Đánh giá về lăng khải định năm 2024

Lăng mộ vua Khải Định là một trong số các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào năm 1993. Lăng vua Khải Định (1885-1925) tọa lạc trên núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng được đánh giá là lăng mộ có kiến trúc nổi bật nhất, là công trình xây dựng cuối cùng của triều Nguyễn (1802-1945).

Vua Khải Định chọn vị trí lăng theo phong thuỷ truyền thống. Vị trí lăng nằm trên triền núi Châu Chữ, phía trước có một quả đồi thấp làm tiền án; có núi Chóp Vung và Kim Sơ trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ" (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải);

Toàn cảnh lăng Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Suối Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường". Núi Châu Chữ, vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng, được nhà vua đổi tên thành Ứng Sơn. Lăng cũng được đặt tên theo tên núi, gọi là Ứng Lăng.

Chân dung Hoàng đế Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Khải Định là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng và hoàn thiện nhiều cung điện, công trình trong Hoàng thành Huế. Ông là vị vua cuối cùng xây dựng lăng tẩm cho chính mình. Năm 1920, tức mới chỉ 35 tuổi ông đã bắt đầu xây dựng Ứng Lăng để làm nơi yên nghỉ của mình. 5 năm sau khi bắt đầu xây lăng, Khải Định băng hà. Đến 6 năm sau khi ông mất, tức mất đến 11 năm, Ứng Lăng mới hoàn thiện năm 1931 bởi con trai ông, hoàng đế Bảo Đại.

Tượng đá quan văn võ trong sân chầu lăng Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Ứng Lăng có diện tích khiêm tốn hơn lăng của các vị vua nhà Nguyễn khác. Lăng chỉ có kích thước 117 m x 48.5 m nhưng lại được thiết kế và xây dựng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Vua Khải Định đã cho người sang Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản mua vật liệu từ sắt, thép, mái ngói cho đến đồ sứ, thủy tinh màu... để xây dựng và trang trí công trình.

Cổng Nghi Môn by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cổng Nghi Môn được trang trí long vân tinh xảo, để vào gian chính của lăng sẽ phải bước lên 127 bậc.

Cổng Nghi Môn nhìn từ sân Bái Đính by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bi Đình của Ứng Lăng by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bi Đình của Ứng Lăng là một ngôi đình hình bát giác, trong chứa bia đá cao 3,1 m.

Một góc Bi Đình, nhìn từ sân cung Thiên Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bia đá trong Bi Đình (nhà bia) by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bia đá trong Bi Đình tạc các dòng công trạng của vua Bảo Đại viết về vua Khải Định.

Tượng đá quan văn võ trong sân chầu lăng Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hai bên trái và phải của Bi Đình là hai cột Trụ Biểu, tượng trưng cho hai ngọn nến soi sáng linh hồn của vua ở thế giới bên kia.

Tượng đá sân chầu lăng Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Tượng đá được tạc đúng tỉ lệ 1:1 như người thật.

Cầu thang rồng dẫn lên sân cung Thiên Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cung Thiên Định nằm ở tầng thứ 5, cao nhất trong quần thể lăng.

Cầu thang có lan can rồng để lên cung Thiên Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cầu thang với lan can rồng để lên cung Thiên Định.

Cung Thiên Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Sự du nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình trong lăng Khải Định. Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo; Hàng rào như những cây thánh giá; Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Chính diện cung Thiền Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Đây là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.

Nội thất điện Khải Thành, phòng thờ của vua by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh hết sức tinh xảo.

Vật dụng điện Khải Thành by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hoa văn trang trí trên khám thờ by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hoa văn trang trí trên khám thờ ghép bằng sành sứ và thủy tinh, chính giữa là hình long - vân, xung quanh là các hình tứ quý, bát bửu, ngũ phúc.

Tượng đồng vua Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng ngồi trên ngai vàng được đúc theo tỉ lệ 1:1 tại Pháp năm 1922.

Trần mộ vua Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Trần mộ vua, với Bửu Tán được đúc bằng bê tông cốt thép tinh xảo nặng gần một tấn.

Chi tiết long - vân trên trần lăng (1920/1931) by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

3 bức "Cửu Long Ẩn Vân" lớn nhất Việt Nam được trang trí trên trần chánh điện của Cung Thiên Định.

Cột và tường trong gian mộ by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Gian mộ vua có các chi tiết ghép bằng hàng nghìn miếng sành, sứ, thuỷ tinh tạo nên các hoa văn long - vân, các câu đối, hoạ tiết trang trí hết sức tinh xảo.

Hoa văn trang trí cột by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Họa tiết trang trí trên các cột được ghép từ các mảnh sành sứ, theo hình hoa lá cỏ cây

Đèn trang trí nội thất lăng Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Mỗi vật dụng trang trí trong lăng đều được làm rất cầu kỳ, chi tiết.

Toàn cảnh lăng Khải Định by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Lăng Khải Định là một công trình nghệ thuật và kiến trúc có giá trị, làm phong phú và đa dạng hóa quần thể ăng mộ hoàng gia ở Huế.

Credits: All media

The story featured may in some cases have been created by an independent third party and may not always represent the views of the institutions, listed below, who have supplied the content.