Công suất nhà máy điện rác Sóc Sơn

Nhà máy điện rác Sóc Sơn là một trong những dự án được đầu tư với hy vọng giải quyết vấn đề rác thải của TP.Hà Nội. Theo dự kiến nhà máy sẽ vận hành trong tháng 1/2022, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tiến độ của dự án đang bị ảnh hưởng.

Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn của Tập đoàn Thiên Ý nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy được giới thiệu "sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu", công suất đốt 4.000 tấn rác mỗi ngày, thu được 75 MW điện mỗi giờ.

Khi đi vào sử dụng, đây là nhà máy xử lý rác lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ xử lý hơn 2/3 số rác của toàn TP.Hà Nội.

Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn, trong đó có xử lý chất thải sinh hoạt. Thế nhưng, trên thực tế, ngoài 3 khu xử lý hiện hữu là bãi rác Xuân Sơn, bãi rác Nam Sơn và khu xử lý chất thải Cầu Diễn thì nhiều dự án xử lý rác thải của Hà Nội vẫn bất động.

Hiện tại nhà máy điện rác Sóc Sơn là dự án khả thi duy nhất của thành phố Hà Nội, dự kiến sẽ vận hành trong tháng 1/2022, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ của dự án.

Ông Lý Ái Quân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội cho hay: "Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong 2 năm qua, đặc biệt trong năm nay đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ. Bình thường công trường có hơn 1.000 công nhân làm việc, nhưng qua những đợt giãn cách xã hội số lượng công nhân và chuyên gia, kỹ sư bị giảm".

Hình ảnh công nhân đang hoàn thiện các công đoạn cuối của dự án.

Hiện tại nhà máy điện rác Sóc Sơn đã hoàn thiện 100% phần lắp đặt máy cho nhà máy chính, đối với các công trình phụ trợ như khu xử lý nước thải, tháp làm mát, khói thải đang trong giai đoạn hoàn thiện, các thiết bị phục vụ cho hạng mục này được nhập khẩu từ Đức và một số quốc gia khác dự kiến cuối tháng 11/2021 sẽ cập cảng về đến Việt Nam.

Lái xe chở rác tập làm quen với quy trình mới tại nhà máy.

Xe chứa rác đưa vào lò đốt.

Hệ thống cân điện tử xác định khối lượng rác thải vận chuyển trong ngày. Các xe chở rác sau khi đến với nhà máy sẽ được cân trọng tải bằng hệ thống cân tự động.

“Theo kế hoạch phí vận hành nhà máy của chúng tôi sẽ chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu đưa vào vận hành, căn chỉnh, hiệu chỉnh kỹ thuật, lò đốt đầu tiên sẽ được vận hành vào tháng 1/2022. Giai đoạn 2 sẽ có 2 lò đốt với hệ thống kỹ thuật khác cũng sẽ được cân chỉnh và đốt vào cuối tháng 2/2022, cuối tháng 3 hệ thống còn lại được vận hành và trong quý I/2022 tất cả 5 lò đốt của chúng tôi sẽ hoàn thiện đi vào vận hành, căn chỉnh hệ thống kĩ thuật với công suất 4.000 tấn rác mỗi ngày, đến quý II/2022 toàn hộ hệ thống của chúng tôi sẽ vận hành ổn định", ông Lý Ái Quân chia sẻ thêm.

Theo Sở xây dựng Hà Nội, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, vì vậy nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động, giúp giải quyết vấn đề rác thải ùn ứ và tránh hiện tượng quá tải xảy ra tại bãi rác Nam Sơn hồi đầu tháng 11.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Trong ảnh: Chạy thử xe chở rác không tải để làm quen với quy trình vận hành. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Theo quyết định chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nhà máy điện rác Sóc Sơn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn), huyện Sóc Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/1/2022.

Tiến độ vận hành nhà máy điện rác Sóc Sơn được chia thành 3 giai đoạn; trong đó giai đoạn 1 (từ ngày 20/1), lò đốt số 3 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/ngày, rác tiếp nhận vào nhà máy 1.000 tấn/ngày. Tổ máy số 2 phát điện công suất 15 MW.

Giai đoạn 2 (từ ngày 20/2), lò đốt số 2 và số 4 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 3.000 tấn/ngày. Giai đoạn này, tổ máy số 1 sẽ phát điện. Công suất phát điện của tổ máy 1 và 2 là 45 MW.

Trong giai đoạn tiếp theo, từ ngày 25/3, lò đốt số 1 và số 5 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày. Tổ máy số 3 phát điện. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy 1, 2 và 3 là 75 MW.

[Hà Nội: Đầu tư xây dựng nhiều hạng mục nâng công suất bãi rác Nam Sơn] 

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần môi trường năng lượng Thiên Ý, Tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện.

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam với công suất 4.000 tấn rác khô (tương đương gần 5.500 tấn rác ướt) mỗi ngày. Dự án sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến của châu Âu.

Tuy nhiên, dự án trên đã nhiều lần lùi thời gian hoàn thành so với kế hoạch ban đầu.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội vào cuối tháng 12/2019, Công ty Cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý cam kết sẽ hoàn thành dự án vào tháng 8/2020; vận hành chính thức đốt rác phát điện vào đúng dịp tháng 10/2020. Thế nhưng, tiến độ thi công không đảm bảo nên đã lùi thời điểm đưa vào hoạt động.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, sau khi kiểm tra, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã nhắc nhở dự án này chậm tiến độ nhiều lần đồng thời yêu cầu chủ đầu tư tăng cường nhân lực, vật lực, gấp rút triển khai thi công các hạng mục dự án. Chậm nhất ngày 1/5/2021, đơn vị phải đưa nhà máy vào hoạt động, nhưng vẫn không kịp tiến độ.

Trước thực tế đó, từ đầu tháng 7/2021, Công ty Cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý đã phối hợp Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức tập huấn quy trình tiếp nhận rác vào nhà máy đối với 17 đơn vị thu gom, vận chuyển rác về Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Cùng với việc triển khai quy trình tiếp nhận, phía chủ đầu tư cũng đã yêu cầu chủ thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị...

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện mỗi ngày thành phố có trung bình khoảng 6.000 tấn rác cần xử lý, song phần lớn khối lượng trên được xử lý theo hướng chôn lấp. Do vậy, nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn khi đi vào hoạt động sẽ được kỳ vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho thành phố cũng như mang lại giá trị kinh tế cho nhà đầu tư./.

Hùng Võ (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề