Biến tướng văn hóa lễ hội ngày tết vtv.vn năm 2024

Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong đó có yêu cầu tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lễ hội. Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng mới ban hành công văn đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp. Triển khai các phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội, không để xảy ra các hành vi chen lấn, tranh cướp; có phương án xử lý kịp thời những tình huống phát sinh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và tổ chức lễ hội.

Đến thời điểm này, theo đánh giá chung, mùa lễ hội Xuân Quý Mão 2023 đang đi qua những ngày đầu tiên với diễn biến êm ả, thanh bình. Những lễ hội lớn, trọng điểm đã trở lại, thu hút hàng ngàn, hàng vạn người đổ về nhưng chưa xảy ra những tình huống gây phản cảm. Các lễ hội tại quy mô nhỏ hơn cũng được tổ chức quy củ an toàn, trật tự. Đáng chú ý tại nhiều nơi, việc thực hành các nghi thức lễ hội đang từng bước được điều chỉnh trên tinh thần: gạn đục khơi trong. Hầu hết hội làng được rút ngắn chỉ còn một đến hai ngày, phần lễ cô đọng, phần hội lành mạnh.

Bên cạnh những lễ hội được phục dựng văn mình, ở một số nơi tại một số thời điểm còn tình trạng trục lợi như chèo kéo khách, hét giá dịch vụ... Ngoài ra, những hình ảnh thiếu văn minh, gây phản cảm từ người đi dự lễ. Đáng chú ý là việc người dân thiếu hiểu biết về các tục lệ dẫn đến thực hành sai gây lộn xộn tại các lễ hội. Chính những hành vi này đã ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, nét đẹp của các lễ hội. Trên thực tế vì sự biến tướng này, có những lễ hội phải xoay xở đổi mới, đối diện với nguy cơ khó giữ được bản sắc độc đáo riêng có.

Mùa xuân là dấu mốc của những sự khởi đầu, đem đến cho chúng ta hy vọng về những đổi thay tích cực. Sự chuyển biến này là quá trình bền bỉ, với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ban ngành, người dân bản địa và du khách gần xa. Từ nỗ lực "khơi trong" của mỗi người, mỗi đơn vị, những giá trị văn hoá kết tinh trong lễ hội mới có thể được trao truyền để dòng chảy văn hoá của dân tộc ngày càng vững bền.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Hình ảnh mọi người tấp nập tham dự những lễ hội đã trở nên quen thuộc mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, văn hóa đi lễ được đề cập đến nhiều nhưng vẫn chưa có nhiều thay đổi tích cực. Trong đó, tình trạng xen lấn, xô đẩy, cướp lộc và tranh giành nhau vẫn thường xuyên diễn ra ngay tại những lễ hội được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể.

GS.TS Nguyễn Chí Bền – Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam – bày tỏ: "Tôi thấy rất buồn vì tôi không nghĩ rằng di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại lại xuất hiện một cách xấu xí như vậy. Là Giám đốc xây dựng hồ sơ đền Gióng Sóc Sơn năm 2009, tôi không thể tưởng tượng văn hóa đi lễ ngày càng biến tướng như thế".

Ông Nguyễn Đình Thành – chuyên gia về truyền thông – cũng chia sẻ: "Những tình trạng đó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều với tư cách là một cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, khi có những lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, cả thế giới sẽ nhìn vào những hình ảnh đó. Nhất là trong thời đại số ngày nay, một số hình ảnh chỉ vài giây là được nhiều người quan tâm theo dõi, nhìn nhận. Qua đó, những hình ảnh đó làm xấu hình ảnh quốc gia, gây ra hiểu biết sai lệch về lễ hội. Vì thế, sự biến tướng ấy góp phần làm mất đi hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam cũng như giá trị của di sản".

Biến tướng văn hóa lễ hội ngày tết vtv.vn năm 2024

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành

GS.TS Nguyễn Chí Bền đồng tình với quan điểm này. Ông khẳng định việc hiểu biết về lễ hội, di sản là rất quan trọng, từ đó mỗi người mới có được nhận thức đúng đắn với văn hóa đi lễ.

Ông cho biết: "Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có thống kê Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội. Nhưng tôi nghĩ đó chưa phải con số hoàn toàn xác thực bởi thống kê bao gồm ba hiện tượng lễ hội khác nhau: lễ hội truyền thống, lễ hội đương đại, mít-tinh và sự kiện lịch sử. Trong đó, lễ hội đương đại đã bị chúng ta nhầm lẫn với cách dùng từ festival. Chúng ta thấy từ festival xuất hiện rất nhiều ở các thể loại từ festival Huế, festival điện ảnh, festival lúa gạo… Tôi cho rằng những hiện tượng như vậy không phải là lễ hội. Còn mít-tinh, sự kiện lịch sử thường được nhà tổ chức đưa vào đó các nét văn hóa, các màn trình diễn đôi khi cũng bị nhầm lẫn là lễ hội".

Biến tướng văn hóa lễ hội ngày tết vtv.vn năm 2024

GS.TS Nguyễn Chí Bền - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Theo GS.TS Nguyễn Chí Bền, lễ hội cần được hiểu đúng và được xem xét trong mối quan hệ với tín ngưỡng: "Lễ hội phải là lễ hội mang tính truyền thống, được tổ chức ở các làng quê, các di tích như lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Gióng, hội Lim… Đặc điểm rất cơ bản của hiện tượng văn hóa này là bao giờ cũng có nhân vật thiêng để thờ phụng, thể hiện niềm tin của mọi người. Đặc biệt, ở các làng quê, niềm tin đối với nhân vật thiêng rất lớn. Vì thế, dù Tết Nguyên đán diễn ra chung trên cả nước nhưng lễ hội ở mỗi làng quê chính là thể hiện Tết riêng của từng nơi. Nét đẹp của lễ hội cần được xem xét trong mối quan hệ với tín ngưỡng".

Để lắng nghe cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Chí Bền và chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành, mời quý vị theo dõi qua video Sự kiện và bình luận dưới đây:

Quý vị độc giả có thể xem thêm các thông tin và tương tác với các chương trình giải trí của VTV qua Fanpage VTV Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam.