Giải bài tập vật lý bài 16 lớp 9 năm 2024

Vật lí 9 Bài 16 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 45 bài Định luật Jun - Lenxo.

Soạn Vật lí 9 bài 16 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa gồm cả lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm giải Vật lý 9 Bài 17 Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxo và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Vật Lí 9 Bài 16: Định luật Jun - Lenxo

Giải bài tập Vật lí 9 trang 45

Câu C1

Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.

Gợi ý đáp án

+ Điện năng A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 J.

Câu C2

Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.

Gợi ý đáp án

+ Nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được: Q = Q1 + Q2; trong đó

Nhiệt lượng nước nhận được Q1 = c1m1 ∆to = 4200.0,2.9,5 = 7980 J.

Nhiệt lượng bình nhôm nhận được Q2 = c2m2 ∆to = 880.0,078.9,5 = 652 J.

Vậy Q = 7980 + 652 = 8632 J.

Câu C3

Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.

Gợi ý đáp án

+ So sánh: Ta thấy A lớn hơn Q một chút. Điện năng tiêu thụ đã có một ít biến thành nhiệt lượng được truyền ra môi trường xung quanh.

Câu C4

Hãy giải thích điều nêu ra trong phần mở đầu của bài: Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?

Gợi ý đáp án

Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tếp nhau. Theo định luật Jun - Len-xơ, nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng tỏa ra nhiều, do đó dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh, do đó dây nối hầu như không nóng lên và có nhiệt độ gần như nhiệt độ của môi trường.

Câu C5

Một ấm điện có ghi 220V - 1 000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước 4 200 J/kg.K.

Gợi ý đáp án

Ấm điện được dùng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức nên công suất P của nó cũng chính bằng công suất định mức (1000W).

Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, nên nhiệt lượng Q để đun sôi nước sẽ chính bằng lượng điện năng A mà ấm đã tiêu thụ.

Ta có:

+ A=Pt

+

Lại có:

), từ đó suy ra:

%7D%7BP%7D%3D%5Cdfrac%7B4200.2(100-20)%7D%7B1000%7D%3D%20672%20s)

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 16

Bài 1: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

  1. Cơ năng
  2. Năng lượng ánh sáng
  3. Hóa năng
  4. Nhiệt năng

Lời giải

Định luật Jun - Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng

Đáp án: D

Bài 2: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng? Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  1. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua
  2. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
  3. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn
  4. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.

Lời giải

Ta có:

Định luật Jun-Lenxơ

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua

Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 16 trang 45 SGK

Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 16: Định luật Jun - Len-xơ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
  • Giải bài tập Vật lý 9 bài 16: Định luật Jun - Len-xơ
  • Giải bài tập Vật lý 9 bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Giải bài tập Lý 9 bài C1 trang 45 SGK

Bài C1 trang 45 sgk Vật lí 9

C1: Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.

Trả lời:

+ Điện năng A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 J.

Giải bài tập Lý 9 bài C2 trang 45 SGK

Bài C2 trang 45 sgk Vật lí 9

C2: Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.

Trả lời:

+ Nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được: Q = Q1 + Q2; trong đó

Nhiệt lượng nước nhận được Q1 = c1m1 ∆to = 4200.0,2.9,5 = 7980 J.

Nhiệt lượng bình nhôm nhận được Q2 = c2m2 ∆to = 880.0,078.9,5 = 652 J.

Vậy Q = 7980 + 652 = 8632 J.

Giải bài tập Lý 9 bài C3 trang 45 SGK

Lời giải hay bài tập Vật Lý 9 Bài C3 trang 45

C3: Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.

Trả lời:

+ So sánh: Ta thấy A lớn hơn Q một chút. Điện năng tiêu thụ đã có một ít biến thành nhiệt lượng được truyền ra môi trường xung quanh.

Giải bài tập Lý 9 bài C4 trang 45 SGK

Bài C4 trang 45 sgk Vật lí 9

C4: Hãy giải thích điều nêu ra trong phần mở đầu của bài: Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?

Trả lời:

Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tếp nhau. Theo định luật Jun - Len-xơ, nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng tỏa ra nhiều, do đó dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh, do đó dây nối hầu như không nóng lên và có nhiệt độ gần như nhiệt độ của môi trường.

Giải bài tập Lý 9 bài C5 trang 45 SGK

Bài C5 trang 45 sgk Vật lí 9

C5: Một ấm điện có ghi 220V - 1 000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước 4 200 J/kg.K.

Trả lời:

Ấm điện được dùng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức nên công suất P của nó cũng chính bằng công suất định mức (1000W).

Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, nên nhiệt lượng Q để đun sôi nước sẽ chính bằng lượng điện năng A mà ấm đã tiêu thụ. Ta có A = Q, tức là Pt = cm(t2 – t1), từ đó suy ra

%7D%7BP%7D%3D%5Cfrac%7B4200.2%5Cleft(100-20%5Cright)%7D%7B1000%7D%3D672s)

Giải bài tập Vật lý 9 bài 16: Định luật Jun - Len-xơ được VnDoc hướng dẫn nhằm giúp các bạn định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các bạn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập.

  • Bài tập Vật lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 7
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 10
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 12
  • Giải bài tập Vật lý 9 bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
  • Giải bài tập Vật lý 9 bài 13: Điện năng - Công của dòng điện

-------

Ngoài Giải bài tập Vật lý 9 bài 16: Định luật Jun - Len-xơ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Trắc nghiệm Vật lý 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt