Đánh giá rút canuyn mở khí quản năm 2024

Mở khí quản (MKQ) là một thủ thuật mở một đường thở qua khí quản, thay vì không khí từ ngoài phổi qua đường hô hấp trên vào phổi thì không khí vào phổi qua lỗ mở khí quản. Mục đích thường là khai thông đường thở, làm giảm khoảng chết giải phẫu, tạo điều kiện chăm sóc dễ dàng, tăng hiệu quả hút đờm và chỉ định trong các trường hợp cần thở máy dài ngày. Một số Người bệnh có thể phải mang canuyn MKQ thời gian dài sau khi ra viện, tuy nhiên đa phần Người bệnh MKQ được rút canuyn MKQ khi hết chỉ định, phản xạ ho tốt. II. CHỈ ĐỊNH - Người bệnh ho khạc tốt. - Người bệnh tự thở tốt, không còn suy hô hấp, không có dấu hiệu nhiễm trùng III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Không có chống chỉ định tuyệt đối - Các biến chứng gây khó thở thanh quản: sùi, sập sụn khí quản, gây hẹp thanh khí quản, liệt dây thanh, phù nề thanh quản gây mở hẹp đóng không kín thanh quản IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - 01 bác sỹ chuyên ngành hồi sức, chống độc: ra chỉ định, thực hiện kỹ thuật và theo dõi phát hiện và xử trí biến chứng. Một số biến chứng cần thêm 1 bác sỹ chuyên ngành hồi sức, chống độc phụ giúp xử trí. - 01 – 2 điều dưỡng phụ giúp bác sỹ. 2. Phương tiện − Dụng cụ đặt nội khí quản và bộ mở khí quản, máy hút, hệ thống thở ôxy, máy theo dõi SpO2, nhịp tim, huyết áp (monitor), xe dụng cụ cấp cứu − Bộ dụng cụ thay băng − Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn − Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân 3. Người bệnh - Giải thích lý do và quy trình tiến hành cho người nhà Người bệnh hoặc trực tiếp cho Người bệnh nếu Người bệnh còn tỉnh táo - Đặt đường truyền tĩnh mạch - Hút sạch đờm trong họng, miệng, mũi - Hút đờm trong khí quản – phế quản - Tháo bóng ống canuyn MKQ, tháo dây buộc cố định. 4. Hồ sơ bệnh án - Ghi chép hồ sơ lý do và chỉ định rút canuyn MKQ - Ghi chép đầy đủ trong hồ sơ quá trình tiến hành rút canuyn MKQ, theo dõi và biến chứng-xử trí nếu có

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra: hồ sơ, Người bệnh và các xét nghiệm. Chỉ tiến hành khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và Người bệnh đồng ý 2. Thực hiện kỹ thuật − Vệ sinh, sát trùng da quanh lỗ mở khí quản. − Rút ống canuyn MKQ. − Băng gạc mỏng trên lỗ MKQ. − Quan sát Người bệnh: sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở (trên máy theo dõi), tiếng rít thanh quản. VI. THEO DÕI − Cho bệnh thở oxy qua mũi hoặc qua mặt nạ mặt − Theo dõi: + Mạch, huyết áp, nhịp thở, ý thức, SpO2 15 phút/ lần trong 2giờ đầu + Sau đó theo dõi 2-3 giờ/lần trong 24 giờ − Khí dung nếu có chỉ định VII. BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ - Khó thở thanh quản có thể xảy ra ngay sau khi rút ống do phù nề thanh quản và thanh môn. + Xử trí: . Khí dung Adrenalin, . Nếu không kết quả: đặt nội khí quản hoặc mở khí quản lại - Nói không rõ và nói khó do rò khí ở lỗ mở khí quản. - Vết mở khí quản lâu liền hoặc sẹo liền xấu. - Khó thở do hẹp khí quản. - Hẹp hoặc polyp khí-phế quản: soi khí-phế quản điều trị

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012), ―Mở khí quản qua da‖, Hồi sức cấp cứu, Nxb Khoa học kỹ thuật.

Anh Quang, 34 tuổi, liệt nửa người sau đột quỵ, phải đeo ống mở khí quản ở cổ (canuyn) để duy trì sự sống, 9 tháng sau ống nghẹt gây khó thở, nguy cơ cao nhiễm trùng.

Anh có tiền sử động kinh, khả năng nhận thức hạn chế, sức khỏe yếu sau đột quỵ, có nguy cơ đeo ống mở khí quản suốt đời, sinh hoạt phụ thuộc bố mẹ. 9 tháng qua, bố đưa anh đến nhiều bệnh viện nhưng vẫn chưa được rút ống vì nguy cơ biến chứng sau mổ rất cao, như nhiễm trùng, tắc ống, tái hẹp, hoại tử thủng thanh khí quản…

Ông Dũng, bố của anh Quang, đưa con đến Bệnh viện Tâm Anh TP HCM khám vào tháng 12 với hy vọng được tháo ống mở khí quản. PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tai Mũi Họng, cho biết anh Quang có sẹo hẹp khí quản do đặt ống mở khí quản lâu ngày, cộng thêm các u hạt khí quản bên trong. Bệnh nhân hạn chế về mặt nhận thức, không thể khạc đờm hay tập thở – thao tác cần thiết với trường hợp đeo ống mở khí quản, nên khả năng phát sinh biến chứng sau mổ rất cao.

“Sẹo hẹp khí quản đến nay vẫn là thách thức trong điều trị tai mũi họng”, Phó giáo sư Thủy nói, thêm rằng tình trạng này do chấn thương khí phế quản hoặc phải mở kéo dài gây tổn thương, hẹp nên rất khó rút ống. Thở qua lỗ mở ở cổ khiến không khí không được lọc qua đường mũi họng như thông thường, dễ nhiễm trùng, viêm phổi tái diễn nhiều lần, nguy cơ ngạt thở khi côn trùng, dị vật rơi vào nếu không có băng gạc che chắn.

Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, ê kíp phẫu thuật quyết định giải quyết tình trạng sẹo hẹp, đánh giá đáp ứng của bệnh nhân, sau đó mới quyết định tháo bỏ ống mở khí quản hay không.

Phó giáo sư Trần Phan Chung Thủy xem hồ sơ trước khi mổ cho anh Quang. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh (hình ảnh TA bổ sung sau, VNE sẽ xem xét hình ảnh sau khi có)

Theo Phó giáo sư Thủy, tái tạo khí quản là kỹ thuật khó, cần sự phối hợp của khoa gây mê và tai mũi họng. Tính chất sẹo hẹp và u hạt rất dễ tái phát, nên rất khó để rút ống mở khí quản cho bệnh nhân. Nhờ hệ thống máy cắt đốt, vi phẫu hiện đại, cầm máu trong lúc mổ, bác sĩ cắt u hạt và sẹo hẹp, nong khí quản, tái tạo đường thở thông thoáng cho bệnh nhân.

ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, Trung tâm Tai Mũi Họng, cho biết nội soi kiểm tra sau mổ cho thấy mô hạt không mọc lại, khí quản không tái hẹp. Anh Quang được phẫu thuật tháo bỏ ống mở khí quản sau hai tuần. Hậu phẫu, anh thở được bằng mũi, tập vật lý trị liệu hồi phục vận động, giọng nói.

Bác sĩ Phát kiểm tra vết mổ của bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Trên thực tế, một số bệnh nhân được bác sĩ khuyên chấp nhận đeo ống mở khí quản cả đời, thường là người phải thở máy, đặt nội khí quản kéo dài, bệnh nhân trải qua chấn thương sọ não, dập não, viêm phổi, đau tim cục bộ, đột quỵ nghiêm trọng…

Đặt ống mở khí quản là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả tại thời điểm đó. Tuy nhiên, người bệnh đeo ống mở khí quản dài ngày thường gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đeo ống mở khí quản càng lâu, khả năng tháo bỏ càng khó.

Phó giáo sư Thủy khuyến nghị người bệnh đeo ống mở khí quản có các triệu chứng bất thường như nhiễm trùng, sốt cao, ho nhiều, đờm nhớt tăng nhiều hoặc có lẫn máu, mủ, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được xử lý sớm, tránh biến chứng.

Khi nào thì rút được canuyn mở khí quản?

Chỉ định rút ống mở khí quản khi: Người bệnh ho khạc tốt. Người bệnh tự thở tốt, không còn suy hô hấp, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Khi nào có thể rút ống nội khí quản?

Khi nào người bệnh được rút ống nội khí quản? Chỉ định rút ống nội khí quản khi: Người bệnh tự thở tốt và không còn tình trạng suy hô hấp. Người bệnh hết chỉ định thở máy qua ống nội khí quản.

Trước khi hút đờm qua ống nội khí quản mộ khi cần kiểm tra yếu tố gì ở ống nội khí quản mở khí quản?

Chăm sóc nội khí quản đúng cách: đảm bảo vô trùng khi hút đờm, áp lực bóng nội khí quản 20-30cmH2O, kiểm tra áp lực bóng 2 lần/ngày, xả bóng cách quãng tránh gây thiếu máu niêm mạc khí quản gây sẹo hẹp khí quản. Theo dõi sát, phát hiện dấu tắc nghẽn, tắc ống, tụt ống để xử lý kịp thời.

Mở khí quản sống được bao lâu?

Lỗ mở khí quản (còn gọi là lỗ thở) là một đường thông khí đưa không khí đi vào thẳng khí quản mà không qua đường mũi họng. Lỗ thở này có thể tồn tại tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Chủ đề