Khi công ty thanh lý đối tượng cuối cùng được nhân giá trị tài sản là ai

Trong quá trình hoạt động, nhu cầu sử dụng tài sản luôn luôn thay đổi từ đó trong nhiều trường hợp khi tài sản không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản. Vậy pháp luật hiện nay quy định về thẩm quyền thanh lý tài sản trong công ty cổ phần như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về vấn đề này.

Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận bao gồm:

  1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Doanh nghiệp

  1. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

  2. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các giao dịch tại mục 2.

Khi công ty thanh lý đối tượng cuối cùng được nhân giá trị tài sản là ai

Như vậy, theo quy định trên thì: 

  • Trường hợp thanh lý tài sản có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của công ty sẽ thuộc thẩm quyền chấp thuận của hội đồng quản trị. Khi đó phải tiến hành cuộc họp hội đồng quản trị thông báo cho các thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên về việc bỏ phiếu tán thành hợp đồng mua bán này. Nếu hội đồng quản trị thông qua, chấp thuận hợp đồng này thì người đại diện có thẩm quyền của công ty sẽ tiến hành thanh lý tài sản theo quy định.

  • Trường hợp thanh lý tài sản có giá trị lớn hơn 35% thì phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận thông qua cuộc họp đại hội đồng cổ đông và phải có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành. Khi được đại hội đồng cổ đông thông qua thì người đại diện có thẩm quyền của công ty sẽ tiến hành thanh lý tài sản theo quy định.

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.

HỎI: YÊU CẦU HOÀN TRẢ PHẦN VỐN GÓP

Kính chào Quý luật sư,

Em có thắc mắc là một cổ đông có được quyền yêu cầu công ty cổ phần hoàn trả phần vốn góp của mình vào công ty hay không? Em mong nhận được giải đáp từ phía quý Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.

Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về việc yêu cầu hoàn trả phần vốn góp như sau:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định mới nhất tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

- Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông và theo quyết định của công ty theo quy định của pháp luật;

- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì công ty cổ phần được thực hiện hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có quyết định hoàn trả phần vốn góp của Đại hội đồng cổ đông công ty;

(2) Đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp;

(3) Công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

Do đó: Trường hợp công ty tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và có quyết nghị giảm vốn điều lệ của công ty thông qua việc hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông để giảm vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, công ty chỉ được thực hiện hoàn trả khi đáp ứng đủ tất cả các điều kiện kể trên.

Sau khi hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty, thì công ty có trách nhiệm phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp của các cổ đông trong công ty và thực hiện cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo quy định của pháp luật.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

Luật sư Dương Hoài Vân.

HỎI: RÚT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN

Chào Luật sư,
Tôi đã đầu tư một công ty cổ phần được 2 năm. Nhưng 2 năm nay, tôi không nhận được thông báo tình hình hoạt động kinh doanh như thế nào? Bây giờ tôi muốn rút tiền đầu tư thì phải làm gì? Tôi ở quận 5 TP Hồ Chí Minh. Nhờ Luật sư tư vấn giúp. 
Chân thành cám ơn.

Trân trọng.

Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về việc rút vốn đầu tư công ty cổ phần như sau:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Hiện nay, các cổ đông của công ty cổ phần nếu muốn rút vốn khỏi công ty thì có hai hình thức để thực hiện là: yêu cầu công ty hoặc người khác mua lại cổ phần của mình. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của bạn, tôi xin tổng hợp và gửi đến bạn một số quy định liên quan đến vấn đề này như sau:

Cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình:

Trong trường hợp cổ đông phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

Hình thức thực hiện: Yêu cầu này phải được lập thành văn bản với các nội dung sau: tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại.

Thời hạn:

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thì cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình phải gửi yêu cầu đến công ty.

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trên, công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông có yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định trong điều lệ công ty. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người khác:

Một cách khác để cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần là chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp cho phép cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ các trường hợp sau:

·       Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;

·       Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu.

Hình thức thực hiện: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Lưu ý là hợp đồng chuyển nhượng phải có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nếu các bên là pháp nhân thì do đại diện theo ủy quyền ký kết.

Một số lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần:

Tư cách pháp lý của các bên: Các bên (công ty cổ phần, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) phải có tư cách pháp lý hợp pháp và hoạt động hợp pháp. Để đảm bảo yếu tố này, đi kèm hợp đồng chuyển nhượng là các giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp và giấy ủy quyền để ký kết hợp đồng.

Các hợp đồng lớn của công ty cổ phần: Đây là một vấn đề này quan trọng vì bên nhận chuyển nhượng, khi mua lại cổ phần, thường quan tâm đến cổ tức, mà cổ tức chỉ được chi trả sau khi công ty đã thanh toán xong các khoản nợ đến hạn. Giả sử công ty cổ phần đó ký kết các hợp đồng có giá trị lớn với các bên thứ ba khác thì bên nhận chuyển nhượng nên lưu tâm đến các hợp đồng này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, các vấn đề về thực hiện nghĩa vụ thuế, báo cáo tài chính và sự minh bạch tài chính, các tranh chấp với các bên thứ ba và danh mục tài sản đang được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần cũng là vấn đề mà bên nhận chuyển nhượng cần quan tâm và đưa vào hợp đồng. Những vấn đề này có thế được sử dụng làm căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nếu bên chuyển nhượng và phía công ty cổ phần có sự vi phạm.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng.

Luật sư Dương Hoài Vân.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Gói dịch vụ pháp lý Doanh nghiệp

Danh bạ Luật sư Doanh nghiệp

Mẫu đơn khiếu nại cho Doanh nghiệp mới nhất

Câu hỏi về Doanh nghiệp