Chi phí trực tiếp khác trong dự toán là gì năm 2024

1. Nội dung dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Các thành phần chi phí trong dự toán xây dựng được quy định cụ thể từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này.

2. Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau:

  1. Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.
  1. Chi phí gián tiếp gồm:

- Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.

- Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.

- Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí gián tiếp có thể bổ sung một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có); chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự).

  1. Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).
  1. Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.

3. Chi phí thiết bị của công trình, hạng mục công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .

4. Chi phí quản lý dự án gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

6. Chi phí khác trong dự toán xây dựng gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); các khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án.

7. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Ngày 14/08/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định số 68 sẽ thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ từ ngày 01/10/2019.

Trong Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có nhiều điểm mới, các giảng viên định giá hàng đầu của GXD đã nghiên cứu, phân tích và so sánh sự khác nhau. Các bạn đang làm dự toán, quản lý chi phí, kỹ sư QS, quản lý dự án xây dựng... hẳn rất quan tâm vấn đề: Chi phí gián tiếp trong dự toán xây dựng được xác định như thế nào?

Theo quy định tại điều 9 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP nói trên thì: "Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác, công việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, giá xây dựng của công trình và chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định căn cứ theo định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc xác định bằng phương pháp lập dự toán."

Chúng ta sẽ diễn giải lời văn nói trên thành công thức như sau:

Gxd = T + GT + TL + GTGT​

Trong đó: + Gxd: Chi phí xây dựng + T: Chi phí trực tiếp + GT: Chi phí gián tiếp (tạm ký hiệu tạm là GT, còn ký hiệu chính thức phải đợi thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn) + TL: Thu nhập chịu thuế tính trước + GTGT: Thuế giá trị gia tăng

\> Chi phí trực tiếp T được xác định bằng công thức sau: T = VL + NC + M Trong đó: + VL là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác, công việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, giá xây dựng của công trình. + Còn GT và TL được xác định căn cứ theo định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc xác định bằng phương pháp lập dự toán.

Như vậy, chúng ta còn phải đợi bảng định mức chi phí do BXD ban hành để có thể tính được GT và TL (theo quy định của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP).

Tuy nhiên, qua nghiên cứu so sánh giữa 2 Nghị định số 32 và 68, cùng với nghiên cứu Tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 32 của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ thì:

- Chúng ta không thấy khoản Chi phí chung nữa.

- Ta cũng thấy Nghị định 68 đã bỏ “chi phí hạng mục chung” trong khoản mục “chi phí khác”, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng.

Như vậy, theo dự đoán của GXD, khi thông tư mới thay thế thông tư số 06/2016/TT-BXD ra đời, Chi phí gián tiếp sẽ gồm:

Chi phí trực tiếp khác bao gồm những gì?

* Trực tiếp phí khác (TT): bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc xây dựng công trình nhưng không nằm trong các thành phần chi phí trên, VD chi phí vận chuyển nguyên vật liệu không nằm trong phạm vi 30m, chi phí phục vụ, chuẩn bị thi công….

Chi phí gián tiếp trong xây dựng gồm những gì?

Theo hướng dẫn của Phụ lục III Phương pháp xác định chi phí xây dựng, Thông tư 11/2021/TT-BXD thì Chi phí gián tiếp bao gồm 3 khoản mục chi phí: Chi phí chung (C) Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công (LT) Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế (TT)

Chi phí quản lý dự án bao gồm những gì?

Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với ...

TT trong dự toán là gì?

- "TT" là công tác thực tế không dùng phân tích định mức để tính đơn giá tổng. Mà lấy báo giá trọn gói thực tế trên thị trường cho 1 đơn vị công tác đó. Đơn vị tính là do báo giá thông lệ của chính các đơn vị làm công tác này trên thị trường, chứ không phải ý thích chủ quan của dự toán viên.