Cách tỉa cành cây keo lai

Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây keo

Kỹ thuật trồng cây keo nhanh thu hoạch

Cây keo có thể gọi là cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch một lần. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng keo để áp dụng với mô hình của bạn.

Thời vụ trồng: Cây keo có thể trồng vào vụ xuân trồng xong trước tháng 4 hoặc trồng vụ thu trồng xong trước ngày 15/11.

Mật độ: hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m.

Đất trồng: Nơi đất dốc < 1500.

Kích thước hố: đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm.

Kỹ thuật trồng cây keo:

Bón lót: Bón lót cho mỗi hố 3 kg phân chuồng hoai +200 g NPK. Đập đất tơi nhỏ, loại bỏ đá, rễ cây, tạp vật khác, lấp 1/2 hố. Trộn đều phân chuồng với NPK, bỏ vào hố, dùng cuốc xáo trộn đất, sau đó lấp đất đầy hố.

Lấp đất: Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch nát vỏ bầu, đặt bầu cây giống keo lai vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây con thẳng đứng. Dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom 2-3 cm và chèn vừa đủ chặt. Các động tác trồng cây phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh gãy cây, vỡ bầu, dập cổ rễ.

Chăm sóc cây keo trước mùa sinh trưởng chia làm 3 năm chăm sóc:

tiến hành làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 15-20 cm, vun đất đầy gốc cao 5-10 cm, đường kính xung quanh gốc rộng 0,8-1m. Phát dọn sạch dây leo, bụi rậm, đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau và cách gốc 25 cm. Bón thúc 2kg phân chuồng + 100g NPK. Trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh.

Năm thứ 2: Làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 20cm, vun đất đắp đầy gốc. Đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau, lệch với hai rãnh đã đào lần trước và cách gốc cây 35 cm để bón thúc sinh trưởng cho cây. Bón thúc 2 kg phân chuồng +100g NPK trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều cho 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh.

Năm thứ 3: Phát sạch dây leo bụi rậm, chỉnh sửa cây làm cỏ vun gốc, trợ lực cho những cây sinh trưởng chậm. Tỉa cành: Nếu cây có nhiều cành nhánh, cần tỉa bớt những cành thấp, tốt nhất là tỉa cành khi mới nhú. Dùng dao, kéo sắc để cắt sát gốc cành tỉa.

Cả 3 năm đều có 2 lần chăm sóc, lần chăm sóc thứ 2 giống như lần 1 nhưng chú ý là không bón phân.

Cây keo là giống cây trồng đạt năng suất cao, chống chịu mưa lũ, phủ xanh đất trống đồi núi chọc vì vậy nếu trồng bà con cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng.

Chúc bà con thành công!

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng

Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Đường kính có thể đạt được đến 120–150 cm. Ở Việt Nam, Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm.

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ thuật trồng rừng Keo lá Tràm

Keo lá Tràm - Acacia auriculiformis hay các loại cây Keo là loại Cây gỗ cao tới 25 - 30m, cành nhỏ, tự tỉa cành tốt, dễ trồng bằng hạt, sống lâu, cố định đạm. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất nghèo kiệt, thoát nước kém. Cây mọc nhanh, tốc độ sinh trưởng cao trong vài năm đầu.

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ thuật trồng Keo lai

Tên khoa học: Acacia mangium x Acacia auriculiformis Họ thực vật: Đậu (Leguminosae) Họ phụ: Trinh nữ (Mimosoidae)

Cách tỉa cành cây keo lai

Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn (cá rô phi, cá tạp …), diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …

Cách tỉa cành cây keo lai

Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …

Cách tỉa cành cây keo lai

Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ thuật trồng Keo lai

Cây gỗ nhỡ, cao tới 25-30m, đường kính tới 30-40cm, cao và to hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, các đặc tính khác có dạng trung gian giữa 2 loài bố mẹ.

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo

Rừng keo lai trồng đúng kĩ thuật thâm canh: chọn giống tạo cây con, trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ thuật trồng rừng Keo lá Tràm

Keo lá Tràm - Acacia auriculiformis hay các loại cây Keo là loại Cây gỗ cao tới 25 - 30m, cành nhỏ, tự tỉa cành tốt, dễ trồng bằng hạt, sống lâu, cố định đạm. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất nghèo kiệt, thoát nước kém. Cây mọc nhanh, tốc độ sinh trưởng cao trong vài năm đầu.

Cách tỉa cành cây keo lai
Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng

Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Đường kính có thể đạt được đến 120–150 cm. Ở Việt Nam, Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm.

Gần 100 ha keo mới bước sang năm thứ 4 song Công ty cổ phần Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (Yên Sơn) buộc phải khai thác để tận thu để giảm thiểu thua lỗ. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Giám đốc Công ty cho biết, diện tích keo phải khai thác sớm là những lô bị nhiễm bệnh chết héo, số còn lại phân cành sớm, kém phát triển. Ông Tiến so sánh, nếu chu kỳ trước cây keo sinh trưởng phát triển rất tốt, cây trồng 4 - 5 năm tuổi, chiều cao ít nhất đã gần 20 m tuy nhiên đến chu kỳ này cây còi cọc, rất nhiều cành nhánh, chiều cao chỉ đạt 6 - 7 m, sinh khối đạt rất thấp. Điển hình năm 2020, công ty khai thác 200 ha tuy nhiên năng suất chỉ đạt trên 6.000 m2 gỗ, bình quân chỉ đạt trên 30 m2/ha, chỉ bằng 1/2 bình quân chung của tỉnh.

Cách tỉa cành cây keo lai

Cán bộ Công ty cổ phần Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi kiểm tra diện tích keo non đã phân cành tạo tán sớm.

Gia đình ông Hoàng Văn Hồng, thôn Hòa Bình, xã Đội Bình (Yên Sơn) áp dụng biện pháp “mạnh” trồng dày để buộc keo phát triển chiều cao, tuy nhiên cũng không mấy hiệu quả, cây vẫn phân nhiều cành, nhánh, thậm chí nhiều cây keo ngọn đã bị héo kém phát triển. Xử lý tình trạng keo phân cành, tạo tán, héo ngọn, ông Hồng đang áp dụng biện pháp tỉa bỏ cành, nhánh, chỉ để lại cành ngọn, đồng thời bón bổ sung phân hy vọng cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh lý giải, hiện tượng cây keo phân cành, tạo tán sớm phần lớn xuất hiện giống keo hom. Nguyên nhân có thể do giống cây đã bị thoái hóa, điều này xuất phát từ giống gốc (tức cây mẹ). Trên thực tế một số cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp, trong đó có cây hom khai thác nhiều chu kỳ cây gốc bị già cỗi dẫn đến nguồn hom giảm chất lượng kéo theo hom ươm sản xuất cây giống cũng bị ảnh hưởng. Một nguyên nhân nữa cũng tác động đến việc phân cành, tạo tán sớm là người làm rừng trồng thuần loài nhiều chu kỳ trên 1 đơn vị diện tích dẫn đến sâu, bệnh hại xâm nhập vào cây non ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Qua kiểm tra cho thấy diện tích cây keo kém phát triển, đặc biệt là nhiễm bệnh chết héo đều xuất hiện trên những diện tích rừng đã trồng 2 - 3 chu kỳ keo.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Triệu Đăng Khoa thừa nhận, cây phân cành, tạo tán sớm sẽ kém phát triển ảnh hưởng lớn đến sinh khối gỗ. Xử lý hiện tượng này cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp. Biện pháp kỹ thuật, các vườn ươm phải hủy bỏ cây gốc đã quá tuổi khai thác, chỉ khai thác hom trên cây gốc khỏe mạnh, sạch bệnh. Hiện tại, Chi cục đang rà soát, kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất cây giống tại các vườn ươm được cấp phép nếu phát hiện cây gốc quá tuổi khai thác yêu cầu cơ sở sản xuất hủy bỏ thay thế cây gốc mới để phục vụ sản xuất cây giống. Về biện pháp lâm sinh, xử lý thực bì kỹ trước khi bước vào chu kỳ trồng rừng mới; đối với những diện tích rừng 1 - 2 năm tuổi, tăng cường kiểm tra, thực hiện phát dọn, tỉa bỏ cành nhánh, chỉ để lại cành ngọn bón bổ sung phân tổng hợp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển. Các chủ rừng, hộ gia đình cũng cần luân canh, thay thế, chuyển đổi giống cây trồng, hạn chế trồng thuần giống, nhiều chu kỳ trên một diện tích đất.

Ghi nhận tại một số địa phương, công ty lâm nghiệp đã chuyển đổi diện tích đất rừng trồng nhiều chu kỳ keo sang trồng cây bạch đàn hoặc một số loại cây trồng bản địa khác bước đầu đem lại hiệu quả, hạn chế sâu, bệnh hại phát sinh, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài ra người trồng rừng cũng cần chăm sóc và phòng trừ dịch hại theo đúng quy trình kỹ thuật, tránh tình trạng trồng xong bỏ đó, khi dịch bệnh xâm nhập, lan rộng mới phòng trừ hiệu quả rất thấp, chi phí tốn kém. Thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ hạn chế được sâu, bệnh hại, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.