Chỉ báo ichimoku hay đường trung bình tốt hơn traderviet năm 2024

Mây Ichimoku là một trong những công cụ giao dịch mạnh mẽ trên nhiều loại thị trường khác nhau. Nó được biết đến như một chỉ báo có khả năng hoạt động như một hệ thống giao dịch tự động và gần như hoàn chỉnh, giúp tiết kiệm thời gian và được nhiều trader yêu thích. Ở bài viết này FXCE sẽ đưa đến những thông tin thú vị về lịch sử hình thành và những khái niệm cơ bản của chỉ báo Ichimoku.

\>> Xem thêm các bài viết thú vị khác tại:

Timeframe là gì? Cách lựa chọn timeframe theo phong cách giao dịch

Ngăn Ngừa Thua Lỗ Bằng Những Công Cụ Quản Lý Vốn Forex

Bỏ Túi Cách Quản Lý Rủi Ro Bằng EA

Ichimoku là tên gọi ngắn gọn của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo (biểu đồ cân bằng trong nháy mắt). Thông thường chỉ báo này gồm 5 thành phần và 2 trong số 5 thành phần đó tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây nên được gọi là Ichimoku Cloud (Đám mây Ichimoku).

Trong phân tích kỹ thuật, chỉ báo này hoạt động tốt nhất với vai trò xác định xu hướng vì đa số thành phần của chỉ báo này được tính toán bởi các công thức trung bình cộng. Bên cạnh việc xác định xu hướng tốt, chỉ báo này còn làm tốt trong vai trò thể hiện các mức hỗ trợ, kháng cự, động lượng của xu hướng và cung cấp tín hiệu ra/ vào lệnh chính xác.

Chính vì lẽ đó mà chúng ta có thể xem Ichimoku như một hệ thống hoàn chỉnh và không cần phải dùng thêm bất cứ công cụ nào khác. Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts có thể áp dụng trên mọi công cụ tài chính và khung thời gian giao dịch. Nhờ đó mà các trader hiểu rõ các thị trường tài chính và tìm ra cơ hội có xác xuất thắng lớn. Chỉ trong vài giây, trader có thể xác định xem xu hướng hiện tại có tích cực hay không hoặc cân nhắc xem có nên thiết lập thị trường tốt hơn.

Lịch sử hình thành chỉ báo Ichimoku

Goichi Hosoda - cha đẻ của chỉ báo Ichimoku Cloud

Cha đẻ của chỉ báo Ichimoku là một nhà báo người Nhật tên Goichi Hosoda, ông có một niềm đam mê lớn dành cho lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy ông dành phần lớn thời gian của mình để quan sát, ghi chép và thống kê giá gạo mỗi ngày. Từ đó ông rút ra được quy luật di chuyển và phản ứng giá tại một số vùng nhất định.

Với sự đam mê dành cho nến Nhật Bản, Goichi Hosoda quyết tâm nghiên cứu và phát triển một loại chỉ báo có thể sử dụng một cách toàn vẹn. Sau khi lập ra trung tâm nghiên cứu biểu đồ, ông và các cộng sự cùng nhau nghiên cứu từ cuối năm 1930, đến tận 4 năm sau là 1935 hệ thống giao dịch này mới hoàn thành. Sau một thời gian dài, đến năm 1969 chỉ báo Ichimoku mới được công bố rộng rãi.

Sau đó loại chỉ báo này thường được sử dụng nhiều tại các phòng giao dịch chứng khoán Nhật Bản. Hiện nay đây cũng là hệ thống được nhiều nhà đầu tư chứng khoán, tiền điện tử lựa chọn vì tính hiệu quả mà nó mang lại.

Các thành phần trong chỉ báo Ichimoku

Chỉ báo đám mây Ichimoku được tạo thành từ 5 đường khác nhau trên một biểu đồ. Những đường này giúp trader xác định vị trí của vùng hỗ trợ và kháng cự. Chúng giúp trader nhận biết thị trường đang theo xu hướng hay rơi vào thế tích lũy và dưới đây là 5 thành phần cấu thành nên chỉ báo Ichimoku

Chỉ báo ichimoku hay đường trung bình tốt hơn traderviet năm 2024

5 thành phần chính trong chỉ báo Ichimoku

Kijun-Sen - Đường cơ sở

Hay còn có tên gọi khác là đường xu hướng. Mỗi giá trị Kijun-Sen được tính bằng mức trung bình của 26 phiên giao dịch gần nhất, tính cả phiên giao dịch hiện tại. Đường Kijun-Sen biểu thị xung lượng giá trong khoảng thời gian dài nên tín hiệu cung cấp có độ tin cậy tương đối cao.

Công thức tính như sau: Kijun-Sen = (giá cao nhất + giá thấp nhất) / 2, chu kỳ 26

  • Nếu đường giá nằm trên Kijun-sen: thị trường đang trong giai đoạn giảm và có xu hướng tăng
  • Nếu giá nằm dưới: thị trường đang trong giai đoạn tăng và có xu hướng giảm

Tenkan-Sen - Đường chuyển đổi

Là mức giá bình quân của giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên giao dịch gần nhất, được dùng như một đường tín hiệu. Vì được sử dụng chu kỳ ngắn hơn nên Tenkan-Sen phản ứng nhanh hơn và bám sát đường giá hơn so với Kijun-Sen. Trong hệ thống giao dịch Ichimoku, Tenkan-sen đóng vai trò như một đường MA ngắn hạn.

Công thức tính: Tenkan-Sen = (giá cao nhất + giá thấp nhất) / 2, chu kỳ 9

Khác với Kijun Sen, đường Tenkan-sen chỉ tính dựa trên mức giá trung bình của 9 phiên giao dịch gần nhất. Điểm giao nhau của 2 đường này giúp nhà đầu tư nhận định thị trường. Dựa vào đó có thể lên kế hoạch tìm điểm vào lệnh.

  • Giá nằm trên Tenkan-Sen: thị trường đang trong xu hướng tăng
  • Giá nằm dưới Tenkan-Sen: thị trường đang trong xu hướng giảm

Chikou-Span - Đường trễ

Có thể hiểu đơn giản đây là giá đóng cửa được vẽ lại trong 26 phiên giao dịch trước đó. Chikou-Span được tính bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại lùi lại 26 phiên trước. Đường trễ giúp trader xác định hướng đang diễn ra và các cùng kháng cự/ hỗ trợ quan trọng.

Công thức: Chikou-Span = Close (phiên hiện tại), lùi về trước 26 phiên

Nhận biết xu hướng với đường Chikou-Span

  • Chikou-Span nằm trên đường giá: xu hướng tăng. Chikou-Span càng xa đường giá thì lực tăng của xu hướng càng mạnh.
  • Chikou-Span nằm dưới đường giá: xu hương giảm. Tương tự, Chikou-Span càng xa đường giá thì lực giảm của xu hướng càng mạnh
  • Chikou-Span đi dọc theo đường giá, sát với đường giá: xu hướng sideway

Senkou-Span A (Leading Span A) - Đường dẫn A

Giá trị của Senkou-span A chính là trung bình cộng giản đơn của Kijun-Sen và Tenkan-Sen, nhưng trên đồ thị, các giá trị này được vẽ tiến về phía trước 26 phiên giao dịch (trong tương lai). Mục đích sử dụng đường dẫn Senkou-Span A để xác định sự giao nhau với đường Senkou-Span B và qua đó xác định màu sắc, hình dáng của đám mây Ichimoku.

Công thức: Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về trước 26 phiên

Senkou-Span B (Leading Span B) - Đường dẫn B

Các giá trị của Đường dẫn B được tính tương tự như Kijun-Sen và Tenkan-Sen nhưng với chu kỳ dài hơn, 52 và đường Senkou-Span B cũng được dịch về phía trước 26 phiên như Senkou-Span A. Senkou-Span A và Senkou-Span B là 2 đường quan trọng nhất để tạo ra ranh giới mây Ichimoku.

Công thức: Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên

Chỉ báo ichimoku hay đường trung bình tốt hơn traderviet năm 2024

Senkou-Span A và Senkou-Span B tạo thành đường ranh giới mây Ichimoku

Những ưu điểm khi sử dụng Ichimoku

Đám mây Ichimoku

  • Chỉ báo này có thể sử dụng trong đa dạng thị trường giao dịch khác nhau như: cổ phiếu, hợp đồng tương lai, forex, chỉ số và kim loại quý…
  • Đám mây Ichimoku còn hỗ trợ cho phép trader lên ý tưởng và thiết lập giao dịch trong thời gian vô cùng nhanh gọn, chỉ trong vòng vài phút. Nhờ vậy mà các trader có thể dễ dàng nhận ra hướng chuyển động của giá, cảm giác, động lượng và sức mạnh của xu hướng.
  • Đây là phương pháp kết hợp 3 chỉ báo trên một biểu đồ và hiển thị rất nhiều dữ liệu, nhờ đó các trader hiểu rõ hơn về các hành động giá và đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn.
  • Biểu đồ Ichimoku thiên về xác định xu hướng, điều này có nghĩa Ichimoku Indicators hoạt động tốt nhất ở những thị trường cần điều này.

Một vài nhược điểm của Mây Ichimoku

Chỉ báo ichimoku hay đường trung bình tốt hơn traderviet năm 2024

Ichimoku Chart thường phức tạp về dữ liệu

  • Nhược điểm lớn nhất phải nói đến của đám mây Ichimoku là sự phức tạp về mặt thông tin của nó, khiến cho người mới thường mất nhiều thời gian mới có thể học và sử dụng một cách hiệu quả.
  • Đôi khi sự chi tiết dữ liệu và nhiều đường biểu đồ không phải lúc nào cũng có lợi, đôi lúc chúng có thể làm gián đoạn khả năng đánh giá giao dịch của các trader.
  • Mặc dù có nhiều dữ liệu được sử dụng để tính toán nên đôi khi nó vẫn không hoàn toàn chính xác vì những biến động trong thị trường.

Tổng kết

Đây là một dạng chỉ báo thuận tiện khi tích hợp cả chức năng của đường MA và trung bình giá của các phiên giao dịch khác nhau. Từ đó giúp cho những nhà giao dịch thuận lợi và có cái nhìn tổng quan để đưa ra những quyết định kịp thời. Đám mây Ichimoku bao gồm 5 thành phần quan trọng mà các trader cần phân biệt thật rõ ràng. Cùng theo dõi thêm những bài viết tiếp theo để biết thêm về cách giao dịch hiệu quả với đám mây Ichimoku.