Đánh giá các tác phẩm văn học thiếu nhi ở tiểu học

27-06-2022 15 20687 1 0 Báo lỗi

Có người đã từng nói: "Sách mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới." Quả đúng như vậy, đọc sách không chỉ làm tăng lượng kiến thức của chúng ta mà còn đưa chúng ta đến những vùng đất mới, khám phá những nét văn hóa mới, biết thêm nhiều những câu chuyện khác nhau. Hãy cùng Toplist điểm qua những tác phẩm văn học Việt Nam đem đến cho bạn những trải nghiệm ấy nhé!

Ai cũng đều có những tuổi thơ hồn nhiên và đầy ắp kỉ niệm. Dù là ở thời chiến hay thời bình, những kỷ niệm tuổi thơ luôn là hành trang để theo mỗi chúng ta đến suốt cuộc đời. Những tác phẩm trên đều là những câu chuyện được kể lại qua những ngòi bút rất nổi tiếng và tài hoa như Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Thạch Lam. Đó là những câu chuyện rất hay và rất đáng để đọc. Hãy cùng đọc và nhìn ngắm nhiều khung trời tuổi thơ qua các câu chuyện nhé các bạn


Các bình luận

Click the image to close

VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM
BÀI GIẢNG
VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM
Tác giả: Lê Thị Hoài Nam

Phần thứ nhất: DẪN LUẬN
I. VỀ KHÁI NIỆM VĂN HỌC THIẾU NHI
1. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới từ lâu đã có một bộ
phận sáng tác văn học dành riêng cho thiếu nhi. "Theo nghĩa hẹp, văn học
thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng
cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một
phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi
vào phạm vi đọc của thiếu nhi" (Từ điển Thuật ngữ Văn học - Nxb GD- 1992).
2. Nhìn chung, những cuốn sách đầu tiên nằm trong phạm trù văn học
thiếu nhi là những cuốn sách có nội dung giáo khoa và đạo lý: sách học vần,
sách bách khoa, sách về quy tắc ứng xử trong xã hội, xuất hiện tại châu Âu ở
thế kỉ XIV - XVI. Tính giáo huấn được coi là một trong đặc điểm quan trọng
của văn học thiếu nhi. Bởi vậy, cho đến giữa thế kỉ XIX, những tác phẩm viết
dành riêng cho thiếu nhi vẫn nằm ngoài phạm vi của văn học. Trong khi đó,
những tác phẩm văn học viết cho người lớn lại đi vào phạm vi đọc của trẻ em,
như: Đôn Kihôtê của M. Xecvantex. Robinxơn Cruxô của Dêphô, Gulivơ du ký
của Gi.Xuypt, Xpactac của R.Gôvahihôli. Túp lều bác Tôm của Bi chơ Xuân v
v. Ngoài ra, những loại truyện viết theo các mô típ Folklore (truyền thuyết, cổ
tích...) ; một số tiểu thuyết và truyện thuộc thể loại phiêu lưu cũng rất được
các em thích thú đón nhận.
Ở thế kỉ XX, văn học thiếu nhi phát triển khá đa dạng và pha tạp. Tại
nhiều nước phát triển, nó ít nhiều còn bị chi phối bởi xu hướng thương mại, bị
pha trộn bởi sự bành trướng của văn học đại chúng.

Ở việt Nam, đến đầu thế kỉ XX mới xuất hiện văn học thiếu nhi. Đến

nay đã có sự phát triển, phân nhánh của thơ thiếu nhi (bên cạnh thơ người
lớn), hoặc trong văn xuôi cho thiếu nhi đã hình thành các loại: Truyện sinh
hoạt, truyện cổ tích (sáng tác hiện đại theo lối cổ tích), truyện loài vật, truyện
lịch sử..v..v...

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI
Văn học thiếu nhi là một bộ phận của văn học, nên nó cũng phải thực
hiện các chức năng của văn học. Chức năng của văn học là một khái niệm
mở, có nội dung phong phú. Nó không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với
nhau trong mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau. Bên cạnh những chức năng
đó, văn học thiếu nhi còn có những chức năng riêng mang tính đặc thù mà
thiếu nó hẳn văn học thiếu nhi sẽ không tồn tại trong sự phân biệt rạch ròi với
văn học viết cho người lớn. Những chức năng này hình thành bởi nhu cầu
giáo dục và khơi gợi năng lực tưởng tượng, sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi. Tài
liệu này chỉ trình bày một số đặc trưng cơ bản nhất của loại hình nghệ thuật
đặc thù này.
1. Tính giáo dục
Văn học thiếu nhi có một vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ cho các em. Có thể nói, tính giáo dục là
một đặc điểm nổi bật mang tính sống còn của văn học thiếu nhi. Chính chức
năng này đã đem đến cho văn học thiếu nhi một sức mạnh có tác động cải
tạo cách nhìn, cách nghĩ và giáo dục đạo đức cho các em. Tô Hoài, một nhà
văn có nhiều kinh nghiệm viết cho thiếu nhi cũng đã khẳng định tầm quan
trọng của chức năng này: "Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi
bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa,
cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ
là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy"

Để thực hiện chức năng giáo dục, tác phẩm văn học thiếu nhi không

phải hiện ra như một người thầy quen thuyết giáo mà là một người bạn đồng
hành, người đối thoại với các em. Bằng một ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình
ảnh, bằng giọng văn dí dỏm, thấm đẫm chất thơ, tác phẩm văn học thiếu nhi
ngấm sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ thơ, nhen lên trong trái tim non trẻ của
các em những tình cảm trong sáng, nhân hậu, làm cho các em biết tôn trọng,
yêu thương, biết điều hay lẽ phải, biết tin yêu vào cuộc đời, khao khát khám
phá hiểu biết, ước mơ đi xa hơn chứ không sớm lụi tàn vì hoài nghi sợ hãi.
Và bằng cách đó văn học thiếu nhi đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo
dục.
Cũng cần lưu ý, để thực hiện chức năng này, văn học thiếu nhi cũng có
thể viết về cái xấu, cái đáng phê phán. Nhưng chỉ nên dừng lại ở phê phán
nhẹ nhàng, có pha lẫn sự dí dỏm, hài hước. Ở đây, dường như giữa chức
năng giáo dục và giải trí vui chơi được hòa làm một. Không nên viết về cái
xấu-cái ác một cách nặng nề đề tránh làm tổn thương về sự bình yên trong
sáng trong tâm hồn của các em,đặc biệt là làm tổn thương đến niềm tin đầu
đời của các em. Cái mà văn học thiếu nhi mang lại cho trẻ thơ là cái đẹp, cái
cao quý, cái chân, cái thiện. Ma-ka-ren-cô, nhà sư phạm Nga lỗi lạc cũng đã
từng lưu ý: "Chúng tạ cần lấy nhân loại hoàn chỉnh để bồi dưỡng cho con em
chúng ta. Không nên để cho các em có những nhận thức không trong sáng,
không ổn định. Sự đồng tình của độc giả cần phải nghiêng vê phía nhân vật
chính diện một cách không do dự".
Muốn làm được như vậy, thì sự trong sáng, nhân hậu ấy phải bắt đầu
từ người cầm bút vì "con đường ngắn nhất là con đường đi từ trái tim đến trái
tim".
2. Kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo
Tâm lý lứa tuổi thiếu nhi đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên
sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn học người lớn. Ngây thơ, hồn
nhiên, trong sáng, tràn đầy cảm xúc và giàu trí tưởng tượng là những đặc
điểm nổi bật của lứa tuổi này. Đối với các em, thế giới được phản ánh trong

tác phẩm, dường như đều có tri giác. Các em đọc sách như là những cuộc trò
chuyện với cỏ cây hoa lá chim muông và hình dung thật hồn nhiên rằng, đó là
những cuộc đối thoại cảm thông thực sự. Chính sự hồn nhiên và khả năng
tưởng tượng vô cùng phong phú đã làm cho các em dễ hòa đồng với các
nhân vật. Các em hoàn toàn tin rằng, con ốc sên có thể trở thành nàng công
chúa nhan sắc tuyệt trần, con cóc xấu xí có thể biến thành vị hoàng tử khôi
ngô, tuấn tú; đứa trẻ ba năm không biết nói cười, không biết, đi đứng bỗng
vươn vai trở thành tráng sĩ, dẹp giặc cứu nước..y...v.... Khả năng tưởng
tượng của các em là vô tận cho nên sức hấp dẫn của các tác phẩm văn học
thiếu nhi đối với các em trước hết là ở cái chất huyền ảo, tưởng tượng của
nó. Điều đáng chú ý là, dẫu có huyền ảo, kỳ diệu đến đâu, văn học thiếu nhi
vẫn không tạo cho các em cảm giác xa lạ, mơ ước viễn vông, thoát lỵ thực tại
mà chỉ gợi lên những nét lãng mạn tích cực cần có, hướng các em tới một
tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, nhen lên trong tâm hồn các em niềm hy
vọng vào những ước mơ, khám phá. Đó cũng là cách nhìn nhận biện chứng
mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Chính vì vậy mà tưởng tượng là một yếu tố không thể thiếu, có vai trò
quan trọng trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ viết cho thiếu nhi
Trong cuốn "Thi pháp nói về cái ảo" bàn về nghệ thuật viết truyện cho thiếu
nhi của nhà văn Ý: Gian ni Rodari, ông viết "Tưởng tượng, trong hoạt động
bình thường đã tạo ra các thủ pháp mà đến lượt nó, những thủ pháp này làm
cho tưởng tượng hoạt động mạnh trong sự va chạm giữa các từ, trong sự đối
lập giữa các yếu tố thực và ảo và do đó tạo ra sự hứng thú cho các em".
Hiện nay, nhiều cây bút viết cho thiếu nhi còn thiên về cái thật, cái trông
thấy được, cái phải giải thích được bằng lý lẽ. Trong khi đó, sự cảm nhận của
các em không phải lúc nào cũng nghiêng về lý lẽ.
Để có một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi vừa giản dị, trong sáng
lại vừa hấp dẫn,khơi gợi được trí tưởng tượng của các em là một thử thách
đối với người cầm bút. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết hòa nhập vào đời

sống của các em trong tình bè bạn và được các em chấp nhận về mặt tình

cảm. Đó là một công việc khó khăn nhưng vô cùng hấp dẫn cho những ai
muốn kéo dài cuộc đối thoại với tuổi thơ.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
I. Câu hỏi
1. Nêu khái niệm về Văn học Thiếu nhi
2. Những đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi. Tai sao nói, tính giáo
dục là một đặc điểm quan trọng của văn học thiếu nhi?
II. Bài tập
1. Trí tưởng tượng kỳ diệu của Trần Đăng Khoa được thể hiện qua bài
ò ó o... (Sách Tiếng Việt 3 - Tập 1).
2. Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong chương trình
truyện kể ở bậc Tiểu học.
III. Tu lịch tham khảo
1. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc
Phi) Nxb Giáo dục, 1992
2. Tạp chí Văn học, 5 -1993
3. Bộ sách Giáo khoa tiếng Việt Tiểu học, Nxb Giáo dục, 1994

Phần thứ hai: VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM
Văn học thiếu nhi Việt Nam bao gồm ba bộ phận cấu thành: văn học
dân gian cho thiếu nhi, văn học viết cho thiếu nhi và văn học do thiếu nhi viết.
A - VĂN HỌC DÂN GIAN CHO THIẾU NHI
I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

Văn học dân gian còn gọi là văn chương (hay Văn học bình dân, văn

học truyền miệng, văn chương truyền miệng hay truyền khẩu). Theo Từ điển
thuật ngữ văn học - Nxb GD - 1992 thì "Văn học dân gian là toàn bộ những
sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân". Ở nước ta cũng như nhiều nước
khác, thuật ngữ văn học dân gian được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác
nhau.

II. NHŨNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
Văn học dân gian có nhiều đặc điềm và thuộc tính quan trọng đáng chú
ý như: Tính truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể, tính vô danh, tính dị
bản, tính truyền thống, tính địa phương, tính quốc tế v v tài liệu này chỉ trình
bày một cách khái quát những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
1. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật mang tính tập thể
Bàn về tính tập thể trong quá trình sáng tạo văn học dân gian, nhà
Folklore học Nga V.E.Guxép quan niệm: "Sáng tác tập thể là một hành động
sáng tạo diễn ra nhiều lần, được thực hiện bởi một số đông hoặc nhiều, hoặc
ít những cá nhân có tài làm thành tập thể".
Theo quan niệm trên đây, tính tập thể trước hết cần được xem là một
đặc trưng của quá trình sáng tạo văn học dân gian. Điều này được thể hiện
một cách tự nhiên, liên tục trong một thời gian dài và không gian rộng lớn. Nó
nắm ngay trong cả quá trình sáng tác, lưu truyền và diễn xướng của văn học
dân gian. Đây là điểm phân biệt văn học dân gian như là sản phẩm của sáng
tác tập thể với văn học viết là sản phẩm của sáng tác cá nhân. Dĩ nhiên, nói
đến tính tập thể, không có nghĩa là phủ nhận vai trò sáng tạo của cá nhân các
nghệ sĩ dân gian. Mỗi tác phẩm văn học dân gian khi mới ra đời bao giờ cũng
là sản phẩm của một cá nhân. Nhưng khi tác phẩm được tập thể tiếp nhận thì
vai trò của cá nhân bị lu mờ, dần dần trở thành vô danh, thành tài sản chung
của tập thể. Và tập thể có thể trở thành người cùng sáng tác, bổ sung, sửa
chữa theo những chiều hướng khác nhau.

Tính tập thể còn được xem là một đặc trưng thẩm mỹ của văn học dân
gian. Đối tượng thẩm mỹ của sáng tác dân gian là toàn bộ những gì có liên
quan đến cộng đồng, đến tập thể. Nó tái tạo, phản ánh hiện thực và tâm tư
tình cảm của con người theo quan điểm lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ của tập
thể. Cái riêng, cái cá thể được thể hiện qua cái chung và tìm thấy sự đồng
cảm trong cái chung của tập thể
2. Văn học dân gian - một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp
Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật ngôn từ của nhân dân.
Nhưng văn học dân gian được tạo thành không phải chỉ bởi yếu tố ngôn từ.
Ngay từ khi mới xuất hiện, văn học dân gian đã có sự hòa lẫn với những hình
thái khác nhau của ý thức xã hội. Về sau, dù đã có nhiều biến đổi, văn học
dân gian vẫn chứa đựng nhiều yếu tố của tính tổng hợp. Đó là sự kết hợp của
nghệ thuật ngôn từ với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như âm nhạc,
ca hát, nhảy múa, nghệ thuật diễn xuất. Ở một vài thể loại nó còn gắn với trò
chơi và các nghi lễ.
Tính tổng hợp của văn học dân gian còn được biểu hiện ở sự kết hợp
và hòa lẫn với chức năng thực hành. Nó không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu
sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật mà còn là một bộ "Bách khoa toàn thư
của mấy nghìn năm, bao gồm các mặt sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ giáo,
kinh nghiệm sống về vật chất và tinh thần"
Sự kết hợp giữa nghệ thuật ngôn từ với nhiều loại hình nghệ thuật khác
ở văn học dân gian và sự hòa lẫn với chức năng thực hành và các chức năng
văn hóa khác của văn học dân gian đã làm cho tính tổng hợp trở thành một
trong những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
3. Văn học dân gian - một loại hình nghệ thuật mang tính truyền miệng
Văn học dân gian luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với mọi sinh hoạt
đời sống của nhân dân. Bằng các phương thức nói, kể, hát, diễn... nhân dân
ta đã tạo nên các tác phẩm ngôn từ để giải bày, trao đổi, giao lưu tư tưởng,

tình cảm với nhau. Vì thế, văn học dân gian có đời sống của một tác phẩm
biểu diễn.
Sống đời sống của một tác phẩm biểu diễn, cho nên truyền miệng là
phương thức chủ yếu để sáng tác, phổ biến và lưu giữ. Khi chưa có chữ viết,
truyền miệng là phương thức duy nhất để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và
hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân. Song khi chữ viết đã hình thành, nhân
dân vẫn sử dụng phương thức truyền miệng là chủ yếu trong sáng tác, diễn
xướng và lưu truyền văn học dân gian.
Bên cạnh những yếu tố tương đối bền vững được kế thừa và phát huy, tính
truyền miệng và tính tập thể đã làm cho văn học dân gian biến đổi không
ngừng tạo nên hàng loạt dị bản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng
làm cho văn học dân gian có thể phản ánh kịp thời, đầy đủ thực tiễn sinh
động của đời sống nhân dân các địa phương và giúp cho việc diễn đạt tư
tưởng, tình cảm của nhân dân có hiệu quả nhất.
Tính truyền miệng được nhiều người coi là thuộc tính quan trọng nhất
và có quan hệ nhiều nhất với các thuộc tính và đặc điểm khác của văn học
dân gian.

III. NHỮNG GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
Văn học dân gian có giá trị xã hội to lớn. Người ta thường phân giá trị
ấy thành ba mặt chính: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mỹ.
1. Giá trị nhận thức
Là một loại hình nghệ thuật gắn bó với mọi mặt hoạt động của đời sống
nhân dân, văn học dân gian là sự kết hợp rực rỡ của trí tuệ, tài năng, tư
tưởng, tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. :Nó đem lại những hiểu biết
phong phú và xác thực về cuộc sống lao động, sinh hoạt gia đình và những
quan hệ xã hội của nhân dân, về phong tục tập quán, về thiên nhiên đất
nước... Nó còn đem lại những hiểu biết về đời sống tình cảm, đời sống tâm

linh, những quan niệm về nhân sinh, về thế giới quan cùng những phẩm chất
tinh thần của nhân dân...
Những hiểu biết này là vô giá, và có tác dụng to lớn trong việc "bổ
sung, đính chính, sàng lọc nghiên cứu kiến thức của chúng ta về lịch sử dân
tộc". (Nguyễn Khánh Toàn)
2. Giá trị giáo dục
Tác phẩm văn học, dân gian thuộc bất kỳ thể loại nào, bao giờ cũng
hàm chứa điều răn dạy, có tác dụng giáo dục.
Được đánh giá là "Bách khoa toàn thư của mấy nghìn năm" (Nguyên
Khánh Toàn). Văn học dân gian đã góp phần phát triển tư duy, bồi dưỡng cho
nhân dân những phẩm chất đáng quý của người lao động như: tính cần kiệm,
óc thực tiễn, sự khôn ngoan, tính nhân hậu... Nó còn khơi dậy lòng yêu quê
hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống- vẻ vang của dân tộc, đánh
thức niềm tin yêu con người, yêu cuộc sống, hướng họ vươn tới cái chân,
thiện, mỹ... Trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, chống áp bức và giặc ngoại
xâm, văn học dân gian là bài ca cổ vũ, khích lệ nhân dân và là một vũ khí sắc
bén chống lại kẻ thù.
3. Giá trị thẩm mỹ
Văn học dân gian trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát
triển đã tạo nên các giá trị nghệ thuật đặc sắc về ngôn ngữ, hình tượng nhân
vật, kết cấu, biểu diễn... Vì vậy nó có tác dụng to lớn trong việc phát triển mỹ
cảm, tạo nguồn chất liệu ngôn từ giàu đẹp, trong sáng cho văn học viết.
Nhìn chung, trong các tác phẩm văn học dân gian, giá trị nhận thức, giá
trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ luôn hòa quyện với nhau, nương tựa và tôn tạo
lẫn nhau.

IV. VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI TRẺ EM

Văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống trẻ em, nhất là

đời sống trẻ em nông thôn xưa kia. Suốt thời thơ ấu, những khúc hát ru, vỗ về
dìu đắt đưa trẻ vào giấc ngủ, những câu nói vần vè ngộ nghĩnh được trẻ hát
lên trong lúc vui chơi; những câu chuyện cổ dân gian kỳ ảo đẹp đẽ đã làm trẻ
say mê... Những sáng tác nghệ thuật truyền miệng đó được gọi là văn học
dân gian trẻ em.
Văn học dân gian trẻ em bao gồm những sáng tác nghệ thuật miệng
của các em, những thơ ca và truyện dân gian được sáng tác với mục đích
dành cho trẻ em và một số tác phẩm văn học dân gian "dùng chung" tức là
tác phẩm văn học dân gian của người lớn nhưng đã đi vào phạm vi đọc của
trẻ em.
Văn học dân gian trẻ em khá đa dạng về thể loại. Hầu như ở thể loại
nào của văn học dân gian cũng được các em đón nhận, nhưng ở những mức
độ khác nhau, những phương diện khác nhau. Trong số đó, cổ tích là một
trong những thể loại được các em yêu thích nhất.
Trong số các tác phẩm do người lớn sáng tác cho trẻ em, hát ru là một
biệt loại có vị trí nổi bật và có sức sống lâu bền hơn cả. Chức năng sinh hoạt
của nó là ru trẻ ngủ bằng những âm điệu được ngân lên một cách tự nhiên
của tình mẫu tử. Nó là một thứ sữa nuôi dưỡng bé thơ ngay từ thuở trong nôi
không chỉ về mặt thể chất mà bao hàm cả ý nghĩa tinh thần.
Nhóm bài đồng dao cũng trở thành một thứ trò chơi quen thuộc của trẻ
suốt bao thế kỉ qua. Sức hấp dẫn của những bài đồng dao đối với trẻ không
phải là ở "Tính chất bí ẩn hầu như không thể giải thích nổi" ở nội dung của nó
mà chính là những bài ca "vô nghiệm đó đã làm thỏa mãn nhu cầu về tốc độ
và trí tưởng tượng cực kỳ phong phú của các em. Nó dẫn các em nhảy cóc từ
sự vật này sang sự vật khác thật nhanh làm cho trí tưởng tượng của các em
không dừng lại một lúc, một nơi mà có thể chuyển đổi, xê dịch, kéo dài tùy
thích.
Các em cũng rất thích câu đố, tục ngữ, những thể loại không được
sáng tác với mục đích dành cho các em. Từ thuở chưa cắp sách đến trường,

các em đã được làm quen với tục ngữ với câu đố, với ca dao qua những cuộc
chơi, những bài hát...Với câu đố, ai đoán nhanh, ai đoán trúng người đó đã
hoàn thành cuộc chơi. Đến trường, các em học tục ngữ, ca dao, câu đố với tư
cách là một hình tượng văn. Bằng liên tưởng và trí tưởng tượng, chúng làm
hiện lên trong tâm trí các em những cảnh đời người, những gì thân thuộc
trong cuộc sống xung quanh, gợi lên trong các em những tình cảm trong
sáng, đẹp đẽ.
Thần thoại, truyền thuyết là những thể loại mà người nghệ sĩ dân gian
sáng tạo nhằm thể hiện lòng thành kính, tưởng niệm của người xưa. Tuy
nhiên, có rất nhiều thần thoại, truyền thuyết gắn với thời thơ ấu hoặc kỷ niệm
về về thời thơ ấu của mỗi dân tộc. Vì vậy, nó cũng phù hợp với tâm lý tiếp
nhận của các em, được các em yêu thích. Cổ tích và ngụ ngôn luôn là những
món ăn tinh thần hợp khẩu vị của các em. Có thề nói, truyện cổ tích là loại
hình nghệ thuật dân gian phù hợp hơn cả với bản chất và tâm lý của trẻ em
với nhu cầu được giải trí, được giải tỏa những ẩn ức, được xúc động và sáng
tạo, được thấy cái tốt, lẽ công bằng cuối cùng đã chiến thắng tất cả. Xu khâm
lin xúi, nhà sư phạm lỗi lạc của Nga đã từng nói về cổ tích:"Không phải là một
chuỗi đơn giản các sự kiện kỳ ảo, đó là một thế giới trong đó trẻ em vận động,
chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với cái ác".
Chính vì những lẽ đó mà văn học dân gian trẻ em đã trở thành một bộ
phận quan trọng trong nền văn học thiếu nhi chúng ta.

V. CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Thần thoại
2. Truyền thuyết
3. Cổ tích
4. Ngụ ngôn
5. Truyện cười

6. Câu đố
7. Ca dao
8. Đồng dao

Bài 1 - THẦN THOẠI
I. KHÁI NIỆM THẦN THOẠI
Thần thoại là một loại hình văn học dân gian ra đời và phát triển trong
thời kỳ công xã nguyên thủy. Nó là một hệ thống truyện kể hoang đường kỳ
ảo về các vị thần tạo lập vũ trụ, các nhân vật sáng tạo văn học, các anh hùng
dũng sĩ thời cổ đại. Chức năng chủ yếu của thần thoại là giải thích nguồn gốc
vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên, sự ra đời cua muôn loài và sự hình thành các
tộc người.
Không phải ngay từ đầu, người nguyên thủy sáng tạo thần thoại với
mục đích làm nghệ thuật. Thần thoại nẩy sinh trước hết do nhu cầu giải thích
các hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người nguyên thuỷ trong một năng
lực tư duy còn hạn chế với thế giới quan thần linh và những cảm nhận về sự
vật còn hết sức hồn nhiên, ngây thơ và chưa giải thích được một cách đầy
đủ, khoa học các hiện tượng tự nhiên. Họ giải thích các hiện tượng tự nhiên
bằng cách quy tất cả vào hoạt động của thế giới thần linh. Những hiện tượng
kỳ ảo hoang đường là kết quả của sự nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí
tưởng tượng của người xưa.
Trong thần thoại, Thần là hình tượng nhân vật trung tâm. Hầu hết các vị
thần đều là hiện thân của lực lượng tự nhiên, Các vị thần tuy được các nghệ
sĩ dân gian xây dựng với vẻ khác thường nhưng vẫn mang dáng vẻ chất phát
ngây thơ của người nguyên thuỷ. Thần Trụ Trời, thần Biển, thần Sét đều ngự
trị trong thế giới tự nhiên bao quanh con người: Thần cai quản, tạo dựng và
điêu hành thế giới tự nhiên. Có một số vị thần là thủy tổ các nghề: Thần Thợ
Mộc, Thần Thợ Rèn, thần Nông...v..v...

II. NỘI DUNG - Ý NGHĨA CỦA THẦN THOẠI
1. Ý nghĩa hiện thực và khoa học của thần thoại
Thần thoại không trực tiếp phản ánh hiện thực. Thế giới trong thần
thoại không phải là thế giới trong tầm quan sát của chúng ta. Nhưng qua tấm
màn hoang đường, kỳ ảo của trí tưởng tượng, chúng ta vẫn nhận ra bóng
dáng của hiện thực.
Ý nghĩa hiện thực không tách rời khỏi ý nghĩa khoa học của thần thoại
Đó là những hạt nhân hợp lý trong sự mô tả phi lý. Người nguyên thủy trong
quá trình quan sát thực tế đã nhận thức được một cách mơ hồ và cảm tính..
Một số quy luật của tự nhiên: ngày và đêm, sống và chết, sự thay đổi của bốn
mùa, sự tồn tại của thế giới vật chất v v Người xưa giải thích rằng: sở dĩ có
trời, đất, núi, sông là do thần Trụ Trời tách đôi khối hỗn nang, dậy một nửa
lên cao; nửa còn lại thần ra sức đào bới để đắp cột chống trời, tạo nên địa
hình như ngày nay. Rõ ràng, thần Trụ Trời không hóa phép để tạo ra vũ trụ,
núi sông, mà ngược lại, khối hỗn mang không biết có từ bao giờ. Đó là yếu tố
duy vật trong cảm nhận của người xưa về thế giới.
Thần Sét hung hăng, dữ tợn nhưng vẫn phải chịu nằm yên trong những
ngày lạnh cóng. Nữ thần Mặt trời chỉ đi chậm vào mùa hè và đi nhanh vào
mùa đông, kết thúc của những câu chuyện về người lột xác, về cây đa cải tử
hoàn sinh vẫn là con người đến già thì phải chết, không ai có thể chống lại
được: Sự cảm nhận được quy luật của tự nhiên làm cho thần thoại trở thành
một "kho tàng trí khôn kinh nghiệm”. Thần thoại chính là triết học, là khoa học
của người xưa.
2. Ý nghĩa nhân văn qua thần thoại
Thần thoại được sáng tạo ra không chỉ nhằm mục đích giải thích tự
nhiên, cất giữ kinh nghiêm mà còn ca ngợi khả năng của con người trong
công cuộc lao động và đấu tranh chinh phục tự nhiên. Thần Thợ mộc, thần
Nông, thần Mưa đến thần Trụ trời v...và đều là hình ảnh của những con người
khai sơn phá thạch, chinh phục thiên nhiên. Thần dùng sức lao động của

mình tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên. Điều đó đã phản ánh khả năng
người và được nhân dân ca ngợi đến mức thần thánh hóa.
Ý nghiã nhân văn trong thần thoại còn thể hiện ở những ước mơ giải
phóng con người ra khỏi sự đe dọa của thiên nhiên.
Người nguyên thủy ước mơ một cuộc sống no đủ và nhàn hạ (lúa ở
ngoài đồng tự nhiên chạy vào nhà), nhưng điều quan trọng hơn là ước mơ
chiến thắng thiên nhiên. Ở đây, con người đôi khi đã lộ hẳn ra chứ không dấu
mình sau hình tượng thần nữa. Cường Bạo Đại Vương đã chiến thắng thần
Sét, Cóc đã "đại náo thiên cung", bắt trời làm mưa; thần Sơn Tinh đã thắng
được giặc nước; chàng Quái đã bắn rơi mặt trời.v.v....Bằng những ước mơ
đó con người đã nâng tầm của mình lên để tạo thêm sức mạnh chiến thắng
trong hiền thực. Đó là những "khát vọng bức thiết của con người cải tạo thế
giới".
Ý nghĩa nhân văn của thần thoại, suy cho cùng là sự tự ý thức về mình
của người nguyên thủy. Sự tự ý thức đó là ngọn đuốc soi đường đưa nhân
loại tiến lên.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH THẦN THOẠI
1. Những điều cần lưu ý
Thần thoại Việt thường được chia làm 2 nhóm: những thần thoại suy
nguyên (tức là những thần thoại giải thích nguồn gốc một số hiện tượng, sự
vật tự nhiên) và những thần thoại sáng tạo (tức là những thần thoại "anh hùng
hóa"). Trong hai nhóm đó, thì một số thần thoại trong nhóm thần thoại sáng
tạo, đã biến thành những truyền thuyết về thời dựng nước. Do đó, có những
truyện vừa có thể coi là truyền thuyết vừa có thể coi là thần thoại. Vì vậy, khi
phân tích cần phải có phương pháp thích hợp để lọc ra, phục nguyên lại cái
lõi thần thoại cổ đại đã bị nhào nặn, pha trộn với các yếu tố của các đời sau.
Biết bỏ qua những từ ngữ, những chi tiết mang dấu ấn rõ rệt của sự thêm

thắt, thêu dệt của đời sau.

2. Định hướng chung về nội dung
Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy tính chất hư ảo
của người xưa về thế giới cũng như bản thân con người và thể hiện sự bất
lực của họ trước sự vật; hiện tượng mà họ không hiểu nổi. Cho nên không
cần thiết phải "chứng minh" những điều hoang đường, trong cách giải thích
các sự vật, hiện tượng tự nhiên của thần thoại. Nhưng không thể không chỉ ra
những chi tiết phản ánh sự bất lực của người xưa trước sức mạnh của thiên
nhiên.
Thần thoại tuy hoang đường nhưng đã có những yếu tố duy vật thô sơ
trong thế giới quan của người xưa. Việc chú ý đến mặt này có thể giúp các
em nhận ra ý nghĩa của nó đối với người đương thời.
3. Phân tích hình tượng "Thần"
"Thần" là một nhân vật trung tâm của thần thoại. Ở đây, các sự vật hiện
tượng tự nhiên được nhào nặn trong trí tưởng tượng của người xưa được họ
hình tượng hóa, thường là nhân hóa hoặc những "nhân vật anh hùng" được
thần thánh hóa. Thêm nữa, thần thoại văn chỉ là những biểu tượng và những
mẫu chuyện chưa thành cốt truyện, chưa có kết cấu, tình tiết. Vì vậy, việc
phân tích thần thoại chủ yếu là công việc phân tích hình tượng “thần". Cụ thể
là: phân tích các chi tiết về hình dạng "thần", chức năng của "thần" ; các chi
tiết về hành trạng, sự tích của "thần"; các chi tiết và quan hệ giữa các "thần",
giữa "thần" với xã hội loài người.
4. Dạy thần thoại cho học sinh tiểu học
Ngoài những yếu tố cần lưu ý trên, dạy thần thoại nói riêng và truyện kể
dân gian nói chung cho đối tượng là học sinh tiều học cần để học sinh dựng
lại toàn bộ hình tượng chứa đựng trong mỗi tác phẩm. Việc đơn giản nhất là
các em biết tự mình kể lại câu chuyện. Song trong các truyện kể dân gian,
những lời kể thưởng đơn giản và lướt qua rất nhanh. Nay, để đọng lại hình

tượng, giáo viên phải biết cách tổ chức hoạt động của các em, làm sao qua
các thao tác tưởng tượng và liên tưởng để các em huy động được sức nhìn,

sức nghe và cả những giác quan khác nữa nhằm tái tạo lại hình tượng đó một
cách sống động như đang hiển hiện trước mắt các em.
Một thủ pháp quan trọng thường được sử dụng trong quá trình dựng
hình tượng là cho các em kể lại câu chuyện trong lời kể và tâm trạng của
nhân vật trong truyện. Cách chuyển vai trò đó làm cho trẻ em suy nghĩ tinh tế
hơn, đặc biệt là cá tính từng em sẽ nổi lên rất rõ.

Bài 2 - TRUYỀN THUYẾT
I. KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THUYẾT
Truyền thuyết là một loại truyện dần gian ra đời sau và tiếp nối thần
thoại, có chức năng chủ yếu là nhận thức, phản ánh các sự kiện, các nhân
vật lịch sử có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kỳ, một cộng
đồng bộ tộc, cộng đông dân tộc hoặc đối với một địa phương, một quốc gia.
Đặc trưng tiêu biểu nhất của truyền thuyết là tính xác thực, cụ thể dựa
trên những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật. Lịch sử là cảm hứng, là đề tài
chất liệu đề làm nên nội dung truyền thuyết. Xu hướng lịch sử hóa trong
truyền thuyết ngày càng mạnh. Người xưa luôn luôn muốn khẳng định rằng,
những điều được kể trong truyền thuyết đều là sự thật. Càng phát triển về
sau, sự thật trong truyền thuyết càng trở nên rõ ràng hơn. Song lịch sử qua tư
duy nghệ thuật của tác giả dân gian đã được "nhào nặn" lại: Sự kiện lịch sử đi
vào truyền thuyết theo sự kết hợp của hai xu hướng, xu hướng lịch sử hóa và
xu hướng kỳ ảo hóa. Và nó đã trở thành nguyên tắc trong quá trình sáng tác
truyền thuyết. Thiếu đi một trong hai xu hướng trên, truyền thuyết không thể
ra đời.
Tùy theo đặc điểm nội dung và nghệ thuật, truyền thuyết có thể được
chia thành nhiều tiểu loại hoặc bộ phận khác nhau, trong đó, tiêu biểu và giá

trị nhất là bộ phận truyền thuyết thời kỳ Văn Lang Âu Lạc.

II. NỘI DUNG - Ý NGHĨA CỦA TRUYỀN THUYẾT.

1. Truyền thuyết dân gian gắn liền với niềm tự hào dân tộc
Hơn bất cứ một thể loại văn học dân gian nào khác, truyền thuyết có
một quá trình phát triển rất dài. Có thể nói, truyền thuyết đã đi cùng với lịch sử
dân tộc. Nó làm nhiệm vụ và chức năng của sử thi trong việc phản ánh và tái
tạo lịch sử của cộng đồng người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ
nước, âm điệu chủ yếu trong truyền thuyết là âm điệu ngợi ca
Từ thuở sinh cơ lập nghiệp, nhân dân ta đã ca ngợi công lao của các vị
anh hùng khai phá. Lạc Long Quân diệt Hổ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh, bà ấu
Cơ dạy dân trồng lúa, chăn tằm, dệt cửi... Sự ngợi ca gắn liền với niềm tự
hào lớn lao về đòng dõi con Lạc cháu Hồng. Câu chuyện trăm trứng Âu Cơ có
một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt không gì có thể so sánh được.
Niềm tự hào dân tộc được thể hiện qua sự ngợi ca người anh hùng
chống xâm lược. Nếu truyện về Lạc Long Quân là bài ca đựng nước thì
truyện về Thánh Gióng là bài ca giữ nước. Lạc Long Quân cũng là một vị anh
hùng trong cuộc giao tranh nhưng Thánh Gióng mới thật sự là người anh
hùng chiến trận.
Niềm tự hào dân tộc trong các thiên truyền thuyết đời sau tiếp tục gắn
liền với sự tích về các vị anh hùng cứu nước và giữ nước. Không phải ngẫu
nhiên các nhà sử học đã khẳng định: Lịch sử Việt Nạm vô cơ bản là lịch sử
của những cuộc đấu tranh chống xâm lược. Hàng loạt truyền thuyết ra đời đã
theo sát lịch sử dân tộc. Đó là các truyền thuyết về Bà Trưng, Bà Triệu,
Phùng Hưng, Trần Hứng Đạo, Lê Lợi.v.v... Hình tượng người anh hùng cứu
nước và giữ nước được thể hiện có chiều sâu hơn so với hình tượng người
anh hùng chiến trận trong truyền thuyết cổ đại. Nếu như ta chỉ biết người anh
hùng làng Gióng ra trận với thanh gươm và con ngựa sắt thì ta còn biết Bà

Trưng, Bà Triệu ra trận với chí căm thù giặc sâu sắc. Trần Hưng Đạo biết dẹp
mối thù riêng để làm việc lớn. Tấm lòng sắt son với nước, ý chí quyết tâm tiêu
diệt giặc đến cùng của mỗi người anh hùng trong sự nghiệp quang vinh đã
được nghìn đời sau khâm phục và ca ngợi..

Niềm tự hào dân tộc trong những thiên truyền thuyết đời sau gắn liền
với việc ngợi ca người anh hùng như những nhân vật đẹp một cách phi
thường và hoàn hảo. Mặc dù truyền thuyết đời sau không mô tả được người
anh hùng với kích thước khổng lồ như Thánh Gióng hoặc Sơn Tinh, nhưng
vẫn có nhiều yếu tố mang tính chất sử thi.
Truyền thuyết về các vị anh hùng cứu nước và giữ nước là nguồn tài
liệu vô cùng phong phú lấp chỗ trũng cho lịch sử hàng nghìn năm đô hộ của
phong kiến nước ngoài. Đời sau, khi viết lại lịch sử đấu tranh oanh liệt của
dân tộc, các sử gia không thể không dựa vào trí nhớ của nhân dân, những
người anh hùng đã được nhân dân nhận thức và định giá trên một quan điểm
hoàn toàn đúng đắn, khác hẳn với quan niệm của giai cấp phong kiến cho
người anh hùng như là đại điện cho một giai cấp, một dòng họ làm theo mệnh
trời, giữ yên ngôi báu hoặc tô vẽ người anh hùng như là những tấm gương
tận tụy với triều đình. Truyền thuyết đã góp phần khẳng định lại công lao của
người anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh chung của toàn dân tộc.
2. Truyền thuyết dân gian phản ánh tinh thần dân chủ của nhân dân
trong lịch sử dân tộc
Tinh thần dân chủ dược phản ánh khá đậm nét trong những thiên
truyền thuyết về người anh hùng nông dân khởi nghĩa. Ở đây, truyền thuyết
dân gian theo sát lịch sử theo một phương diện khác không phải phương diện
bảo vệ đất nước mà là phương diện chống áp bức, bóc lột. Tinh thần dân chủ
không nằm trong phạm trù dân tộc mà nằm trong phạm trù giai cấp. Truyền
thuyết về người anh hùng nông dân khởi nghĩa xuất hiện khá muộn, đặc biệt
nở rộ vào thời kỳ chế độ phong kiến suy tàn.

Truyền thuyết về người anh hùng dân tộc chống xâm lăng đã ưu tiên
mô tả sự xuất thân từ cuộc đời bình thường của các nhân vật nhưng chưa
nhấn mạnh khía cạnh lam lũ, cơ cực của cuộc đời ấy.
Truyền thuyết về người anh hùng nông dân khởi nghĩa đã nhấn mạnh
được khía cạnh này. Có bao nhiêu cuộc đời anh hùng thì có bấy nhiêu cuộc
đời lao khổ: Nguyễn Hữu Cầu, Chàng Lìa lúc đầu là những đứa trẻ mồ côi, đi

ở. Hầu Tạo xuất thân từ một chàng trai lang thang nay đây mai đó; Nguyễn
Hữu Khôi làm nghề chở đò ngang. Họ là những con người tiêu biểu cho nỗi
thống khổ của người nông dân trong chế độ suy tàn. Đỉnh cao quyết liệt trong
hành động của người anh hùng là tuyên chiến với các thế lực phong kiến
thống trị, kể cả với triều đình trung ương tập quyền. Những người anh hùng
đã nhiều phen làm nghiêng ngã cả xã hội phong kiến, bè lũ vua quan phải run
sợ trước sức mạnh "đội trời, đạp đất" của họ. Truyền thuyết dân gian về
người anh hùng nông dân khởi nghiã đã để cho hậu thế những trang vô cùng
sảng khoái. Cuộc đời chiến đấu của người anh hùng nông dân tuy ngắn ngủi
nhưng đầy ý nghĩa: lý tưởng nghìn đời của người nông dân là tự do, bình
đẳng đã có dịp được thực hiện trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đối với người anh hùng nông dân, truyền thuyết dân gian
không chỉ ca ngợi, mà còn phê phán. Đây là cách đánh giá khách quan, thể
hiện quan điểm đúng đắn của người lao động với tư cách là tác giả của văn
học dân gian. Truyền thuyết đã thể hiện khá rõ những nét hạn chế thuộc về
bản chất của người anh hùng nông dân khởi nghĩa.
Ngoài giá trị nghệ thuật, truyền thuyết vê người anh hùng nông dân
khởi nghĩa còn là nguồn tài liệu lịch sử vô cùng quý giá cho đời sau. Khi chính
sử của nhà nước phong kiến, thực dân cố tình bóp méo xuyên tạc, bôi nhọ
những cuộc khởi nghiã và những lãnh tụ của nghĩa quân thì truyền thuyết dân
gian đã đánh giá lại những nhân vật và sự kiện nảy với cách nhìn khách
quan, trung thực.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH TRUYỀN THUYẾT
1. Tìm hiếu cốt truyện
Truyền thuyết lịch sử dân gian, nhìn chung không có một mô hình kết
cấu được trau chuốt như một phương tiện nghệ thuật đặc thù (như truyện cổ
tích thần kỳ). Do đó, nói chung chưa có vấn đề phân tích kết cấu đối với các
thể loại này.

Cốt truyện về đại thể có ba phần:
- Hoàn cảnh xuất hiện người anh hùng
- Sự nghiệp của người anh hùng
- Chung cục, thân thế người anh hùng.
Vì "nguyên liệu chính để xây dựng cốt truyện là hành động của nhân
vật trung tâm, mà nhân vật của truyện cổ dân gian công chính là hành động
của nó, cho nên phân tích truyện cũng là phân tích nhân vật
2. Phân tích nhân vật
Nhân vật chính của truyền thuyết là trung tâm của sự kiện được kể lại
Vì vậy khi phân tích truyền thuyết cần gắn nhân vật với sự kiện. Có thể tiến
hành phân tích theo trình tự sau:
+ Tìm nhân vật trung tâm
+ Tóm tắt cốt truyện
+ Phân tích nhân vật theo diễn biến của sự kiện.
Từ hành động của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể mà rút ra những
nhận xét làm cơ sở cho một sự tổng hợp, dẫn tới một cách hiểu chung về
nhân vật. Điều cần lưu ý trong quá trình phân tích, cần đối chiếu với chính sử
để tìm hiểu thái độ và cách đánh giá này của nhân dân so với thái độ cách
đánh giá "chính thống" của chính sử đối với cùng một sự kiện, cùng một nhân
vật lịch sử.
3. Đặt truyền thuyết vào môi sinh của nó

Truyền thuyết lịch sử dân gian không bao giờ tồn tại tách rời với sự thờ
cúng, nghi lễ, tín ngưỡng, tập tục. Cho nên phân tích lịch sử cần phải chú ý
viện dẫn cả những yếu tố tín ngưỡng, lễ tục gắn với chúng để làm rõ bản chất
và đặc trưng thể loại, đồng thời nêu bật được tâm tính tha thiết của nhân dân,
qua nhiều thế hệ, gửi gắm vào mảng văn hóa dân gian này.

Bài 3 - TRUYỆN CỔ TÍCH
I. KHÁI NIỆM VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH
Cổ tích là một thể loại truyện dân gian. Khi thần thoại trên bước đường
tan rã thì cổ tích dân đần được hình thành. Cùng với sử thi, những truyện cổ
tích đầu tiên có mầm mống từ thần thoại, nảy sinh từ giai đoạn cuối của xã
hội nguyên thủy, nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội phong kiến, xã hội có
sự phân chia giai cấp sâu sắc. Do đó, đối tượng thẩm mỹ của nó khác với
thần thoại. Truyện cổ tích hướng vào đời sống xã hội thời cổ, những xung đột
trong xã hội đã phát sinh áp bức giai cấp.
Với hình tượng nhân vật tích cực tiêu biểu cho đạo đức, trí khôn và sức
mạnh tinh thần của nhân dân, với cốt truyện xây dựng trên những hành động
có tính chất phiêu lưu của các nhân vật trung tâm, truyện cổ tích chứa đựng
cả một pho kinh nghiệm sống của nhân dân, thể hiện ước mơ và niềm tin của
nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, sự công bằng và lòng nhân ái
đối với gian tham, bất công và tàn bạo. Tóm lại của cái thiện với cái ác.
Truyện cổ tích có chức năng bền vững, từ bao đời nay nó vẫn được coi
là “truyện kể trong nhà cho trẻ nhỏ" và do ông bà cha mẹ kể lại cho con cháu.
Còn đối với các em, truyện cổ tích là thế giới trong đó con người có dịp đem
toàn bộ "ý chí tốt đẹp của mình ra chống lại các lực lượng đen tối".
Căn cứ vào những nét khác biệt và kiểu nhân vật và tính chất câu
chuyện kể có liên quan, người ta chia thể loại truyện cổ tích ra làm 3 tiểu loại:
Truyện cổ tích thần kỳ, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích loài vật.
1. Truyện cổ tích thần kỳ

Truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của
thể loại cổ tích. Truyện cổ tích thần kỳ là những truyện kể về chuyện tưởng
tượng xung quanh số phận cuộc đời của kiểu nhân vật bất hạnh. Nhân vật
chính trong truyện cổ tích thần kỳ vẫn là những con người trong thực tại
nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò quan trọng. Hầu như
mọi xung đột trong thực tại giữa người và người đều bế tắc, không thể giải

quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ (Ví dụ: Truyện Cây khế, Truyện Tấm Cám,
Truyện Thạch Sanh...)
Trong truyện cổ tích thần kỳ, các nhân vật thường gồm 3 loại chính:
nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, Tấm, Sọ Dừa...), nhân
vật phản diện hay phe ác (như Lý Thông, Cám. mẹ Cám...) và các nhân vật
thần kỳ hoặc báu vật có tác dụng kỳ diệu (như tiên, bụt, đàn thần, nồi cơm
thần...)
2. Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự)
Đó là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây,
các mâu thuẫn xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một
cách hiện thực, không cần đến những yến tố siêu nhân. Những yếu tố thần kỳ
nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là sự tô điểm cho
câu chuyện thêm vẻ ly kỳ, hấp dẫn mà thôi. Ví dụ truyện Vợ chàng Trương,
truyện Cây tre trăm đốt....
3. Truyện cổ tích loài vật
Là loại truyện cổ tích lấy loài vật làm đối tượng phản ánh, tường thuật
và lý giải là chủ yếu. Loại chuyện này ở thời cổ xưa hầu hết các dân tộc đều
có, ở đây, các loài vật được nhân hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng
tượng của nhân dân thời cổ. Truyện cổ tích loài vật được nẩy sinh từ nhu cầu
của người thời cổ muốn đúc kết những kinh nghiệm và hiểu biết về đời sống
và tập tính của một số con vật ít nhiều có liên quan đến cuộc sinh tồn của họ.
Truyện cổ tích loài vật do đó, cũng mang đấu vết quan niệm của người xưa

về tự nhiên.
Về sau, những kinh nghiệm và hiểu biết về loài vật, hòa lẫn với những
kinh nghiệm hiểu biết về con người và xã hội, và dần dần có sự đan xen giữa
đề tài "xã hội loài vật" với đề tài "xã hội loài người". Các con vật ở trong
truyện cũng mang những tính tình, tính cách rõ nét của các loại người (con
sói tham lam, con cáo xảo quyệt, con hổ hung bạo, con thỏ khôn ngoan
v...v...).

Một số truyện cổ tích loài vật gần với truyện ngụ ngôn. (Ví dụ: Truyện
Sự tích con công và con quạ, truyện Vì sao Trâu không có hàm răng trên...).
Tuy vậy, giữa hai thể loại này vẫn có nét khác biệt về mặt thi pháp: một bên là
cả một câu chuyện; một bên (truyện ngụ ngôn) chỉ có dáng dấp của một màn
kịch nhỏ.

II. NỘI DUNG, Ý NGHĨA TRUYỆN CỔ TÍCH
1. Truyện cổ tích phản ánh hiện thực cuộc sống của người xưa
Như trên đã nói, truyện cổ tích thiên về phản ánh thực tế đời sống xã
hội. Tư duy nghệ thuật của nhân dân trong thời đại phát sinh và phát triển của
truyện cổ tích không phải là thứ “tư duy hướng lên trời" như trong thời đại của
thần thoại mà là thứ tư duy "giàu thực tiễn".
Trước tiên là hiện thực về cuộc sống gia đình. Truyện cổ tích đã thể
hiện được những mâu thuẫn, những xung đột trong gia đình xưa như là cơ sở
của những chuyển biến xã hội.
Mâu thuẫn giữa gia đình nảy (sinh trong quá trình hình thành những
quan hệ mới giữa các thành viên. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc
vì những lý đo kinh tế, làm cho các thành viên trong gia đình phân hóa thành
hai lực lượng đối lập một bên là các thành viên lớn tuổi, người anh, người chị,
người mẹ ghẻ...", còn một bên là các thành viên nhỏ tuổi (người em, người
mô côi, người con riêng… Những truyện cổ tích tiêu biểu nhất cho chủ đề này

là Tâm Cám, Cây Khế, Sự tích chim đa đa... ở đây, các lực lượng đối lập
trong gia đình đã tham gia vào những cuộc xung đột kéo dài, gay gắt, thậm
chí một mất một còn. Quá trình xung đột, bản chất của các lực lượng đối lập
được phơi bày, các thành viên lớn tuổi thường là những kẻ tham lam, xảo
quyệt, tàn ác và ngu ngốc, còn các thành viên nhỏ tuổi lại đôn hậu, trung
thực, thông minh.
Mâu thuẫn gia đình về bản chất cũng lả mâu thuẫn xã hội, trong những
giai đoạn lịch sử sau (đặc biệt là ở thời phong kiến) mâu thuẫn trong gia đình

trở thành mâu thuẫn xã hội. Màu sắc giai cấp đã bao trùm lên các lực lượng
đối lập trong gia đình. Vì vậy, xung đột gia đình đã chuyển thành xung đột xã
hội.
Trong truyện cổ tích, ta không chỉ thấy những xung đột mà còn thấy
những cảnh đời: Cuộc sống giàu sang của kẻ tàn ác, bóc lột và sự nghèo
khổ, bất hạnh, thua thiệt của người dân lành. Nó gợi lên trong lòng người đọc,
người nghe những tình cảm yêu ghét mãnh liệt: đồng cảm với những số phận
bé nhỏ, khổ đau và lòng căm thù đối với các thế lực hắc ám - nguyên nhân
của những nỗi bất hạnh trong thế giới con người.
Tuy nhiên, khi đánh giá về khả năng phản ánh hiện thực của truyện cổ
tích, ta nhận thấy truyện cổ tích luôn luôn thiên về những vấn đề đạo đức. Để
thực hiện chức năng giáo huấn của mình, truyện cổ tích không thể vượt ra
khỏi ranh giới của phạm trù đạo đức để bước sang lĩnh vực "chủ nghĩa hiện
thực" thuần tuý. Nói một cách khác, các tác giả của thuyền cổ tích dân gian
nhìn hiện thực từ góc độ đạo đức. Vì vậy xung đột trong truyện cổ tích thực
chất là xung đột của những phạm trù đạo đức đối lập: trung thực, xảo quyệt,
hiền lành, tàn ác, ích kỷ, vị tha v..v...
2. Truyện cổ tích "chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác"
Trong mối quan hệ giữa tương lai và thực tại thì truyện cổ tích hướng
về tương lai nhiều hơn. Thế giới trong truyện cổ tích dưa như xa lạ và đối lập

với những gì đang có và đã có. Vì vậy, đây chính là thế giới của ước mơ. Thế
giới này hoàn toàn phù hợp với tâm lý thiếu nhi
a. Ước mơ về sự hoàn thiện cua con người
Nhân vật trung tâm của truyện cổ tích là những con người "nhỏ bé"
sống dưới đáy xã hội, bị khinh rẻ và bị áp bức bóc lột. Người đời sau gọi họ là
phe thiện, nhân vật chính diện. Các nhân vật này đều rất trung thực. Phẩm
chất trung thực của họ bị đẩy đến mức cực đoan nhằm đối lập với những
người xấu xa, gian trá đang tồn tại ngoài xã hội. Điều đó làm cho nhân vật có

phần xa lạ với cuộc đời, đứng cao hơn cuộc đời và trở thành một phẩm chất
lý tưởng để con người hướng tới
Đi liền với trung thực là tình thương. Hầu như các nhân vật chính diện
đều biết yêu thương và vị tha vô hạn. Đó là một thứ tình thương dành cho
những người cùng cảnh ngộ. Ta có thể hiểu được vì sao cô Tấm chỉ đến ở
với bà lão hàng nước cô đơn; vì sao Sọ Dừa lại đầu thai vào một nhà nghèo
khổ. Trong truyện cổ tích, một quá trình thường xẩy ra là: nhờ có tình thương
và lòng vị tha mà con người có thể đi tới những bước ngoặt quan trọng của
cuộc đời mình. Trong số những thử thách đối với nhân vật chính diện, sự thử
thách về tình thương và lòng vị tha chiếm một số lượng đáng kể. Cô gái nhỏ
dấu cơm đem cho ông lão qua đường mà được ban thưởng sắc đẹp. Chàng
nông dân cứu giúp con chó, con mèo mà được chứng giúp đỡ, trở nên giàu
có... Như vậy, tình thương không chỉ là bản chất của người lao động mà còn
là cơ sở, là nền tảng trong quá trình phát triển của chính cuộc sống. Thế giới
của truyện cổ tích chan hòa ánh sáng của lòng nhân ái, vị tha làm dịu đi
những nỗi gian truân của số phận trái ngang. Truyện cổ tích thắp lên niềm tin
cho trẻ thơ rằng: cái ác vẫn còn nhưng tình yêu thương mới là vô hạn.
Bên cạnh loại nhân vật mồ côi, truyện cổ tích còn có nhân vật "người
thông minh", "nhân vật dũng sĩ” đã góp phần thể hiện ước mơ con người về
sự hoàn thiện, hoàn mỹ của mình.

b. Uớc mơ về sự đổi đời
Sinh ra trong nghèo khó và bị áp bức bóc lột, địa vị thấp kép trong gia
đình và ngoài xã hội, các nhân vật "nhỏ bé" luôn luôn mơ ước về sự đổi đời.
Trước đây, trong thần thoại, con người luôn mơ về một cuộc sống no
đủ và nhàn hạ thì ở cổ tích con người lại muốn vươn lên trở thành giàu có. Vì
vậy, nhân vật trong truyện cổ tích thường nhận được rất nhiều vàng, bạc,
châu báu sau những tháng ngày gian truân vất vả. Từ một phương diện khác,
ta còn thấy truyện cổ tích hướng tới sự công bằng xã hội về công lý; chính
nghĩa phải thắng gian tà; người hiền gặp lành, người yếu đuối được bênh vực
và ngược lại cái xấu cái ác phải được trừng trị đích đáng. Tất nhiên, để đạt