Tp rạch giá đến huyện gò quào bao nhiêu kim năm 2024

Sông bắt nguồn từ kênh Thị Đội, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.

Sông có chiều dài khoảng 60 km, lòng sông rộng từ 200 m đến 500 m, ra đến cửa biển mở rộng đến 2 km. Độ sâu thay đổi từ 6 đến 15 m. Sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên và giữa huyện Châu Thành.

Do sông Cái Lớn nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng nên không có nguồn cấp nước, thuỷ chế và lưu lượng của sông hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa tại chỗ và một phần nước sông Hậu chảy qua. Mùa khô không có nguồn cấp nước, mực nước nội địa thấp, nước mặn tràn sâu vào nội địa trên 3 km. Đến mùa mưa, mực nước sông cao, lưu lượng khá lớn (trên 522 m3/s), sông được ngọt hóa trở lại. Hai bên sông có khoảng 15 nhánh lớn là các rạch, kênh rạch, kênh đào, hoặc để thoát nước cho rừng U Minh (Xếp Ba Tàu, Xẻo Cạn, Xẻo Ngào, Nước Trong, Ngan Dừa, Hốc Hoả,...) hoặc nối thông với sông Cái Bé (Nước Đục, Cái Su, Cái Bằng Lớn, Gò Quao, Tắc Cậu,...).

Huyện Gò Quao có diện tích 439,51 km², dân số năm 2020 là 133.776 người, mật độ dân số đạt 304 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Gò Quao có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Gò Quao (huyện lỵ) và 10 xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy.

Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn Gò Quao Xã Định An Xã Định Hòa Xã Vĩnh Tuy Xã Vĩnh Thắng Xã Vĩnh Phước A Xã Vĩnh Phước B Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc Xã Vĩnh Hòa Hưng Nam Xã Thủy Liễu Xã Thới Quản Diện tích (km²) 21,70 36,10 51,19 34,42 33,83 44,50 27,55 47,77 48,17 37,89 54,64 Dân số (người) 10.093 17.992 15.27 11.038 6.914 8.263 7.548 13.671 15.416 11.302 16.269 Mật độ dân số (người/km²) 465 498 298 320 204 186 273 286 320 298 298 Số đơn vị hành chính 6 khu phố 11 ấp 10 ấp 8 ấp 6 ấp 9 ấp 6 ấp 11 ấp 12 ấp 9 ấp 10 ấp

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp lập quận Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm 2 tổng là: tổng Kiên Định có 5 làng, tổng Thanh Biên có 7 làng.

Ngày 24 tháng 11 năm 1925, chuyển tổng Thanh Biên sang quận An Biên, quận Gò Quao còn lại tổng Kiên Định.

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên quận Gò Quao thành quận Kiên Hưng thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập.

Năm 1961, lại giao quận Kiên Hưng về cho tỉnh Chương Thiện quản lý.

Về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam), tên huyện Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá vẫn được duy trì cho tới năm 1975.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Rạch Giá lúc bấy giờ vẫn đặt huyện Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 2 năm 1976, Gò Quao trở thành tên huyện của tỉnh Kiên Giang, bao gồm 7 xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Phước và Vĩnh Tuy.

Ngày 10 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 109-HĐBT về việc chia xã Vĩnh Hoà Hưng thành 4 xã: Vĩnh Hoà Hưng, Vĩnh Hoà Thạnh, Vĩnh Hoà Dũng và Vĩnh Hiệp Hoà.

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT về việc:

  • Chia xã Vĩnh Tuy thành 3 xã: Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng và Vĩnh Hùng
  • Chia xã Thới Quản thành 2 xã: Thới Quản và Thới An
  • Chia xã Thủy Liễu thành 2 xã: Thủy Liễu và Thủy Tiến
  • Chia xã Định Hoà thành 2 xã: Định Hoà và Định Thành
  • Chia xã Định An thành 2 xã: Định An và Tân Hoà Lợi
  • Chia xã Vĩnh Phước thành 3 xã: Vĩnh Phước, Phước Tân và Phước An.

Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT về việc giải thể 8 xã: Vĩnh Thắng, Vĩnh Hùng, Thới An, Thủy Tiến, Định Thành, Tân Hòa Lợi, Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Hòa Thạnh, Vĩnh Hòa Dũng, Vĩnh Hiệp Hòa và Phước Tân để thành lập thị trấn Gò Quao và 2 xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam.

Huyện Gò Quao lúc này bao gồm thị trấn Gò Quao và 8 xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Phước, Vĩnh Tuy.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 23-CP về việc chia xã Vĩnh Phước thành 2 xã: Vĩnh Phước A và Vĩnh Phước B.

Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập xã Vĩnh Thắng trên cơ sở 3.383 ha diện tích tự nhiên và 10.325 nhân khẩu xã Vĩnh Tuy.

Cuối năm 2004, huyện Gò Quao bao gồm thị trấn Gò Quao và 10 xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Định Hòa, Thới Quản, Định An, Thủy Liễu, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh 280 ha diện tích tự nhiên và 1.230 nhân khẩu của xã Vĩnh Phước B về thị trấn Gò Quao quản lý.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  • Tổng cục Thống kê
  • “Quyết định 109-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 10 tháng 10 năm 1981.
  • “Quyết định 107-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn Kiến Lương thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 9 năm 1983. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015. Quyết định 92-HĐBT năm 1988 về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành để mở rộng địa giới thị xã Rạch Giá; thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, An Minh, Gò Quao, Hòn Đất; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Tiên và huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang