Cơ chế sinh bệnh xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu trong lòng ống tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do thói quen ăn uống hoặc cũng có thể do bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh và cách phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa hiệu quả.

1. Xuất huyết tiêu hóa dưới gây ra những triệu chứng gì?

Tình trạng chảy máu trong lòng ống tiêu hóa, tính từ cơ treo tá tràng đến hậu môn được gọi là xuất huyết tiêu hóa. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng như sau:

- Phân có màu đen: Quan sát phân cũng là một cách kiểm tra sức khỏe đơn giản và hữu ích. Trường hợp phân có màu đen bất thường hoặc có thể nhìn thấy trong phân có lẫn máu tươi, bạn nên cẩn trọng. Đây có thể là biểu hiện của hiện tượng chảy máu trong ở ruột non, đại tràng hay hậu môn.

Cơ chế sinh bệnh xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Đau bụng là do dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa

- Đau bụng: Đây là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó bao gồm tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới. Những cơn đau bụng thường xuất hiện ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng dưới. Lời khuyên cho bạn là không nên chủ quan khi những cơn đau bụng kéo dài và mức độ đau ngày càng tăng.

- Có biểu hiện của người bị thiếu máu: Tình trạng xuất huyết tiêu hóa diễn ra trong thời gian dài, lượng máu mất nhiều có thể gây thiếu máu với một số biểu hiện như mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt. Thậm chí với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn bị sốc mất máu, mạch đập nhanh, giảm huyết áp nghiêm trọng. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn cũng nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, từ đó tìm hướng điều trị thích hợp, phòng tránh nguy cơ biến chứng.

2. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá dưới

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới, trong đó những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:

- Các bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột non, bệnh Crohn, các bệnh liên quan đến trực tràng và hậu môn.

Cơ chế sinh bệnh xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Một số loại thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hóa

- Các bệnh lý về mạch máu có thể kể đến như do hẹp động mạch chủ ruột non, giảm chức năng tiểu cầu, vỡ phình động mạch chủ bụng,...

- Tác động chấn thương: Khi bị tổn thương do những tác động trực tiếp như tai nạn, phẫu thuật hoặc một số tác động cơ học, hệ tiêu hóa cũng có thể bị chảy máu.

- Các loại thuốc và các chất khác: Chẳng hạn, việc thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid có nguy cơ khiến cho niêm mạc dạ dày cũng như phần ruột non bị tổn thương và gây ra tình trạng chảy máu.

3. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới bằng cách nào?

Để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới, bác sĩ cần:

- Khai thác những thông tin cần thiết về người bệnh chẳng hạn như đặc thù nghề nghiệp của bệnh nhân, môi trường sống ra sao, thói quen ăn uống và sinh hoạt như thế nào, đã từng mắc và đang mắc phải những bệnh lý gì, đã từng bị xuất huyết tiêu hóa dưới hay chưa,...

- Thăm khám các triệu chứng lâm sàng:

- Nội soi đại tràng để nhận biết, đánh giá tổn thương, tìm nguyên nhân gây tổn thương và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Cụ thể, những hình ảnh trên kết quả nội soi đại tràng có thể giúp bác sĩ đánh giá về tình trạng vết thương, vị trí vết thương, lượng máu đã mất, phát hiện được khối u, túi thừa, ổ viêm loét,...

Cơ chế sinh bệnh xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Nội soi tiêu hóa tại MEDLATEC

- Bên cạnh đó, một số phương pháp chẩn đoán khác cũng có thể được thực hiện là chụp mạch máu chọn lọc ở động mạch mạc treo tràng trên, dưới hay chụp đồng vị phóng xạ, nội soi ruột non,...

4. Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới

Hiện nay, các phương pháp điều trị tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới bao gồm:

- Cấp cứu kịp thời đối với những bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, lượng máu bị mất quá nhiều.

- Xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu. Từ đó điều trị nguyên nhân để khắc phục tình trạng này triệt để.

- Trường hợp bệnh không được cải thiện với phương pháp điều trị nội khoa, mức độ xuất huyết ngày càng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật.

- Người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, theo dõi cơ thể liên tục. Khi sức khỏe đã ổn định và được xuất viện, người bệnh cần cân bằng chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa dưới, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa bằng cách duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đa dạng dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ. Hạn chế ăn những thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn cay, nóng, thuốc lá và bia rượu,... để tránh gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Cơ chế sinh bệnh xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Nên thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ

- Tránh lạm dụng thuốc: Nếu phải sử dụng thuốc điều trị, bạn nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc, không tự ý mua thuốc và dùng thuốc. Một số loại thuốc chống viêm có thể làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, vì thế là thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Trong đó bao gồm khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt cần thiết với những đối tượng có nguy cơ cao.

- Kiểm soát căng thẳng bằng nhiều cách như cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, thiền định, tập yoga, tập thể dục,...

- Các trường hợp đã bị xuất huyết tiêu hóa thì cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn để phòng ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là một số thông tin về các triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa dưới. Hiện nay, Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa tin cậy. Đây là nơi quy tụ các bác sĩ hàng đầu về Tiêu hóa, đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, các máy nội soi tiêu hóa công nghệ cao,... nhằm mang đến dịch vụ y tế chất lượng nhất tới khách hàng.

Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, nội soi tiêu hóa tại MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.