Cách ép CPU chạy hết công suất

Cách ép CPU chạy hết công suất

Kể từ bản cập nhật Windows 10 vào 04/2018, Microsoft đã tích hợp một chế độ tăng hiệu suất cho máy tính lên mức tối đa có tên là Ultimate Performance. Chế độ này phù hợp với những người sử dụng laptop cho mục đích chơi game nặng, chỉnh sửa video, đồ họa 3D một cách tốt hơn. Vì vậy, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạncách để CPU chạy hết công suất Windows 10 nhé.

Lưu ý:Sau khi kích hoạt chế độ này, laptop của bạn sẽ trở nên hao pin cực nhanh và đồng thời cũng vô hiệu hóa các tính năng tiết kiệm pin của hệ thống. Nếu muốn tiếp tục sử dụng thì bạn cần phải cắm điện cho laptop liên tục.

Cách để CPU chạy hết công suất Windows 10

Chính vì tính năng vô cùng bá đạo này nên Microsoft buộc phải ẩn đi, để tiến hành kích hoạt và thiết lập, các bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Các bạn nhấn phải chuột vào Start rồi chọn Windows PowerShell (Admin).

Cách ép CPU chạy hết công suất

Bước 2: Tại cửa số PowerShell, các bạn dán câu lệnh:powercfg -duplicatescheme e9a42b02-d5df-448d-aa00-03f14749eb61 rồi nhấn Enter.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Nếu hiện ra hình bên dưới có nghĩa là chế độ Ultimate Performance đã được kích hoạt.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Bước 3: Các bạn vào Start và chọn phần Settings.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Bước 4: Các bạn chọn System và chọn Power & Sleep.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Cách ép CPU chạy hết công suất

Ở phần Related Settings, các bạn chọn Additional power settings.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Sau khi cửa sổ của Power Options hiện ra, các bạn chọn Show additional plans để hiện ra phần Ultimate Performance.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Bước 5: Chúng ta hãy nhấn vào Ultimate Performance để kích hoạt chế độ hiệu suất tối đa này.

Cách ép CPU chạy hết công suất

Trong trường hợp bạn không còn muốn sử dụng chế độ này nữa thì hãy chọn lại sang chế độ Balanced ở phía trên là xong.

Nếu bạn thấy mẹo này hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.Rất cảm ơn các bạn đã xem bài viết.

Xem thêm:

  • 3 cách tăng tốc laptop của bạn nhanh như vừa mới mua
  • Metamask là gì? Cách tải Metamask trên máy tính cực đơn giản cho bạn
  • Cách nén ảnh giữ nguyên chất lượng bằng công cụ của Google
  • Cách tạo nhiều màn hình Desktop trên Windows 11
  • Cách cập nhật Windows 11 chính thức
  • Cách tạo phụ đề cho video trên máy tính chỉ với vài bước đơn giản
  • Cách chỉnh bàn phím ảo trên Windows 11
  • Cách ẩn thanh Taskbar trên Windows 11

Ép xung là gì? 1

Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói về ép xung - tăng tốc độ của bộ xử lý cao hơn cài đặt gốc. Điều này có nghĩa là tăng tần số của các vòng lệnh mà CPU (Bộ xử lý trung tâm) thực hiện mỗi giây, hay “tốc độ xung nhịp”, và điều chỉnh điện áp được truyền đến CPU.

Tăng tốc bộ xử lý, cũng chính là “bộ não” của máy tính, có nghĩa là việc truy xuất và xử lý thông tin sẽ diễn ra nhanh hơn. Một CPU được ép xung có thể chạy nhanh hơn mà không cần phải mua phần cứng mới. Việc này có thể giúp tăng hiệu năng trong các chương trình bị giới hạn bởi tốc độ CPU.

Nhưng có một vài trở ngại bạn phải khắc phục trước khi có thể bắt đầu ép xung. Quá trình ép xung truyền thống bao gồm việc thực hiện một số thay đổi trong BIOS hoặc UEFI (giao diện có dạng văn bản mà bạn nhìn thấy trước khi hệ điều hành khởi động) và thử nghiệm CPU theo cách thủ công để kiểm tra liệu CPU có duy trì hoạt động ổn định ở tốc độ cao hơn hoặc khi chạy tải nặng hay không.

Mặc dù đây là biện pháp tuyệt vời để tìm hiểu cách ép xung CPU của bạn, nhưng lại tốn khá tốn thời gian. Tiện ích Intel® Extreme Tuning Utility (Intel® XTU) giúp đơn giản hóa quá trình thử nghiệm cường độ cao và giám sát CPU Intel để tìm ra phương thức ép xung ổn định, bằng cách cho phép người dùng làm việc trong hệ điều hành thay vì BIOS.

Tuy nhiên giờ đây, một phương thức ép xung thậm chí còn dễ dàng hơn cho Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ mới nhất: Trình Tối ưu hóa Hiệu suất Intel®.

Intel® Performance Maximizer là gì?

Trình Tối ưu hóa Hiệu suất Intel® là phần mềm ép xung sử dụng máy để hỗ trợ ép xung tự động trên bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ mới nhất. Intel® Performance Maximizer thay thế quá trình ép xung thử nghiệm và điều chỉnh thủ công. Công cụ này sẽ thay bạn thực hiện thử nghiệm thông minh, sau đó tìm tần số ổn định tối đa cho thiết lập ép xung dựa trên từng đặc điểm của CPU.

Công việc thử nghiệm này hoạt động như thế nào? Theo lời của Aaron Mcgavock từ bộ phận Hiệu năng máy khách/Tiếp thị chiến lược cho người đam mê: "Intel® Performance Maximizer sử dụng các thử nghiệm độc quyền để bao quát một loạt các ứng suất và thuật toán mà bộ xử lý của bạn có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Từng lõi sẽ được thử nghiệm và có thể mất vài giờ để hoàn tất thử nghiệm, tùy vào số lượng lõi trong bộ xử lý.”

Intel® Performance Maximizer sử dụng lên đến 16GB dung lượng bộ lưu trữ để tạo ra một phân vùng, vốn sẽ được công cụ này sử dụng để thử nghiệm CPU mà không bị ảnh hưởng từ hệ điều hành và các phần mềm khác. Quá trình này được thực hiện trong môi trường UEFI (Giao diện firmware mở rộng hợp nhất), một giao diện khởi động trước HĐH và thay thế cho BIOS (Hệ thống nhập/xuất cơ bản) ở hầu hết mọi máy tính hiện đại. Máy tính sẽ khởi động lại để vào môi trường này trong quá trình thử nghiệm.

Ngoài 16 GB dung lượng trống, bạn sẽ cần những yếu tố sau đây để bắt đầu:

  • Tương thích với bộ xử lý Intel® Core™ mới nhất dòng K.
  • Windows* 10.
  • Một bo mạch chủ có khả năng ép xung với chipset Z390 và BIOS mới nhất.
  • Ít nhất 8GB RAM.
  • Một giải pháp tản nhiệt của bên thứ ba như bộ tản nhiệt bằng khí nhiều quạt hoặc bộ tản nhiệt bằng chất lỏng cho thiết bị đa năng (AIO). Tản nhiệt tốt hơn có thể giúp CPU của bạn đạt tốc độ cao hơn mà vẫn đảm bảo an toàn.
  • Một vài giờ không sử dụng đến máy tính (thời gian thử nghiệm phụ thuộc vào số lượng lõi). Không được gián đoạn quá trình thử nghiệm bằng cách tắt nguồn máy tính.
  • Sao lưu bộ lưu trữ. Trước khi tiếp tục, hãy sao lưu mọi dữ liệu quan trọng trên ổ đĩa mà bạn sẽ phân vùng.

Sau khi chấp nhận thỏa thuận giấy phép và hoàn thành cài đặt, hãy khởi động lại hệ thống.

Sau khi hệ thống đã khởi động lại, hãy mở Intel® Performance Maximizer. Hãy đọc kỹ phần tuyên bố miễn trừ trách nhiệm về những tác động của việc ép xung.

Chọn một thiết bị lưu trữ gắn trong (không phải ổ USB gắn ngoài) để tạo phân vùng UEFI. Nếu không có đủ dung lượng trống, Intel® Performance Maximizer có thể thu nhỏ phân vùng hiện có. Hãy sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện bước này.

Có thể mất vài phút để Intel® Performance Maximizer tạo phân vùng. Bây giờ bạn đã sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm!

Lưu ý: Quá trình thử nghiệm có thể mất vài giờ. Intel® Performance Maximizer thử nghiệm riêng và toàn diện từng lõi của CPU, vốn tốn nhiều thời gian hơn so với việc dựa vào dữ liệu tiêu chuẩn để dự đoán cách thức hoạt động của lõi. Quá trình này mang lại kết quả chính xác hơn, do có sự khác biệt nhỏ trong quá trình sản xuất mỗi chip silicon. Điều này cũng có nghĩa là quá trình thử nghiệm trên CPU tám lõi sẽ mất nhiều thời gian hơn so với CPU bốn lõi. Hiện tượng khởi động lại nhiều lần trong quá trình thử nghiệm là bình thường.

Không được gây gián đoạn quá trình bằng cách tắt nguồn máy tính trong khi thử nghiệm. Hành động này có thể gây ra sự cố không chính xác.

Nhấp vào “Continue” (Tiếp tục) khi sẵn sàng bắt đầu. Trong quá trình thử nghiệm, Intel® Performance Maximizer sẽ báo cáo tiến độ từ môi trường UEFI (đây là nơi phần mềm có thể thử nghiệm mà không cần khởi động windows):

Nếu muốn hủy thử nghiệm, bạn có thể hủy một cách an toàn khi thông điệp “Press any key within 10 seconds to abort testing” (Nhấn phím bất kỳ trong vòng 10 giây để hủy thử nghiệm) xuất hiện.

Sau khi thử nghiệm, hệ thống sẽ khởi động lại và khi đó Intel® Performance Maximizer sẽ áp dụng các cài đặt mới. Sau đó, tiện ích này sẽ tóm tắt những cải tiến về tốc độ xung nhịp của CPU:

Nếu thông báo lỗi xuất hiện tại bất kỳ điểm nào trong quá trình, hãy tham khảo phần Khắc phục sự cố trong Hướng dẫn sử dụng Intel® Performance Maximizer để giải quyết.

Khi đã nhấp vào “Finish” (Kết thúc), bạn sẽ cần phải xác minh liệu hệ thống của bạn có ổn định hay chưa. Hãy khởi động lại một lần cuối cùng, sau đó chạy thử nghiệm cường độ cao bằng tiện ích Intel® Extreme Tuning Utility (Intel® XTU) để đảm bảo độ ổn định.

Tận hưởng thành quả ép xung

Intel® Performance Maximizer giúp loại bỏ việc phỏng đoán ra khỏi quá trình ép xung. Không như những phần mềm ép xung khác, tiện ích này dựa vào kết quả thử nghiệm có sự hỗ trợ của máy móc thay vì dựa trên “dữ liệu được xác định trước”.

Như Mcgavock đã nói, Intel® Performance Maximizer "chạy phân tích xác thực hiệu suất cực kỳ mạnh mẽ và sau đó tự động điều chỉnh các cài đặt để phù hợp với các khả năng đặc biệt của một bộ xử lý được mở khóa, riêng biệt."

Nói tóm lại, Trình Tối ưu hóa Hiệu suất Intel® giúp quá trình ép xung trở nên dễ dàng đối với bất kỳ ai có Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ mới nhất được mở khóa.

Bạn chỉ cần làm theo các bước trên để giải phóng sức mạnh của CPU Intel.

Nội dung tải xuống

Intel® Extreme Tuning Utility (Intel® XTU): Hãy sử dụng tiện ích này để thử nghiệm cường độ cao CPU sau khi ép xung.

Hướng dẫn sử dụng Intel® Extreme Memory Profile (Intel® XMP): Tìm hiểu thêm về cách tăng tốc độ RAM bằng tính năng này. Những máy tính chạy CPU Intel có thể kích hoạt tính năng này từ màn hình BIOS.