dụ, một phân tử hydrocarbon có công thức CH3(CH2)50CH3, gồm có 50 mắt xích. nếu không biết rõ số mắt xích, có thể sử dụng chữ n như CH3(CH2)nCH3.

Với các ion, điện tích của một nguyên tử biểu thị bẳng chỉ số trên bên phải nguyên tử đó. Ví dụ Na+, hay Cu2+. Tổng điện tích của phân tử tích điện hay ion đa nguyên tử cũng biểu diễn tương tự. Ví dụ: hydronium, H3O+ hay sulfat, SO42-.

Với các ion phức tạp, sử dụng ngoặc vuông [ ] như [B12H12]2-. Ngoặc đơn () có thể đặt trong ngoặc vuông để biểu thị một mắt xích như [Co(NH3)6]3+.

Biểu tượng @ ("ở") để chỉ một nguyên tử hay một phân tử bị bẫy/bao bọc bởi 1 khung nhưng không liên kết hóa học với nó. Ký hiệu này sử dụng phổ biến từ những năm 1990 cùng với sự khám phá ra fulleren, chất này có thể bẫy các nguyên tử ví dụ như La để tạo thành La@C60 hay La@C82. Một ví dụ khác là [As@Ni12As20]3-, trong đó một nguyên tử As bị bao bọc bởi 32 nguyên tử khác.

Ralph S. Petrucci, William S. Harwood và F. Geoffrey Herring, General Chemistry (Hóa học Đại cương), tái bản lần thứ 8 (Prentice-Hall 2002), chương 3.

  • Bảng hệ thống tuần hoàn
  • Liên kết hóa học

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Công_thức_hóa_học&oldid=67482058”