Đánh giá mức độ đau sau mổ năm 2024

Thời gian (khởi phát, độ dai dẳng [dù liên tục hay không liên tục], kiểu và mức độ thay đổi cũng như tần suất các lần thuyên giảm, thời gian)

  • Chất lượng (ví dụ: buốt, âm ỉ, quặn, bỏng rát, nhức nhối, cơn đau nhói)
  • S Mức độ nghiêm trọng
  • Vị trí (cục bộ, lan tỏa, sâu, nông)
  • Hướng lan
  • Các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm bớt

Thông tin từ bệnh sử và khám thực thể giúp hướng dẫn lựa chọn các xét nghiệm cận lâm sàng và kiểm tra hình ảnh để xác định các nguyên nhân có thể gây đau.

Bác sĩ lâm sàng nên đánh giá mức độ chức năng của bệnh nhân và ảnh hưởng của cơn đau đối với chức năng, trong đó tập trung vào các hoạt động hàng ngày (ví dụ: mặc quần áo, tắm), công việc, giải trí và các mối quan hệ cá nhân (kể cả tình dục).

Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đau mãn tính thường có thể làm sáng tỏ vấn đề hiện tại. Xem xét liệu rằng các thành viên trong gia đình đã duy trì lâu dài chứng đau mãn tính (ví dụ như liên tục hỏi về sức khoẻ của bệnh nhân.

Ở một số bệnh nhân, lợi ích thứ phát (lợi ích bên ngoài, ngẫu nhiên do tình trạng bệnh lý — ví dụ, thời gian nghỉ, trợ cấp tần tật) có thể góp phần gây đau hoặc gây tàn tật liên quan đến đau.

Nên đánh giá mức độ đau trước và sau các can thiệp có thể gây đau đớn. Ở bệnh nhân có thể giao tiếp bằng nói miệng, tự báo cáo là tiêu chuẩn vàng, và các dấu hiệu bên ngoài của đau hoặc phiền muộn (ví dụ khóc, nhăn nhó, run) là thứ yếu. Đối với bệnh nhân gặp khó khăn giao tiếp và với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không dùng lời nói (hành vi và đôi khi sinh lý) là nguồn thông tin chính.

  • Thang phân loại bằng lời nói (ví dụ: nhẹ, trung bình, nặng)
  • thang điểm
  • Thang điểm Visual Analog Scale (VAS)

Đối với thang số, bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ đau của họ từ 0 đến 10 (0 \= không đau; 10 \= "Cơn đau tồi tệ nhất từ trước đến bây giờ"). Đối với VAS, bệnh nhân đánh dấu mức độ đau của họ trên thang 10 cm chưa đánh dấu với phía bên trái có nhãn "không đau" và bên phải có nhãn "đau không chịu nổi". Điểm số đau là khoảng cách bằng mm từ đầu bên trái của đường thang. Trẻ em và bệnh nhân có hạn chế học vấn hoặc các vấn đề phát triển tâm thần đã biết có thể lựa chọn từ thang hình ảnh của khuôn mặt, từ mỉm cười đến nhăn nhó do đau hoặc từ những trái cây có kích cỡ khác nhau để truyền đạt nhận thức về mức độ đau. Khi ước lượng đau, người khám nên cụ thể một khoảng thời gian (ví dụ: "trung bình trong tuần vừa qua").

Một số thang điểm đánh giá mức độ đau thường dùng

Đối với Thang Đau Chức Năng, người khám cần giải thích rõ ràng cho bệnh nhân rằng những hạn chế về chức năng có liên quan đến việc đánh giá chỉ khi chúng gây ra bởi cơn đau đang được đánh giá; mục đích điều trị nhằm giảm đau càng nhiều càng tốt, ít nhất đến mức độ chấp nhận được (0-2).

Được điều chỉnh từ Ban Hội Thiếu Niên Hoa Kỳ (AGS) về Đau mãn tính ở Người lớn tuổi: Quản lý đau mãn tính ở người cao tuổi. Tạp chí Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ 46: 635-651, 1998; sử dụng với sự cho phép; từ Gloth FM III, Scheve AA, Stober CV, et al: Thang đau chức năng (FPS): Độ tin cậy, tính hợp lệ và đáp ứng trong quần thể người cao tuổi. Tạp chí Hiệp hội Giám đốc Y khoa Hoa Kỳ 2 (3): 110-114, 2001; và từ Gloth FM III: Đánh giá. Trong Sổ tay Giảm đau ở Người lớn tuổi: Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, do FM Gloth biên soạn. Totowa (NJ), Humana Press, 2003, tr. 17; sử dụng với sự cho phép; bản quyền © FM Gloth, III, 2000.

Hiện tại, vẫn chưa có công cụ đánh giá chuẩn hóa giúp đánh giá tình trạng đau khi sử dụng các thuốc phong bế thần kinh cơ hỗ trợ thở máy.

Nếu bệnh nhân được cho thuốc an thần, có thể điều chỉnh liều cho đến khi không có bằng chứng về ý thức. Trong những trường hợp như vậy, thuốc giảm đau đặc hiệu là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã dùng an thần nhưng vẫn tiếp tục có bằng chứng về trạng thái tỉnh táo (ví dụ: chớp mắt, một số chuyển động mắt làm được theo lệnh), cân nhắc điều trị đau thường dựa trên việc ước lượng giữa bệnh lý căn nguyên với mức độ đau (ví dụ: bỏng, chấn thương). Sử dụng trước thuốc giảm đau hoặc gây tê nếu cần phải làm thủ thuật có thể gây đau (ví dụ như di chuyển bệnh nhân ra khỏi mặt giường).

Đánh giá mức độ đau sau mổ năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Giảm đau sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, sớm hồi phục sau mổ.

1. Đau sau phẫu thuật là gì?

Đau sau phẫu thuật là phản ứng đau do tổ chức bị phẫu thuật can thiệp và xuất hiện sau khi mổ. Mức độ đau sau mổ phụ thuộc vào tính chất và mức độ phẫu thuật, kỹ thuật mổ và khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Thông thường, các phẫu thuật can thiệp bằng nội soi thường đau ít hay thậm chí là không đau. Trong những trường hợp phẫu thuật nặng hơn thường đau liên tục trong vài ngày đầu. Ngoài ra, mức độ đau sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Vị trí phẫu thuật: Phẫu thuật ngực và bụng trên > phẫu thuật bụng dưới > phẫu thuật ngoại biên và phẫu thuật bề mặt. Thời gian đau của các vị trí cũng khác nhau, đó là phẫu thuật ngực (4 ngày), phẫu thuật bụng trên (3 ngày), phẫu thuật bụng dưới (2 ngày), phẫu thuật ngoại biên và phẫu thuật bề mặt (1 ngày);
  • Từng bệnh nhân: 15% bệnh nhân không đau hoặc đau rất ít, 15% bệnh nhân đau nhiều và điều trị giảm đau thường không đủ để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

Đau sau mổ làm hạn chế vận động của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ máu tụ, tắc mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chăm sóc vết thương cũng như tập hồi phục chức năng sau phẫu thuật.

2. Các phương pháp đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật

  • Dùng thước EVA (Echelle visuelle Analogue): Là loại thước có 2 mặt, chiều dài 10cm, được đóng kín ở 2 đầu. Ở mặt không có số, một đầu ghi “không đau”, một đầu ghi “đau không chịu nổi”, trên thước có con trỏ có thể di chuyển được để chỉ mức độ đau mà bệnh nhân cảm nhận được. Mặt còn lại có chia vạch là 0 - 100, đầu 0 tương ứng với “không đau”, đầu 100 tương ứng với “đau không chịu nổi”. Đây là dụng cụ đơn giản nhất để đánh giá mức độ đau. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc giảm đau khi giá trị đau từ 30 trở lên;
  • Dùng thang điểm số: Bệnh nhân tự nêu một số tương ứng với mức độ đau mà họ cảm nhận, con số trong khoảng 0 - 100. Số 0 là bệnh nhân không đau, số 100 là bệnh nhân đau không chịu nổi;
  • Dùng thang chia mức độ: Thang có các giá trị là 0 - không đau, mức 1 - đau mức độ ít, mức 2 - đau mức độ trung bình và mức 3 - đau mức độ nhiều.

Đánh giá mức độ đau sau mổ năm 2024

3. Vai trò của giảm đau sau phẫu thuật

Giảm đau sau phẫu thuật là một biện pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như:

  • Giúp bệnh nhân dễ chịu về thể xác và tinh thần;
  • Giúp người bệnh lấy lại trạng thái cân bằng tâm - sinh lý;
  • Nâng cao chất lượng điều trị: Giúp vết thương chóng lành, giảm nguy cơ bội nhiễm vết thương sau mổ, vận động sớm hơn, giảm nguy cơ tắc mạch, rút ngắn thời gian nằm viện;
  • Giúp bệnh nhân sớm hồi phục sau mổ, có thể tự chăm sóc bản thân;
  • Người bệnh sớm tập phục hồi chức năng;
  • Tránh diễn tiến thành đau mạn tính;
  • Mang ý nghĩa nhân đạo.

4. Các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật

Lựa chọn kỹ thuật giảm đau sau mổ phụ thuộc vào mức độ đau, vị trí đau, đau khi nghỉ ngơi hay khi vận động, tiền sử bệnh nhân, thời điểm tập phục hồi chức năng,... Các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật thường được áp dụng là:

  • Đường uống: Dùng thuốc giảm đau không thuộc họ morphine. Ưu tiên dùng thuốc khi phục hồi nhu động ruột, thường sử dụng cho bệnh nhân phẫu thuật về trong ngày. Bệnh nhân có thể sử dụng paracetamol, kháng viêm không steroid (NSAID - tốt hơn paracetamol trong phẫu thuật hàm mặt, xương khớp, sản khoa nhưng có nhiều tác dụng phụ), kết hợp paracetamol và NSAID,... Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ;
  • Dùng thuốc ngoài đường uống: Đường tĩnh mạch dùng các thuốc giảm đau không thuộc họ morphine (gồm paracetamol và NSAID); đường dưới da dùng các thuốc thuộc họ morphine và đường tiêm bắp nên bỏ vì gây đau sau khi tiêm và gây khối máu tụ sau tiêm do dùng thuốc chống đông sau mổ. Liều lượng thuốc, loại thuốc, đường dùng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng: Có tác dụng giảm đau tốt hơn dùng đường tĩnh mạch và đường dưới da. Có thể chỉ sử dụng morphine hoặc kết hợp thuốc thuộc họ morphine tan nhiều trong mỡ với thuốc tê và/hoặc clonidine. Loại thuốc và liều dùng phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể;
  • Đặt catheter gây tê đám rối thần kinh hoặc thân thần kinh: Áp dụng ở chi, thường đặt catheter bơm thuốc lặp lại hoặc truyền liên tục để kéo dài thời gian giảm đau sau mổ;
  • Tiêm thuốc vào ổ khớp: Thực hiện cuối phẫu thuật nội soi khớp gối hay khớp vai, sau khi đã hút khô dịch;
  • Dùng thuốc đường hậu môn: Loại thuốc và liều dùng tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Tất cả các phương pháp giảm đau đều có ưu điểm và hạn chế. Bác sĩ cần cân nhắc lựa chọn phương pháp giảm đau sau phẫu thuật phù hợp cho bệnh nhân.

Sau phẫu thuật bao lâu thì hết đau?

Thế nào là đau dai dẳng sau phẫu thuật? Thông thường, đau cấp tính liên quan đến phẫu thuật có thể được giải quyết hiệu quả bằng bằng điều trị đau đa mô thức (phối hợp thuốc truyền, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, gây tê thần kinh, gây tê tiêm thấm vết mổ...). Đau cấp tính sẽ hết sau 7 - 10 ngày.

Giảm đau đa mổ thức là gì?

Giảm đau đa mô thức Đây là chiến lược giảm đau dựa trên nền tảng phối hợp đồng thời nhiều nhóm thuốc giảm đau với cơ chế khác nhau gồm các opioid NSAIDs và các thuốc khác (thuốc gây tê, các thuốc giảm đau thần kinh) [8].

Sau mổ uống thuốc giảm đau gì?

Giảm đau đa mô thức Opioid được chỉ định cho tất cả các trường hợp đau sau phẫu thuật từ trung bình đến nặng và là cũng nhóm thuốc trung tâm trong giảm đau sau phẫu thuật. Hiện nay, đường tiêm tĩnh mạch (IV) các opioid như morphin, meperidin, fentanyl, hydromorphon được dùng phổ biến nhất trên lâm sàng gây mê hồi sức.

Tại sao mổ lại đau?

Phẫu thuật là một can thiệp xâm lấn đến cơ thể gây nên phản ứng đầu tiên là viêm ngay tại vùng phẫu thuật. Ngoài ra, phẫu thuật có thể còn liên quan đến các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác. Vì vậy đau dai dẳng và đau mãn tính sẽ xuất hiện khi vết thương tại chỗ đã được hàn gắn thành sẹo.