Chuyện con rồng cháu tiên kiểu văn bản nào năm 2024

Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết Việt Nam nói về xuất thân của người Việt. Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân và Tiên chỉ Âu Cơ. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên hay giòng giống rồng tiên tức nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, người Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.

Theo huyền thoại Con Rồng cháu Tiên, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần cao quý sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con. Một hôm, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên. Bộ sách sử cổ Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam cũng chép về huyền thoại tương tự, nhưng bỏ bớt yếu tố trăm trứng trong bọc, mà chỉ nói đến Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra trăm người con.

Dị bản[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện con Rồng cháu Tiên trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần khác khẳng định rằng Lạc Long Quân có tên húy là Sùng Lãm, con trai của Kinh Dương Vương. Ông lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, khai sinh tộc Bách Việt.

Để hiểu về nguồn gốc của con người Việt Nam, nhân dân ta đã sáng tạo ra truyền thuyết 'Con Rồng cháu Tiên' với nhiều yếu tố kỳ bí, thu hút.

Truyền thuyết kể về cuộc gặp gỡ và sự nên duyên vợ chồng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ thuộc dòng họ Rồng, sống chủ yếu ở dưới nước. Nhờ có những phép lạ, thần đã tiêu diệt yêu quái làm phiền dân lành và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Âu Cơ là tiên nữ xinh đẹp thuộc họ Thần Nông. Nàng tới vùng đất Lạc vì nghe nói mảnh đất ấy có nhiều hoa thơm và cỏ lạ. Tại đó, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, hai người yêu thương nhau rồi trở thành vợ chồng. Nàng mang thai và sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con khỏe mạnh, tuấn tú. Sau đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay. Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi, chia quản các vùng. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua, lập nên nước Văn Lang. Khi cha qua đời, ngôi vua được truyền cho con trưởng và các đời vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Truyền thuyết 'Con Rồng cháu Tiên' không chỉ giải thích nguồn gốc con người Lạc Việt mà còn khen ngợi, tự hào về nguồn cội quý tộc đó. Người Việt Nam luôn tự hào vì có nguồn gốc từ Rồng, Tiên, sinh ra từ cùng một mẹ Âu Cơ. Đồng thời, truyền thuyết này còn mang đến bài học về tình đoàn kết dân tộc. Các dân tộc trên lãnh thổ đất nước ta đều là anh em ruột thịt, có chung một dòng máu.

Do đó, chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển: 'Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt: Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình đoàn kết trong chúng ta không bao giờ suy giảm' (Hồ Chí Minh).

""""---HẾT"""""

Để hỗ trợ quá trình học tập, ngoài việc tham khảo bài Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên, các em có thể tham khảo nhiều bài văn mẫu khác như: Kể lại câu chuyện để hiểu vì sao người Việt tự gọi mình là Con Rồng, cháu Tiên, Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Giải thích nhan đề Con Rồng cháu Tiên, Đảm nhận vai nhân vật Âu Cơ kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cung điện Long Trang”): Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Phần 2 (tiếp đó đến “rồi chia tay nhau lên đường”): Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Phần 3 (còn lại): Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

3. Giá trị nội dung

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt

4. Giá trị nghệ thuật

Quảng cáo

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

- Hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh

II. Phân tích văn bản Con rồng cháu tiên

  1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại…)

- Giới thiệu về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

Quảng cáo

- Lạc Long Quân:

+ Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ

+ Thần mình rồng, thường ở dưới nước, tỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ

+ Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh

+ Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở

- Âu Cơ: ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần

→ Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vơ thành chồng, cùng nhau chung sống trên cạn

→ Sự kết duyên của những con người phi thường

2. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần

→ Hình tượng cái bọc một trăm trứng thể hiện những con người của dân tộc Việt do cùng một mẹ sinh ra

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đơc lẫn nhau

→ Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Đồng thời, qua đó phản ánh truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay

3. Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

Quảng cáo

- Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang

- Khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Nội dung: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt

+ Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh…

- Cảm nhận về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”

Bài giảng: Con Rồng cháu Tiên - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Bánh Chưng, bánh Giầy
  • Thánh Gióng
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Sự tích Hồ Gươm
  • Truyện Cổ tích

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Soạn Văn 6
  • Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 6
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 6
  • Tài liệu Ngữ văn 6 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 6
  • Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
  • Chuyện con rồng cháu tiên kiểu văn bản nào năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Chuyện con rồng cháu tiên kiểu văn bản nào năm 2024

Chuyện con rồng cháu tiên kiểu văn bản nào năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Nhân vật chính trong văn bản con Rồng cháu Tiên là ai?

Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết Việt Nam nói về xuất thân của người Việt. Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân và Tiên chỉ Âu Cơ. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên hay giòng giống rồng tiên tức nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Chủ đề của văn bản con Rồng cháu Tiên là gì?

Chủ đề là cái người ta phê phán, lên án qua những điều được kể.

con Rồng cháu Tiên do ai viết?

Cụ Trần Trọng Kim đã dựa vào cuốn sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia Ngô Sĩ Liên, đời Hậu Lê viết lại huyền thoại con Rồng cháu Tiên như sau: Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 trước Tây lịch, lấy Long Nữ sinh ra Sùng Lãm.

con Rồng cháu Tiên có từ khi nào?

Những phân tích của nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến xoáy vào thời gian xác định là thế kỷ 15, đã cho thấy nguồn gốc bản địa của huyền thoại con rồng cháu tiên này. Theo đó, quốc gia Đại Việt thời Lê đã là chất liệu bản địa để kiến tạo niềm tin tập thể con rồng cháu tiên, bọc trăm trứng nở trăm con.