Đặc điểm thị trường chứng khoán chưa niêm yết

Thị trường chứng khoán là nơi mà các cổ phiếu, trái phiếu ( gọi chung là chứng khoán) được mua và bán bắt đầu từ việc 1 công ty huy đông vốn, bằng cách bán cổ phần ra công để nhằm mục đích tăng vốn, tăng dòn tiền tài trợ cho các dự án, kế hoạch phát triển cua công ty.

Thị trường mà các doanh nghiệp phát hành các chứng khoán tới tận tay nhà đầu tư,  được gọi là thị trường sơ cấp. Trên thị trường này tổ chức phát hành sẽ nhận được tiền từ nhà đầu tư thông qua huy động vốn ( nếu phát hành cổ phiếu) hay vay nợ ( nếu họ phát hành trái phiếu)

Các chứng khoán sau khi được phát hành lần đẫu ở thị trường sơ cấp sẽ được các nhà đầu tư mua bán qua lại trên thị trường thứ cấp.  Phiên giao dịch tập trung đầu tiên của thị trường thứ cấp ở Việt Nam là ngày 28/7/2000 do trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM tổ chức, đây cũng là tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.  Sau này Thị trường tập trung cũng ghi nhận thêm sự có mặt của Sở Giao Dịch chứng khoán Hà Nội

Thường khi nói thị trường tăng giảm, tức là nói đến thị trường thứ cấp này, đó là nơi các nhà đầu tư mua bán với nhau nên họ cũng quan tâm đến biến động chỉ số của các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, hay giá cả các loại chứng khoán mà họ quan tâm

Thị trường giảm là thị trường con gấu, thị trường giá xuống ( bear market) là thị trường mà gía cả các cổ phiếu có xu hướng giảm. Gọi là thị trường con gấu vì con gâu khi tấn công thường nhảy bổ từ trên xuống bất ngời và mạnh mẽ, đặc điểm này rất giống thị trường gía xuống

Thị trường tăng là thị trường con bò ( bull market) đó là thị trường mà giá cả cổ phiếu có xu hương tăng (bull market). Gọi là bull market vì con bò rất hung hăng, khi tấn công sẽ múc cặp sừng từ dưới lên. Đặc điểm này giống như thị trường giá lên, tức sau khi tạo đáy sẽ tăng từ giá thấp lên cao.

Một trong các đợt giảm ấn tượng trên thị trường chứng khoán là đợt giảm từ 2007-2009 khi thị trường chứng khoán giảm từ 1200 điểm xuống còn 200 điểm

Đó là nơi kết nối giữa người mua và người bán, giúp họ giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc các chứng khoán khác.

Khi bạn mua bán chứng khoán qua sàn sẽ giúp quá trình thanh toán nhanh chóng và đáng tin cậy hơn, bạn không sợ mua sợ chứng khoán giả, cũng không lo người mua không thanh toán tiền, hay người bán thay đổi không chịu bán…

Bạn có thể thấy rõ danh sách các cổ phiếu (được niêm yết) : ví dụ như SAM, REE, FPT, VNM  với các thông tin về giá mua bán, giá lịch sử, thậm chí bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin doanh nghiệp như tinh hình tài chính, kế hoạch kinh doanh, tình hình làm ăn hiệu quả không

Qua các sàn san giao dịch như HSX ( sở giao dịch chứng khoán tphcm), HNX( sở giao dịch chứng khoán hà nội), Upcom ( các cổ phiếu đăng ký giao dịch tại hà nội) với các lợi ích ở trên

Hoặc bạn có thể mua các loại chứng khoán chưa niêm yết hoặc mới cổ phần hóa qua thị trường OTC, đó là thị trường giao dịch phi tập trung nơi người bán sẽ gặp nhau thương lượng giá cả mà không thông qua hệ thống đặt lệnh giao dich của các sàn. Vì các cổ phiếu OTC không được chuẩn hóa nên có khá nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư chưa xác thực thông tin

Ở Việt Nam hiện nay cụm từ “thị trường chứng khoán” đang được sử dụng phổ biến, tuy nhiên Pháp luật chứng khoán chưa có quy định cụ thể về khái niệm thị trường chứng khoán. Từ hoạt động đầu tư chứng khoán thì thị trường chứng khoán có thể được hiểu như sau:

1. Khái niệm về thị trường chứng khoán.

Theo cách hiểu truyền thống, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra việc phát hành và mua bán lại các chứng khoán đã phát hành.

Giống như bất kỳ loại thị trường nào khác, thị trường chứng khoán cũng được cấu thành bởi đầy đủ các yếu tố như chủ đề tham gia giao dịch trên thị trường; đối tượng hàng hóa giao dịch của thị trường; các loại giao dịch diễn ra trên thị trường; các cơ quan quản lý và giám sát; các nguyên tắc vận hành của thị trường và sự tác động của các quy luật thị trường.

Trên thị trường chứng khoán, các nguồn vốn dài hạn được lưu thông giữa các chủ thể thông qua hai giai đoạn, ở hai bộ phận khác nhau của thị trường chứng khoán:

Trong giai đoạn thứ nhất, các nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu vốn của họ cho một tổ chức phát hành chứng khoán, theo cơ chế góp vốn hoặc cơ chế cho vay để được nhận quyền sở hữu các giấy tờ có giá do tổ chức phát hành chuyển giao - gọi là chứng khoán (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ...) Hoạt động này diễn ra trên thị trường chứng khoán sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp 1 hoặc thị trường phát hành.

Trong giai đoạn thứ hai, các nhà đầu tư (người sở hữu chứng khoán) chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác theo hình thức mua bán, cho tặng thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng mua bán chứng khoán hoặc hợp đồng tặng cho chúng khoán. Việc tặng cho chứng khoán được tiến hành theo nguyên tắc của giao dịch đã cho trong pháp luật dân sự. Còn việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư thì về nguyên tắc giao dịch này và được tiến hành thông qua tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán. Hoạt động mua bán lại các chứng khoán đã phát hành diễn ra trên thị trường thứ cấp hay còn gọi là thị trường cấp 2 hoặc thị trường giao dịch chứng khoán.

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.

2. Đặc điểm thị trường chứng khoán

Đặc điểm của thị trường chứng khoán là những dấu hiệu phản ánh bản chất của thị trường chứng khoán đồng thời cũng là những tiêu chí để phân biệt thị trường chứng khoán với các loại thị trường khác trong một nền kinh tế thế

Với ý nghĩa là một loại thị trường đặc thù trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế mở thị trường chứng khoán có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thị trường chứng khoán có đối tượng giao dịch là các loại chứng khoán và dịch vụ về chứng khoán. Các chứng khoán được lưu thông trên thị trường chứng khoán là những hàng hóa đặc biệt, phản ánh sự luân chuyển các nguồn vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế một cách trực tiếp, từ các tổ chức cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi đến tay những tổ chức cần vốn như các công ty hay chính phủ và chính quyền địa phương. Các dịch vụ về chứng khoán được hiểu là những công việc mà một tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện theo yêu cầu của khách hàng để hướng tiền công dịch vụ. Các dịch vụ này phản ánh những nhu cầu cần được hỗ trợ từ phía các tổ chức trung gian hay các nhà quản lý giám sát thị trường đối với các nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng khoán.

Thứ hai, thị trường chứng khoán có tính rủi ro cao và có ảnh hưởng mang tính dây truyền. Tính rủi ro cao của thị trường này thể hiện ở chỗ, hầu hết các chủ đề tham gia vào giao dịch của thị trường đặc biệt là các nhà đầu tư luôn phải gánh chịu sự tác động rất lớn từ các yếu tố rủi ro tiềm ẩn những nguy cơ phá sản của tổ chức phát hành, tình hình lạm phát tiền tệ trong nền kinh tế, sự giảm giá chứng khoán hay tình trạng thông tin thị trường không minh bạch... Thực tế cho thấy, các yếu tố này đều ít nhiều tác động đến quyền lợi của giới đầu tư chứng khoán cũng như các tổ chức phát hành hay các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba, thị trường chứng khoán có tính nhạy cảm cao trước các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự và an ninh trong nước cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới.

Thứ tư, thị trường chứng khoán vận hành theo một số nguyên tắc đặc thù như nguyên tắc công khai, nguyên tắc giao dịch qua trung gian, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

3. Phân loại thị trường chứng khoán.

Về lý thuyết, có thể phân loại thị trường chứng khoán theo các tiêu chí chủ yếu sau đây:

- Nếu dựa vào bản chất của các giao dịch diễn ra trên thị trường có thể phân chia thị trường chứng khoán thành hai loại gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

+ Thị trường sơ cấp (còn gọi là thị trường phát hành chứng khoán) là nơi diễn ra các giao dịch phát hành chứng khoán. Thị trường này có sự tham gia trực tiếp của các tổ chức phát hành với các nhà đầu tư, thông qua tổ chức trung gian là tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán nhằm mục đích tạo ra hàng hóa cho thị trường chứng khoán.

+ Thị trường thứ cấp (còn gọi là thị trường giao dịch chứng khoán) là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các chứng khoán đã phát hành. Thị trường này có sự tham gia của các chủ thể gồm các nhà đầu tư và các tổ chức trung gian. Các hoạt động của thị trường thứ cấp hướng tới mục tiêu luân chuyển chứng khoán giữa các nhà đầu tư nhằm thay đổi cơ cấu cổ đông hoặc thay đổi cơ cấu chủ nợ của tổ chức phát hành, chứ không có tác dụng trực tiếp trong việc tăng vốn cho tổ chức phát hành chứng khoán.

- Nếu dựa vào cách thức tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán có thể phân chia thị trường chứng khoán thành hai loại gồm thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng khoán phi tập trung

+ Thị trường chứng khoán tập trung là loại thị trường diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết theo phương thức giao dịch tại sàn, thông qua nhà môi giới chứng khoán là thành viên giao dịch của thị sàn giao dịch chứng khoán được hiểu bao gồm sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán. Hai loại sàn giao dịch này đều có đối tượng giao dịch là các chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết nhưng thực chất thì chất lượng chứng khoán được niêm yết tại mỗi sàn giao dịch này là rất khác nhau và phương thức giao dịch cũng khác nhau.

+ Thị trường chứng khoán phi tập trung là loại thị trường diễn ra các giao dịch chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết theo phương thức mua bán trực tiếp giữa các nhà đầu tư và hầu như không bắt buộc phải giao dịch thông qua các nhà môi giới, chủ trên thực tế còn có sự tham gia hoạt động của các công ty chứng khoán - với tư cách là nhà tạo lập thị trường. Thị trường chứng khoán phi tập trung cũng có sự quản lý kiểm soát của nhà nước nhưng cách thức và biện pháp kiểm soát có nhiều điểm khác biệt so với thị trường chứng khoán tập trung.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.

Luật Hoàng Anh