Đánh giá tác động môi trường dự án trạm 110kv năm 2024

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Trạm 110kV Thạnh Phước và ĐD 110kV trạm 110kV Thạnh Phước – trạm 220kV Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Ngày bắt đầu: 17/10/2023

Ngày kết thúc: 31/10/2023

1. Chủ đầu tư: Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC).

2. Địa chỉ liên hệ: 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tên dự án: Trạm 110kV Thạnh Phước và ĐD 110kV trạm 110kV Thạnh Phước – trạm 220kV Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

4. Địa điểm, phạm vi, quy mô dự án:

- Địa điểm: Phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

- Phạm vi: Trạm 110kV Thạnh Phước và ĐD 110kV trạm 110kV Thạnh Phước - trạm 220kV Tân Uyên, tỉnh Bình Dương do Tổng Công ty Điện lực miền Nam làm Chủ đầu tư, trực tiếp điều hành quản lý dự án thông qua Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực miền Nam - Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam, Dự án có các mục tiêu:

+ Đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho khu vực thành phố Tân Uyên và các khu công nghiệp trong khu vực.

+ Rút ngắn bán kính cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện áp, giảm tổn thất công suất và điện năng trên lưới điện phân phối khu vực.

+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tân Uyên nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.

  • Quy mô dự án:

+ Xây dựng mới TBA 110kV công suất lắp đặt 3x63MVA. Vị trí xây dựng thuộc địa phận phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích chiếm đất xây dựng trạm, taluy trạm, đường vào trạm và taluy đường là 4.647,1 m2, hiện trạng đất trồng lúa và một ít đất trồng cây lâu năm, đất ao hồ.

+ Xây dựng mới tuyến đường dây đấu nối 110kV bao gồm 02 đoạn có tổng chiều dài 91m: Đoạn cáp ngầm có chiều dài khoảng 70m, với diện tích chiếm dụng đất xây dựng mương cáp khoảng 92m2; Đoạn đường dây trên không có chiều dài khoảng 21m, diện tích chiếm dụng đất vĩnh viễn móng cột 90,24m2.

  • Chức năng nhiệm vụ Dự án là truyền tải nguồn điện cấp điện áp 110kV, 22kV với lượng công suất đặt 3x63MVA.

5. Sơ đồ vị trí dự án:

Vị trí địa lý:

Trạm 110kV Thạnh Phước dự kiến được xây dựng trên khu đất trồng lúa và một phần đất ao nước, thuộc địa phận phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nằm cách đường tỉnh lộ DT747 khoảng 75m, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Đông Bắc : Giáp đất trồng lúa và ao nước

+ Phía Tây Nam : Giáp TBA 500kV Tân Uyên hiện có

+ Phía Đông Nam : Giáp đất trồng lúa

+ Phía Tây Bắc : Giáp TBA 500kV Tân Uyên hiện có.

Đánh giá tác động môi trường dự án trạm 110kv năm 2024

Vị trí xây dựng Trạm 110kV Thạnh Phước và đường dây đấu nối

6. Các tác động môi trường của dự án

  1. Giai đoạn xây dựng:

Các nguồn gây tác động chính gồm:

- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên xây dựng; khối lượng tại thời điểm lớn nhất khoảng 1,6m3/ngày.đêm; thành phần chủ yếu nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh.

- Nước thải xây dựng: Phát sinh từ nước bơm hố móng; quá trình trộn bê tông, quá trình bảo dưỡng bê tông và vệ sinh máy móc, thiết bị thi công; khối lượng khoảng 1,2 m3/ngày; thành phần chủ yếu là chất lơ lửng.

- Nước mưa chảy tràn: phát sinh do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xây dựng trạm biến áp và móng đường dây; khối lượng trong ngày mưa lớn nhất khoảng 130,22m3/ngày; thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng.

- Bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động thi công đào đắp đất, san lấp, phương tiện vận chuyển;

- Tiếng ồn độ rung: phát sinh do máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng; khối lượng tại thời điểm lớn nhất khoảng 91kg/ngày; thành phần các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,...

- Chất thải rắn xây dựng: phát sinh do việc bóc bỏ lớp phủ thực vật, đào đắp, nguyên vật liệu dư thừa; khối lượng khoảng 1.650,75 m3 lớp phủ thực vật, nguyên vật liệu dư thừa khoảng 3 tấn, các loại khác khoảng 100kg.

- Chất thải nguy hại: Phát sinh từ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy móc, phương tiện thi công; khối lượng dầu mỡ khoảng 5-10 kg/tháng, dẻ lau dính dầu, bao bì đựng sơn,… khoảng 11,5- 23,5 kg/tháng.

- Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (tuy không lớn) cho việc xây dựng các hạng mục dự án làm giảm quỹ đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích thu hồi đất xây dựng trạm biến áp và đường vào trạm khoảng 4.647,1 m2, diện tích thu hồi xây dựng móng trụ, mương cáp tuyến đường dây khoảng 182,24 m2.

  1. Giai đoạn vận hành:

Các nguồn gây tác động chính gồm:

- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân vận hành, công nhân sửa chữa, bảo dưỡng dự án, …

- Nước phát sinh do hoạt động phòng cháy chữa cháy; khối lượng chỉ phát sinh khi có sự cố cháy xảy ra; thành phần có thể có dầu mỡ do rò rỉ, rơi vãi, …

- Nước mưa chảy tràn: Phát sinh do nước mưa chảy tràn trong trạm biến áp; khối lượng phát sinh lớn nhất khoảng 130,0m3/ngày, …

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do hoạt động của công nhân vận hành dự án; khối lượng ít; thành phần các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa, ....

- Chất thải nguy hại: phát sinh từ hoạt động sửa chữa hoặc bảo dưỡng định kỳ dự án; thành phần khối lượng khoảng 79,8 kg/năm; gồm dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn, …

- Độ rung, tiếng ồn: Phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành dự án; chỉ xảy ra trong khuôn viên của TBA.

Chi tiết các tác động cụ thể cũng như biện pháp giảm thiểu vui lòng xem trong hồ sơ ĐTM chi tiết đính kèm.

Kết quả tham vấn dự án Trạm 110kV Thạnh Phước và ĐD 110kV trạm 110kV Thạnh Phước – trạm 220kV Tân Uyên, tỉnh Bình Dương