Cách đệm đàn ghi ta ĐIỆU Văn

Bạn thường hay đi ca hát với bạn bè, đi những quán café acoustic, hay đi du ca ở café bệt, phố đi bộ,… Bạn thấy mọi người chơi đàn guitar cực “chất” và rất muốn mình cũng chơi được như vậy. Nhưng khổ nỗi bạn không biết phải bắt đầu học guitar đệm hát từ đâu??? Tìm trên mạng cũng ra một đống kiến thức cần phải học, khiến cho bạn vô cùng “lạc lối. Biết bao nhiêu câu hỏi trong đầu bạn: học đàn guitar có khó không??? Nên học thầy hay tự học đàn guitar, hay học guitar thì phải bắt đầu từ đâu????

Guitar Station hiểu được điều đó và sẽ đưa ra hướng đi cho người mới học guitar đệm hát như bạn! Bài viết này sẽ nói một cách tổng quan nhất những thứ mà người mới học guitar đệm hát cần chuẩn bị và cần biết, để bạn có thể hình dung và học guitar đệm hát một cách nhanh tiến bộ nhất!

————-

Học guitar đệm hát thì bắt đầu từ đâu?

Cách đệm đàn ghi ta ĐIỆU Văn

Đệm hát guitar là sự kết hợp giữa đàn và hát. Gồm có kĩ thuật tay trái (bấm hợp âm, chuyển hợp âm), kĩ thuật tay phải (rải hoặc quạt chả), và hát. Như vậy thì tổng cộng những bước chúng ta cần phải học đó là:

  1. Bấm hợp âm (tay trái)
  2. Rải điệu, quạt điệu (tay phải)
  3. Chuyển hợp âm (tay trái, tay phải)
  4. Đệm hát (kết hợp giữa tay trái, tay phải, và hát!)

Vậy là bạn đã có thể hình dung được mình cần phải học những gì để chơi được guitar đệm hát rồi phải không nào? Gồm 4 bước trên!

Nhưng trước khi đi vào 4 bước trên chúng ta cần có 1 bước gọi là bước “Làm quen” (cũng giống như trước khi “ấy” thì cũng phải khởi động dạo đầu đã chứ nhỉ :3 ). Bước này gồm có những điều cần phải biết, tớ cũng sẽ đưa link cho các bạn tìm hiểu luôn nhé:

Sau khi đã đi qua những bước làm quen rồi thì bạn có thể bước vào tập đàn rồi đấy!

1. Bấm hợp âm (tay trái) – Bắt đầu từ tuần 1

Khi bạn tập chơi guitar đệm hát, bạn không cần phải đi tay, solo ì xèo bánh bèo như các “thánh” chơi đàn guitar. Tất cả bạn cần làm chỉ là bấm một tổ hợp nốt, gọi là hợp âm. Một bài hát đơn giản nhiều khi chỉ cần có 3 hợp âm là có thể chơi được rồi! Thế nên bước đầu tiên, hãy luyện bấm hợp âm liên tục và nhuần nhuyễn nhé!

2. Học điệu, học nhịp (tay phải) – Bắt đầu từ tuần 2

Ở bước này các bạn sẽ được học cách phân biệt nhịp phách cơ bản và các điệu đàn cơ bản. Vì bước này cần một sự quan sát trực tiếp và có người hướng dẫn nên các bạn nên xem hướng dẫn bằng video sẽ dễ hiểu và dễ hình dung hơn!

Bài học:

  • Các điệu đàn cơ bản trong guitar đệm hát

3. Chuyển hợp âm kết hợp với các điệu đã học – Bắt đầu từ tuần 5

Sau khi bạn đã tập nhuần nhuyễn 2 bước trên: bấm hợp âm và tập nhịp điệu rồi thì ở bước này, chúng ta sẽ học cách để kết hợp giữa tay trái và tay phải, đó là vừa bấm hợp âm vừa đàn, kết hợp với chuyển hợp âm.

Bài học:

  • Làm Sao Để Chuyển Hợp Âm Nhanh?

4. Tự đàn tự hát – Bắt đầu từ tuần thứ 7

Khi bạn đã tự chuyển hợp âm được rồi và có thể đệm được 1 bài hoàn chỉnh rồi thì có nghĩa là bạn đã hoàn thành được 90% tiến độ của giáo trình “Tự học guitar đệm hát trong 10 tuần” rồi đấy! Hãy cố lên, chỉ còn 1 bước nữa – tự đàn tự hát, là bạn đã có thể xách đàn đi “chinh chiến” với bạn bè của mình rồi!

Mặc dù chỉ còn việc ráp lời bài hát vào nữa thôi nhưng bước này cũng khá gian khổ và khiến nhiều bạn tự tập guitar phải “đau đầu”, không biết làm sao để vừa đàn vừa hát được đúng nhịp! Thế nên hãy xem hướng dẫn của Guitar Station cho phần “hóc búa” này nhé!

Bài học:

  • Hướng dẫn vừa đánh đàn vừa hát dễ dàng!

Trên đây là 4 bước trong giáo trình học guitar đệm hát trong 10 tuần của Guitar Station, và cũng là lời giải đáp cho câu hỏi: “Học guitar đệm hát bắt đầu từ đâu?” của các bạn rồi! Nếu đã biết được nên bắt đầu từ đâu thì còn ngần ngại gì nữa mà không bắt tay vào học đàn guitar đệm hát đi nào! 

Xem thêm: Hướng Dẫn Tự Học Đàn Guitar Cơ Bản

Để có thể đánh được guitar ở mức độ cơ bản nhất thì chỉ cần biết bấm hợp âm bằng tay trái và cách đánh điệu đàn bằng tay phải. Tuy nhiên có nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về điệu đàn và không biết phải chọn điệu đàn nào cho phù hợp. Vì vậy hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu về điệu đàn và cách ứng dụng điệu đàn vào mỗi bài hát.

Thường ở nước ngoài người ta gọi chung những điệu đàn này là tiết tấu điệu hoặc là các mẫu quạt chả: mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3… Tuy nhiên, chúng ta gọi là điệu đàn hoặc điệu quạt cho dễ nhớ và dễ hình dung.

Có nhiều điệu quạt như ballad, pop, disco, bebop,…một số thì đánh nghe có vẻ rất giống nhau nhưng lại có tên khác hoặc có một số điệu lại nghe rất lạ tai và thú vị.

Việc học các điệu thường theo phong cách truyền tay, truyền miệng, tùy thuộc vào việc người trước dạy người sau như thế nào nên sẽ xảy ra tin trạng cùng một điệu này nhưng người này đánh nghe khác người kia hoặc người này biết những điệu này mà người kia lại không biết đến chúng…

Một số điệu được đặt tên rất sát và giống với loại nhạc chính thống như bossanova, tango… Những điệu này được đặt tên mà không theo quy ước chính thống nào nhưng không phải vì thế mà nó không đúng, các bạn mới tập chơi hoàn toàn có thể tập theo những điệu này để dễ hiểu và dễ tiếp thu. Đến khi bạn học sang giai đoạn nâng cao thì sẽ không cần chơi theo điệu mà sẽ chuyển sang chơi theo nhịp của bài hát.

Có rất nhiều điệu được sử dụng trong việc trình bày một bài hát bằng guitar mà đôi khi bạn không biết phải chọn điệu nào cho phù hợp. Sau đây là một số điệu được sử dụng phổ biến nhất và rất dễ dùng trong các bài nhạc hiện nay.

Đối với những bản nhạc ở nhịp 4/4 thì nên dùng các điệu như slow surf, surf nhanh, blue và ballad; những nhịp lẻ như nhị ¾ thì nên dùng điệu valse, nhịp 6/8 thì thường dùng điệu slow rock…

Đó là một số điệu phổ thông hay dùng nhưng bạn cũng có thể mở rộng ra một số điệu khác như disco, fox, bolero, rumba…

Cách đệm đàn ghi ta ĐIỆU Văn

Tân Nhạc Cụ phân phối nhiều thương hiệu guitar chính hãng

Với những bạn đã học qua nhạc lý thì việc xác định điệu đối với mỗi bài sẽ không khó lắm nhưng những ai chưa học qua nhạc lý thì sẽ vẫn gặp khó khăn. Thật may là hầu như các bài nhạc trẻ hiện nay đều chơi ở nhịp chẵn như 2/4 hoặc 4/4 nên thường chơi ở điệu slow surf.

Hoặc bạn cũng có thể xác định bằng cách khi thấy những bản nhạc nghe buồn, nhịp nhàng và chậm thì hãy chơi theo điệu slow surf, hoặc nghe những bài hát tuy nhẹ nhàng nhưng vẫn thấy sắc thái vui vẻ trong đó thì nên chọn điệu surf nhanh, hoặc khi bạn nghe bài hát vui vẻ và giai điệu khá nhanh thì hãy đánh theo điệu blue… Còn những điệu như fox, bolero sẽ chỉ áp dụng với một số bài nhất định chứ không được dùng thường xuyên.

Chúng ta đã vừa phân tích và tìm hiểu một số điệu cơ bản dùng trong guitar và cách chọn điệu cho phù hợp với từng bài hát rồi. Mong là các bạn có thể thu thập được nhiều kiến thức bổ ích và ứng dụng thành công vào quá trình luyện tập của mình!

Một số phụ kiện cho đàn guitar:

Phụ kiện đàn guitar

Dây đàn guitar

Capo đàn guitar

Dây đàn guitar Elixir

Dây đàn guitar D'Addarrio

Dây đàn guitar Alice

Dây đàn guitar Martin

Tuyển Tập Điệu Đệm Đàn Guitar Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao là thư viện điệu đệm không thể thiếu của người chơi đàn guitar. Tuyển tập tổng hợp gần như tất cả điệu đệm đàn guitar hay được sử dụng phổ biến nhất trong âm nhạc hiện đại, sẽ giúp người chơi đàn thoải mái lựa chọn cho mình những điệu đệm phù hợp nhất cho các bài hát yêu thích.

1. Điệu Ballad

2. Điệu Valse

3. Điệu Boston

4. Điệu SlowRock

5. Điệu Blues

6. Điệu Disco

7. Điệu Fox

8. Điệu Bolero & Rumba

9. Điệu Chachacha

10. Điệu Tango  

Cách đệm đàn ghi ta ĐIỆU Văn


#1. ĐIỆU BALLAD:

Ballad là điệu nhạc có nguồn gốc từ loại hình hát múa giàu chất thơ, phổ biến ở Pháp & Ý ở thế kỷ XIV, XV. Phong cách Ballad kết hợp với các phong cách nhạc nhẹ khác tạo nên sự đa dạng về âm hình tiết tấu. Điệu Ballad thường được dành cho các ca khúc viết ở nhịp 2/4 hoặc 4/4

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BALLAD]


#2. ĐIỆU VALSE:

Valse là điệu đệm có tiết tấu uyển chuyển & lôi cuốn. Các nhạc phẩm dành cho valse thường được viết ở nhịp 3/4 & diễn tả những tình cảm êm đềm, lãng mạn. Ở Việt Nam những bài hát điệu valse thường được viết trước những năm 75, về chủ đề làng quê, đất nước.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU VALSE]


#3. ĐIỆU BOSTON:

Boston thực chất là điệu Valse chậm thịnh hành ở Mỹ vào những năm 1910. Ở Pháp người ta còn gọi là Valse Boston. Nếu điệu Valse có tốc độ khoảng 120 - 180 thì Boston chỉ khoảng 60-65. Điệu Boston thường được dùng để đệm cho những ca khúc viết ở nhịp 3/4, với sắc thái buồn hoặc những bài hát tính chất du dương, bay bổng

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BOSTON]


#4. ĐIỆU SLOWROCK:

SlowRock là điệu đệm có tiết tấu nhẹ nhàng, chậm rãi & hết sức tình cảm. Các nhạc phẩm dành cho SlowRock thường được viết ở nhịp 6/8. Điệu SlowRock rất dễ chơi và vô cùng quen thuộc với người mới nhập môn guitar qua bài hát Tuổi Hồng Thơ Ngây. Nhạc sỹ thiên tài Trịnh Công Sơn viết phần lớn những nhạc phẩm của mình ở nhịp 6/8 với điệu SlowRock.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU SLOWROCK]


#5. ĐIỆU BLUES:

Blues là điệu nhạc rất có tính tiết tấu, bởi vậy mà đệm điệu Blue sẽ rất phù hợp với các bài nhạc trẻ mới theo hơi hướng nhạc Hàn & Âu Mỹ

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BLUES]


#6. ĐIỆU DISCO:

Disco thường được gọi vui là điệu đàn "tập thể", là điệu nhạc dùng để đệm cho những bài hát có tính chất vui vẻ, rộn rã. Điểm đặc trưng của nó là âm trầm phát ra đều đặn, liên tục ở tất các các phách của tiết nhịp. Điệu Disco dành cho các ca khúc được viết ở nhịp 4/4 rất phù hợp với các buổi sinh hoạt tập thể, đông người

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU DISCO]


#7. ĐIỆU FOX:

Fox là vũ điệu phát triển từ một loại hình múa của người Mỹ da đên. Foxtrot có nghĩa là bước đi của con chồn. Điệu Fox phù hợp với những bài hát có tính chất nhí nhảnh, nhún nhảy & yêu đời. Điệu Fox dành cho các ca khúc được viết ở nhịp 4/4

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU FOX]


#8. ĐIỆU BOLERO & RUMBA:

Rumba & Bolero là hai điệu nhạc khác nhau nhưng tiết tấu gần giống nhau. Đều thuộc dòng nhạc Latinh, Rumba là điệu nhạc múa Cuba dùng nhiều âm hình tiết tấu năm tiếng trong một ô nhịp. Bolero là điệu nhạc múa dân gian Tây Ban Nha có nhiều mõ lắc đệm. Với một cây guitar chúng ta không thể khắc họa những nét riêng của 2 điệu nhạc này mà chỉ có thể mô phỏng một cách tương đối tiết tấu của chúng. Điệu Bolero & Rumba dành cho các bài nhạc được viết ở nhịp 4/4 & rất phổ biến khi đệm các bài thuộc dòng nhạc Vàng, dòng nhạc Quê Hương

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BOLERO & RUMBA]


#9. ĐIỆU CHA CHA CHA:

Chachacha là một điệu thuộc dòng Latin, vui nhộn, đầy đam mê thường được dùng để đệm các bài hát có tính chất trữ tình, nóng bỏng. Điệu Chachacha dành cho các ca khúc được viết ở nhịp 4/4.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU CHACHACHA]


#10. ĐIỆU TANGO:

Tango là điệu nhạc khiêu vũ phương tây gốc Phi có pha lẫn chất múa Tây Ban Nha. Những bản Tango thường được viết ở nhịp 2/2 hoặc 4/4. Điệu nhạc này khá là uyển chuyển, mềm mại, thích hợp với những bài hát bay bổng, lãng mạn.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU TANGO]

Cách đệm đàn ghi ta ĐIỆU Văn

viết bởi Kenshin Hoàng Hiếu