Công văn xin nhap canh bản sao hay ban chinh

1. Các văn bản pháp lý quy định về việc xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích lao động, thương mại, đầu tư.

- Luật số 47/2014/QH2013 - Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

- Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài

3. Hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài

- Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động của công ty, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện..)

- Tờ khai mẫu con dấu và mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức theo mẫu NA16

- Đề nghị xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài theo mẫu NA2. Công ty, tổ chức khai tờ khai online in ra đóng dấu theo quy định.

- Giấy giới thiệu của công ty cử nhân viên đi làm thủ tục xin công văn nhập cảnh (Đối vơi trường hợp xin cấp công văn nhập cảnh online thì không yêu cầu)

2. Quy trình. thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam và thủ tục xin cấp thị thực

Bước 1 - Chuẩn bị hồ sơ: Người bảo lãnh điền thông tin vào các mẫu tờ khai chuẩn bị ở mục 1 nêu trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.

Lưu ý: Đối với trường hợp xin thị thực Việt Nam từ trên 3 tháng trở lên Yêu cầu phải có Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động với người nước ngoài là người lao động .....

Bước 2 - Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn:

- Trường hợp nộp trực tiếp:

Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an

+ Nếu là doanh nghiệp, tổ chức tại miền Bắc, Miền Trung thì nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội,

+ Nếu doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam nộp trực tiếp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP HCM.

- Trường hợp xin công văn nhập cảnh online

Trường hợp xin công văn nhập cảnh online thì doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản điện tử tại Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công Bộ công an. Việc kê khai xin cấp công văn nhập cảnh điền theo hướng dẫn tại Cổng dịch vụ công. Sau khi kê khai doanh nghiệp, tổ chức phải ký chữ ký điện tử để hoàn thành

Bước 3 - Nhận kết quả công văn nhập cảnh.

- Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp, tổ chức trực tiếp tại Cục trong trường hợp nộp trực tiếp

- Trường hợp xin công văn nhập cảnh online thì kết quả sẽ trả về tài khoản điện tử. Doanh nghiệp đăng nhập và tải file công văn nhập cảnh. Trong trường hợp là công văn fax tại đại sứ quán thì bản fax doanh nghiệp phải lấy trực tiếp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. h

Bước 4: - Thông báo cho người nước ngoài: Khi có kết quả duyệt nhập cảnh doanh nghiệp, tổ chức thông báo cho người nước ngoài đã hoàn thành thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Doanh nghiệp trong trường hợp này chuyển công văn cho người nước ngoài (có thể gửi thông qua bản chụp email, fax, hoặc chuyển phát nhanh) để người nước ngoài làm tiếp thủ tục tại Bước 5 dưới đây.

Bước 5 - Nhận thị thực và đóng lệ phí:

Tại nơi nhận thị thực người xin cấp visa điền và nộp Mẫu NA1 có dán ảnh 3cmx4cm + Hộ chiếu gốc + Bản copy của công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh + Lệ phí xin cấp thị thực (Tại phòng nhận thị thực bảng lệ phí xin cấp thị thực được niêm yết công khai, lệ phí từ 25$ đến 135$ tùy vào loại và thời hạn của visa).

Lưu ý: Người nước ngoài cần đọc nội dung của công văn nhập cảnh xem nơi nhận thị thực là ở đâu? Thông thường người nước ngoài nhận visa thị thực tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (Ví dụ như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng ....)

Trường hợp nhận visa tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán thì người nước ngoài phải trực tiếp mang hồ sơ của mình đến nộp và phải chờ đợi thông thường không quá 5 ngày để nhận được thị thực từ Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.

Trường hợp nhận visa thị thực tại sân bay hoặc tại cửa khẩu đường bộ thì người nước ngoài làm thủ tục ngay tại quầy làm thủ tục visa khi nhập cảnh vào Việt Nam, thời gian chờ đợi thông thường khoảng 20 phút hoặc lâu hơn tùy vào từng thời điểm lượng khách làm thủ tục ít hay nhiều.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục bảo lãnh và xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thủ tục cần thiết.

Công văn nhập cảnh hay còn gọi là Thư mời nhập cảnh (Entry Letter). Là công văn để doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Vậy thủ tục làm Entry Letter như thế nào? Hãy cùng HD visa tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

Công văn nhập cảnh tiếng Anh gọi là Vietnam entry approval letter hay Vietnam entry permit, là loại giấy tờ cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Thông thường, khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài phải có visa nhập cảnh. Và để lấy được visa, thì trước đó phải làm một loại giấy tờ được gọi là: công văn nhập cảnh tại Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Công văn xin nhap canh bản sao hay ban chinh
Cong van nhap canh online

Sau khi có công văn, người nước ngoài sẽ được lấy visa tại 2 nơi: Cửa khẩu hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Công văn xin nhap canh bản sao hay ban chinh
Thủ tục nhận visa nhập cảnh tại sân bay

Các trường hợp người nước ngoài cần làm công văn nhập cảnh?

– Nhập cảnh vào Việt Nam vì mục đích thương mại (Visa DN1)

– Nhập cảnh vào Việt Nam để lao động (LD1, LD2)

– Nhập cảnh vào Việt Nam để đầu tư (DT)

– Nhập cảnh vào Việt Nam để thăm thân (TT)

Còn những trường hợp nhập cảnh khác, không cần phải làm CVNC. Cụ thể là:

Các trường hợp không cần xin công văn nhập cảnh

– Có Visa Việt Nam loại nhiều lần còn thời hạn.

– Có thẻ tạm trú Việt Nam còn thời hạn.

– Có thẻ thường trú còn thời hạn.

– Có Giấy miễn thị thực 5 năm còn thời hạn.

– Nhập cảnh theo diện miễn thị thực ( Miễn thị thực đơn phương hoặc song phương như các nước Hàn, Nhật, Đông Nam Á).

– Nhập cảnh bằng thẻ APEC

– Miễn thị thực đơn phương hoặc song phương

– Visa điện tử Việt Nam (Evisa)

Nếu chưa chắc chắn về trường hợp của mình, hãy gọi tới số Hotline – 0984.216.682 của chúng tôi để được tư vấn thêm.

Điều kiện làm công văn nhập cảnh cho người nước ngoài

Người nước ngoài không thể tự làm thư mời nhập cảnh cho chính họ vào Việt Nam. Thay vào đó, họ cần có một đơn vị, cá nhân nào đó ở Việt Nam bảo lãnh.

Điều kiện để làm thư mời nhập cảnh cho người nước ngoài

– Có tổ chức (công ty) hoặc cá nhân Việt Nam bảo lãnh.

– Không thuộc các trường hợp cấm nhập cảnh vào Việt Nam.

Tổ chức có thể là: công ty, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty Nhà nước, công ty 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài… Tất cả đều phải được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Cá nhân bảo lãnh phải là người thân: cha, mẹ, vợ, chồng, con. Người bảo lãnh phải có đủ tư cách, trách nhiệm dân sự.

Cấm nhập cảnh vào Việt nam

Cấm nhập cảnh là các trường hợp người nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Những trường hợp như vậy, Cục xuất nhập cảnh sẽ không cấp phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Một số trường hợp người nước ngoài bị cấm nhập cảnh vào Việt nam như:

– Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

– Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

– Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

– Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

– Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

– Vì lý do thiên tai.

– Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Liên hệ với HD visa để kiểm tra bạn có thuộc trường hợp bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hay không.

Hồ sơ làm công văn nhập cảnh Việt Nam

Mục đích nhập cảnh của người nước ngoài chủ yếu là để làm việc và thăm người thân. Do vậy, họ có thể làm công văn nhập cảnh theo diện thương mại hoặc theo diện thăm thân.

1. Công văn nhập cảnh diện thương mại

Đây là thủ tục để các công ty bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh và làm việc dưới dạng visa 3 tháng. Cụ thể là trường hợp người nước ngoài nhập cảnh để làm việc, công tác, hội thảo, họp, gặp đối tác, sửa chữa máy móc, thiết bị,… tại công ty ở Việt Nam.

Hồ sơ bảo lãnh cho người nước ngoài gồm những giấy tờ sau:

  • * Giấy phép hoạt động (Bản công chứng)
    • Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài: Mẫu NA2
    • Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký, con dấu của công ty bảo lãnh: Mẫu NA16
    • Hộ chiếu của người nước ngoài (Bản sao)
    • Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ

Thư mời nhập cảnh có giá trị từ 1 tháng tới tối đa 12 tháng.

*Lưu ý:

– Nếu làm thủ tục nhập cảnh cho người thân của người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, thì cũng thuộc trường hợp này. Công ty nơi người nước ngoài làm việc vẫn sẽ ký xác nhận hồ sơ nhập cảnh cho người thân của họ.

– Mẫu NA2 phải có mã vạch. Xem hướng dẫn khai NA2 online tại địa chỉ này.

– Chữ ký trong các văn bản phải là chữ ký tươi, không được ký bằng dấu.

Nếu muốn nhập cảnh nhanh, hồ sơ đơn giản, bạn nên làm visa điện tử

Xem thêm: Visa điện tử Việt Nam - Dịch vụ xin Evisa nhanh 1 ngày ra kết quả

2. Công văn nhập cảnh theo diện thăm thân

Là trường hợp người Việt Nam muốn bảo lãnh cho bố, mẹ, vợ, chồng, con nhập cảnh. Hồ sơ làm thư mời bảo lãnh nhập cảnh bao gồm các giấy tờ sau:

  • * Mẫu đơn bảo lãnh nhập cảnh cho người thân: Mẫu NA3
    • Căn cước công dân/ CMND/ hộ chiếu của người bảo lãnh: Công chứng.
    • Bản chụp mặt hộ chiếu của người nước ngoài nhập cảnh.
    • Giấy xác nhận quan hệ thân nhân.

*Lưu ý:

– Mẫu NA3 phải có chữ ký xác nhận của công an xã, nơi người bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

– Giấy xác nhận quan hệ thân nhân là: Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, xác nhận quan hệ gia đình… Nếu là tiếng nước ngoài phải dịch thuật công chứng tiếng Việt.