Cach chuong trinh quan ly svn mac

SVN là công cụ quản lý mã nguồn giúp có chúng ta có thể làm việc nhóm, quản lý dự án dễ dàng. Bộ cài SVN được cài đặt trên windows sử dụng thuận tiện nhưng trên hệ điều hành khác như macOS thì lại hoàn toàn khác vì phần mềm miễn phí tốt chưa hỗ trợ giao diện đồ hoạ nên với những người mới học lập trình tiếp cận sẽ gặp khó khăn khi làm việc với SVN.

Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng SVN bằng cú pháp dòng lệnh trên Mac theo trình tự như sau:

Bước 1: Để thực hiện cài được SVN trên máy tính Mac, bạn cần cài đặt công cụ Brew giúp chúng ta có thể cài đặt những phần mềm, công cụ không có sẵn trong hệ điều hành macOS. Để thực hiện cài đặt công cụ này bạn thực hiện mở Terminal ra sau đó copy đoạn mã cài đặt như sau:

sr/bin/ruby-e"$(curl -fsSL //raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install)"

Hoặc có thể làm theo hướng dẫn của công cụ này tại đây: //brew.sh. Các bạn có thể làm theo hướng dẫn để hoàn thành cài đặt công cụ này trên máy. Quá trình cài đặt hoàn tất có thể sử dụng lệnh brew help để kiểm tra việc cài đặt đã thật sự thành công và cú pháp các dòng lệnh sử dụng với brew.

Bước 2: Để thực hiện cài đặt công cụ SVN trên macOS các bạn gõ lệnh cài đặt sử dụng brew trên Terminal như sau:

Sau đó nhấn Enter để chính thức thực hiện cài đặt SVN lên trên máy. Sau khi cài đặt thành công các bạn có thể sử dụng cú pháp svn –version để xem phiên bản svn đã cài đặt và tìm hiểu cú pháp các câu lệnh của svn bằng cú pháp svn help như hình sau:

Bước 3: Sử dụng svn trong dự án

Sau khi cài đặt SVN thành công các bạn có thể sử dụng một số tập lệnh cơ bản gõ trên Terminal để làm việc với dự án được quản lý bằng SVN như sau:

+ svn checkout [Địa chỉ lấy tài nguyên]: Câu lệnh này giúp các bạn có thể đồng bộ tài nguyên từ trên server về máy tính của mình. Ví dụ: svn checkout //1982.168.1.200:8443/svn/JavaBase là đồng bộ tài nguyên svn có tên JavaBase về máy tính của mình trong mạng LAN, địa chỉ internet cũng làm tương tự.

+ svn update: Câu lệnh lấy tài nguyên mới nhất trên server về sau khi bạn đã đồng bộ tài nguyên (checkout) về máy tính của mình. Để thực hiện câu lệnh này bạn cần phải dùng Terminal để di chuyển vào thư mục đã kết nối và đồng bộ với SVN cần update.

+ svn add [Tên file, folder]: Câu lệnh này giúp các bạn có thể thêm 1 tài nguyên vào trong svn của mình. Đương nhiên chúng ta phải copy file, folder vào trong thư mục đã đồng bộ với SVN.

+ svn commit -m “Nội dung log”: Câu lệnh này là chính thức đưa các file, folder bạn đã thêm vào svn đẩy lên server, quá trình đưa lên các bạn có thể ghi lại một số thông điệp, nội dung để sau này tiện cho việc tra cứu log trên SVN khi cần.

Trên đây là một số câu lệnh chính thường xuyên sử dụng. Ngoài ra còn các câu lệnh khác trong SVN các bạn có thể thử bằng việc sử dụng cú pháp svn help. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn mới học lập trình tiếp cận SVN trên hệ điều hành macOS sẽ quản lý công việc, mã nguồn trên SVN được dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công !

Như các bạn đã biết SVN là một công cụ quản lý mã nguồn tài liệu trong quá trình làm dự án rất hiệu quả. Ngày nay với các công cụ lưu trữ trực tuyến khá nhiều như GitHub, Bitbugket,…tuy nhiên SVN vẫn có chỗ đứng vì đây là công cụ mà các đơn vị phát triển phần mềm cần sử dụng để quản lý mã nguồn nội bộ của mình. Qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn sử dụng SVN dành cho các bạn.

SVN sẽ giúp các thành viên trong đội dự án có thể kết nối và làm việc với nhau trong cùng dự án được thuận lợi, dễ dàng. Thường dự án này sẽ được lưu trữ trên máy chủ do vậy nó cũng an toàn, tránh mất thông tin cũng như bảo mật hơn vì để vào được tài nguyên bạn sẽ cần phải có tài khoản truy xuất vào dự án đó.

Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn nắm được những tính năng chính hay sử dụng của SVN:

+ SVN Checkout: Sử dụng lần đầu tiên để kết nối với server chứa mã nguồn theo địa chỉ cung cấp.


+ SVN Update: Cập nhật tài nguyên mới nhất từ server về máy tính của từng thành viên trong nhóm.
+ SVN Commit: Người lập trình sử dụng để đưa tài nguyên lên server khi được yêu cầu.

+ Change Password: Trong trường hợp máy tính của các bạn sử dụng nhiều tài khoản khác nhau với các dự án khác nhau. Nếu đã lưu mật khẩu hiện tại thì việc chuyển sang tài nguyên khác sẽ bị báo lỗi không truy cập do nó vẫn nhận tài khoản lưu nhớ. Để thay đổi các bạn chuột phải vào thư mục sau chọn TortoiseSVN => Settings => Chọn mục Saved Data => Nhấn nút xóa Clear All trong mục Authentication data trên giao diện hiển thị.

+ Resolve: Là chức năng cho phép bạn xử lý sung đột, sai khác giữa các phiên bản code mới nhau. Khi nó bị xung đột sẽ có biểu tượng dấm chấm than (!) màu vàng. Để thực hiện chức năng các bạn nhấn chọn TortoiseSVN => Resolve.

+ Revert: Là chức năng loại bỏ sự thay đổi trong mã nguồn hiện tại so với bản mới nhất đang lưu trữ trên server.

+ Clean up: Đây là chức năng được sử dụng khá nhiều khi có sự xung đột về code, không thực hiện được các chức năng Update, Commit trong SVN. Người dùng sẽ sử dụng chức năng này để loại bỏ các xung đột (confilict) trong code của dự án. Để sử dụng chức năng này các bạn chuột phải chọn TortoiseSVN => Clean up => Sau đó tích chọn các thông tin để xử lý trên giao diện hiển thị.

Các bạn có thể xem hướng dẫn các thức sử dụng các chức năng trong SVN theo video hướng dẫn dưới đây:

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin về lập trình, hay thắc mắc liên hệ tại website: stanford.com.vn

Chủ đề