Đánh giá cầu thủ trận chung kết wc 2008

Với việc trao quyền tổ chức vòng chung kết Euro 2008 cho Thụy Sĩ và Áo, LĐBĐ châu Âu (UEFA) đã vô tình tạo nên nhiều bất cập mà cái giá phải trả đầu tiên là Hà Lan, Ý và Pháp (cùng với Romania ở bảng C) sẽ phải loại nhau ngay từ giai đoạn một. Nghĩa là trong lúc Thụy Sĩ (bảng A), Áo (bảng B) ung dung trong vai trò hạt giống (cùng ĐKVĐ Hy Lạp và Hà Lan) thì các cường quốc bóng đá của lục địa như Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, CH Czech, Bồ Đào Nha, Thụy Điển lại phải chen chúc ở các nhóm dưới.

Mặc dù Thụy Sĩ đã góp mặt tại hai vòng chung kết của các giải đấu lớn gần nhất (Euro 2004 và World Cup 2006) nhưng đây chỉ mới là lần thứ ba họ xuất hiện ở Euro với một bảng thành tích vô cùng khiêm tốn: chưa bao giờ vượt qua được giai đoạn một với 2 trận hòa và 4 trận thua. Mặc dù Áo đã từng chơi ở 7 vòng chung kết World Cup nhưng nếu như không đứng ra đăng cai giải đấu của châu lục thì vòng chung kết Euro vẫn chỉ tồn tại trong giấc mơ của họ.

Tuy nhiên, sự thành công của Hàn Quốc (hạng 4), và một phần nào đó của Nhật Bản (vòng 2), tại World Cup 2002 đã khiến cho Áo và Thụy Sĩ mơ mộng. Và khi một đội tuyển không được đánh giá cao như Hy Lạp lại có thể đăng quang ở Euro 2004 trên đất khách, thì tại sao họ không có quyền hy vọng trên sân nhà? Đúng, trong bóng đá mọi chuyện đều có thể xảy ra nhưng cũng vẫn có những điều không thể thoát khỏi quy luật mạnh được, yếu thua.

Với những thất bại liên tiếp trong quá trình chuẩn bị, liệu có ai tin rằng đội tuyển Áo sẽ vượt qua được Đức, Croatia hay Ba Lan để chiếm một trong hai suất vào tứ kết ở bảng B? Cho dù có lạc quan đến mấy thì HLV Hickersberger vẫn buộc phải thừa nhận rằng những đối thủ kể trên có trình độ hơn hẳn đội bóng của ông. Còn Thụy Sĩ, giấc mơ của họ cũng khó có thể dọa được các ngôi sao của CH Czech, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ? Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là đối thủ quá tầm nhưng giữa Thụy Sĩ và hai đội còn lại luôn tồn tại một khoảng cách về trình độ. Dù sao, nếu phải đánh cược một trong hai đội chủ nhà có khả năng vượt qua được giai đoạn một, thì đó chỉ có thể là Thụy Sĩ.

Những chiến binh vô danh

Một yếu tố khác khiến người ta không đánh giá cao các đội chủ nhà của Euro 2008 là họ không có những ngôi sao tầm cỡ châu lục hoặc những cầu thủ có khả năng tạo nên cách biệt, giống như Hàn Quốc đã từng có Ahn Jung Hwan và Nhật là Nakamura tại World Cup 2002. Ở điểm này, Thụy Sĩ vẫn tỏ ra khá hơn Áo với những tên tuổi đã được cả châu Âu biết đến như A.Frei, Streller, Vonlanthen và Senderos. Những cầu thủ này đã có kinh nghiệm thi đấu ở các giải đỉnh cao, riêng Johan Vonlanthen đã đi vào lịch sử Euro với tư cách cầu thủ trẻ nhất ghi được bàn thắng ở các vòng chung kết. Khi ghi bàn thắng vào lưới đội tuyển Pháp tại Euro 2004, Vonlanthen chỉ mới 18 tuổi, 4 tháng và 21 ngày. Tuy nhiên, các cầu thủ này vẫn chưa bao giờ được xem là hậu duệ xứng đáng của Stephane Chapuisat, cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Thụy Sĩ.

Còn Áo thì sao? Có khi nào bạn nghe nhắc tới Roland Linz, Andreas Ivanschitz, Rene Aufhauser, Markus Weissenberger, Marin Stranzl, Martin Hiden..., những cầu thủ được xem là trụ cột trong đội hình của đội tuyển Áo? Hẳn là chưa, vậy bạn có tin rằng những cái tên này sẽ trở thành những siêu sao ở một giải đấu chỉ còn 5 tháng nữa sẽ diễn ra? Thật đáng buồn cho Herbert Prohaska, cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Áo, khi ông không thể tìm đâu ra một hậu duệ xứng đáng cho cuộc tranh tài sẽ được tổ chức tại quê nhà.

Do vậy, sẽ thật khập khiễng khi so sánh các tuyển thủ Áo và Thụy Sĩ với dàn sao, thậm chí là siêu sao, của đại đa số các đội tuyển đã giành được quyền tham dự vòng chung kết như Ý, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan.

***

Điểm qua lực lượng hai đội chủ nhà, không ít người đã tỏ ra bi quan về chất lượng chuyên môn của vòng chung kết Euro 2008. Nhưng xin đừng quá lo lắng như thế vì bất kỳ một giải đấu nào cũng phải có kẻ yếu, người mạnh. Và nếu như Bồ Đào Nha, CH Czech, Đức, Ba Lan (hoặc Croatia), Ý, Pháp (hoặc Hà Lan), Tây Ban Nha, Thụy Điển giành được quyền vào tứ kết thì liệu có còn ai nghi ngờ về chất lượng chuyên môn của giải đấu này? Hay lúc đó lại cho rằng sự vắng mặt của các đội chủ nhà sẽ khiến cho bầu không khí "xìu" xuống và các sân sẽ vắng khán giả? Đừng quá lo xa như vậy vì vé xem các trận đấu hầu như đã được bán hết và bản thân CĐV của các đội tuyển khác còn cuồng nhiệt hơn cả CĐV hai đội chủ nhà.

Cuối cùng, thành công của một giải đấu không thể không tính đến công sức của chủ nhà, mà ở điểm này thì cả Thụy Sĩ và Áo đều đang làm rất tốt cho mục tiêu chung là "chờ đợi những cảm xúc".

Trong khi chờ đợi trận đấu cuối cùng tại EURO 2020 giữa Italia và Anh, fan hâm mộ có thể điểm lại 15 thống kê đáng chú ý ở 15 trận chung kết đã qua của giải đấu này.

Bàn thắng phút 109 của Eder

6 năm sau khi Andres Iniesta ghi bàn ở phút 103 hiệp phụ trận chung kết World Cup 2010, Eder ghi bàn ở phút 109 trận chung kết EURO 2016, giúp Bồ Đào Nha thắng Pháp 1-0.

Tỉ số 2-1 nhiều nhất

Chung kết thường không phải là thời điểm để chờ đợi cơn mưa bàn thắng, nhưng trong 15 trận trước, có 5 lần kết thúc với tỉ số 2-1 là các năm 1960, 1964, 1980, 1996 và 2000.

Chỉ 1 đội bảo vệ thành công chức vô địch

Đó là Tây Ban Nha, khi họ vào chung kết 2 kỳ EURO 2008, 2012 và lần lượt giành chiến thắng trước Đức (1-0), Italia (4-0).

Tây Ban Nha là đội duy nhất bảo vệ thành công chức vô địch. Ảnh: Marca

Bao nhiêu trận phải giải quyết bằng luân lưu?

Chung kết thường căng thẳng, nhưng EURO chỉ chứng kiến lần duy nhất phải giải quyết trên chấm 11m là năm 1976, khi Tiệp Khắc thắng Tây Đức. Đó cũng là khoảnh khắc đánh dấu sự ra đời của “kiểu đá Panenka”, do Antonin Panenka thực hiện ở cú đá cuối cùng.

Đức là đội vào chung kết nhiều nhất

Mặc dù cùng vô địch Châu Âu 3 lần nhưng số lần vào đá chung kết của đội tuyển Đức nhiều hơn Tây Ban Nha. Xe tăng Đức thắng vào các năm 1972, 1980, 1996 và thất bại năm 1976, 1992, 2008.

Có bao nhiêu Bàn thắng Vàng?

Mặc dù Eder của Bồ Đào Nha ghi bàn trong hiệp phụ nhưng luật Bàn thắng Vàng đã không còn hiệu lực. EURO chỉ chứng kiến 2 Bàn thắng Vàng ở chung kết là năm 1996, khi Olivier Bierhoff ghi vào lưới Cộng hòa Czech, và năm 2000, với cú volley của David Trezeguet giúp Pháp thắng Italia.

Người hùng năm 1992

Năm 1992 là dấu mốc không thể phai mờ trong lịch sử bóng đá Đan Mạch với chức vô địch Châu Âu. Câu chuyện càng đáng nhớ hơn khi người hùng Kim Vilfort – ghi 1 bàn trong chiến thắng 2-0 trước Đức, từng 2 lần rời điểm tập trung của đội vì con gái được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.

Những đội ra mắt xuất sắc nhất

Có 3 đội giành chức vô địch ngay trong lần đầu tham dự là Liên Xô (1960), Italia (1968) và Tây Đức (1972).

Người duy nhất vô địch trong vai trò cầu thủ và huấn luyện viên

Huấn luyện viên Berti Vogst (trái) và tiền đạo Olivier Bierhoff của đội tuyển Đức. Ảnh: Marca

Trong lịch sử hơn 60 năm của giải đấu, chỉ có Berti Vogts (Đức) là người vô địch EURO với vai trò cầu thủ (cùng Tây Đức năm 1972) và huấn luyện viên (cùng tuyển Đức năm 1996.

Chung kết có cách biệt lớn nhất

Khó tin nhất là đội bóng “siêu phòng ngự” như Italia lại rơi vào tình huống này, khi họ nhận đến 4 bàn thua trước Tây Ban Nha ở chung kết EURO 2012.

Kỷ lục đá chung kết liên tiếp nhiều nhất

Tuyển Đức giữ kỷ lục này khi đi đến trận cuối cùng ở các giải đấu 1972, 1976 và 1980.

Vô địch Champions League và EURO

Có 9 cầu thủ từng vô địch Champions League và EURO trong cùng một năm, gồm Luis Suarez (Inter/Tây Ban Nha, 1964); Ronald Koeman (PSV Eindhoven/Hà Lan, 1988); Barry van Aerle (PSV Eindhoven/Hà Lan, 1988); Hans van Breucklen (PSV Eindhoven/Hà Lan, 1988); Gerald Vanenburg (PSV Eindhoven/Hà Lan, 1988); Juan Mata (Chelsea/Tây Ban Nha, 2012); Fernando Torres (Chelsea/Tây Ban Nha, 2012); Cristiano Ronaldo (Real Madrid/Bồ Đào Nha, 2016); Pepe (Real Madrid/Bồ Đào Nha, 2016).

Thất bại cả ở Champions League và EURO

Khác với 9 cầu thủ trên, Michael Ballack (2008) và Antoine Griezmann (2016) phải nhận thất bại ở 2 trận chung kết trong cùng năm.

Thua tại Champions League nhưng thắng ở EURO

Có 4 cầu thủ thất bại ở chung kết Champions League nhưng sau đó vô địch EURO là Ignacio Zoco và Amancio Amaro (Real Madrid/Tây Ban Nha, 1964), Manny Kartz và Horst Hrubesch (Hamburg/Tây Đức, 1980).

Chiếc giày vàng cho Fernando Torres

Năm 2012, Torres giành giải Chiếc giày vàng, dù anh chỉ có 3 bàn thắng như Alan Dzagoev, Mario Mandzukic, Mario Gomez, Mario Balotelli và Cristiano Ronaldo. Tiền đạo Tây Ban Nha thắng nhờ có 1 pha kiến tạo và có hiệu suất tốt nhất (đá 189 phút).

Chủ đề