Đánh giá quá trình thực hiện đường lối đối ngoại năm 2024

Ngày 14-9, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cho biết nhiều nước đối tác và bạn bè đánh giá cao đường lối đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trao đổi với phóng viên, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ, sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, qua tiếp xúc với các đại sứ ở Liên hợp quốc, có thể thấy rằng các nước đánh giá cao đường lối chính sách đối ngoại tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam và việc hai nước nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam hiện có một vị thế hết sức quan trọng ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho hay các nước quan tâm tới nội hàm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ, mong đợi quan hệ hai nước sẽ góp phần vào việc đảm bảo, củng cố và duy trì hòa bình, an ninh khu vực cũng như thế giới vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Đại sứ nhấn mạnh qua trao đổi, Việt Nam luôn khẳng định việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ nằm trong chủ trương và đường lối chính sách đối ngoại chung của Việt Nam, đó là độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Việt Nam khẳng định và các nước cũng tin tưởng rằng việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng hai nước có nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác hơn nữa. Trong suốt thời gian kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, cũng như từ khi xác lập quan hệ đối tác toàn diện 10 năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ chia sẻ quan điểm và lợi ích chung trong nhiều vấn đề tại các diễn đàn đa phương như giải trừ quân bị, chống khủng bố, đảm bảo hòa bình và an ninh tại nhiều khu vực trên thế giới, cũng như trong vấn đề phát triển nói chung.

Với việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện cùng các nội hàm của mối quan hệ này, như ghi nhận trong Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ, hợp tác giữa hai nước trong giải quyết các vấn đề toàn cầu là một trong những nội hàm quan trọng. Việc nâng cấp quan hệ sẽ mở ra cho Việt Nam và Hoa Kỳ nhiều cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tại các diễn đàn đa phương trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu như chống biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững....

Đây là những nội dung hai nước sẽ có nhiều dịp trao đổi nhằm thúc đẩy và triển khai hiệu quả Tuyên bố chung trong thời gian tới. Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam và Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc đang xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể để hợp tác chặt chẽ hơn, phối hợp hiệu quả hơn.

TTXVN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.

Phê phán luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

Với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta, lợi dụng internet và mạng xã hội, thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức phản động đã “mượn gió bẻ măng”, lộng ngôn xuyên tạc, phủ nhận thành quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Kiên định đường lối đối ngoại vì công lý và lẽ phải

Chiều 5-11, cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, lưu ý và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

QPTĐ-Trong 5 năm qua, tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn tận dụng được thời cơ, hóa giải được thách thức, tiếp tục tạo những kết quả toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Trong tổng thể các thành tựu của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của đối ngoại và hội nhập quốc tế.

.jpg)

Triển lãm thành tựu đối ngoại qua các thời kỳ. (Ảnh: Internet)

Dấu ấn trong công tác đối ngoại

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 14/12/2021, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị Đối ngoại toàn quốc nhằm quán triệt sâu sắc, toàn diện đường lối, chủ trương, quan điểm về đối ngoại của Đảng, nhất là những nội dung mới, thể hiện sự phát triển về tư duy đối ngoại của Đảng ta trong quá trình phát triển mới của đất nước, tạo nhận thức thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự đồng lòng của người Việt Nam ở nước ngoài và tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Từ đó, cụ thể hóa và tổ chức bằng các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Việt Nam là đất nước độc lập, tự cường, luôn có khát vọng và tầm nhìn phát triển, có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở. Vì vậy, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến ứng vạn biến"; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế. Qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy, nâng tầm được cả thế và lực nhất định, uy tín ngày càng gia tăng trên trường quốc tế, đã tạo ra những tiền đề quan trọng và vị thế thuận lợi để phát triển.

Trong đó, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước, đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị, đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát huy vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa; chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Chiến lược đối ngoại của Việt Nam đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn kết hài hòa, chặt chẽ, có hiệu quả với đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đặt sự phát triển của đất nước vào dòng chảy của thời đại, từ đó xây dựng, triển khai các đường lối, chính sách phù hợp, phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá và dự báo đúng tình hình trong nước và quốc tế, tinh thần không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia-dân tộc và xu thế thời đại.

Thành công trong công tác đối ngoại còn là kinh nghiệm trong việc nắm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước, từ phá thế bao vây cấm vận, tiến tới chủ động thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, thiết lập các khuôn khổ hợp tác bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.

Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ đổi mới là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cùng với đó, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Chủ đề