Các chỉ số sinh hóa máu của người năm 2024

Tùy các triệu chứng sức khỏe, tình trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau.

Đông đảo bệnh nhân lựa chọn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Gia An 115

Nhóm chỉ số đánh giá chức năng gan, thận

Các chỉ số AST (GOT), ALT (GPT), GGT, Albumin, định lượng Bilirubin (toàn phần, trực tiếp và gián tiếp)… là các chỉ số giúp đánh giá chức năng hoạt động của gan.

Trong đó, AST, ALT và GGT là 3 chỉ số men gan, bình thường sẽ nằm ở mức dưới 40 UI/L. Khi 3 chỉ số này cao hơn mức bình thường có thể cảnh báo các bệnh lý về gan như viêm gan, ung thư gan...Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm... cũng có thể khiến men gan tăng cao. Men gan giảm có thể do bệnh lý về gan, thận, viêm nhiễm đường tiêu hóa…

Định lượng Bilirubin giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng các bệnh liên quan đến gan, mật gây ra vàng da như viêm gan, tắc mật...Người khỏe mạnh, chỉ số Bilirubin toàn phần sẽ nhỏ hơn 21 umol/L.

Chỉ số Albumin cũng giúp đánh giá chức năng gan với giá trị bình thường khoảng 35-50 g/L. Nồng độ Albumin giảm thấp hơn mức bình thường có thể cảnh báo suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, nghiêm trọng hơn là suy giảm chức năng gan…

Để đánh giá chức năng hoạt động của thận sẽ dựa trên các chỉ số Creatinin, Ure. Giá trị Creatinin bình thường đối với nam là từ 62-120 mmol/L và nữ là từ 53-100 mmol/L. Creatinin tăng trong bệnh lý suy thận do nguyên nhân trước thận (thiếu nước do tiêu chảy, mất máu...), tại thận (do thuốc, viêm nhiễm...)…Giá trị Ure bình thường ở khoảng 2,5-7,5 mmol/L. Ure máu tăng trong các bệnh lý thận như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sốt, bỏng, xuất huyết tiêu hoá...

Các chỉ số máu trong cơ thể

Nhóm chỉ số đường máu

Xét nghiệm đường huyết (Glucose máu) thường được kết hợp với xét nghiệm HbA1C để đánh giá, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho người bệnh đái tháo đường. Ở mức độ bình thường, chỉ số Glucose ở trong khoảng 3,9-6,4 mmol/l và HbA1C sẽ từ 4-5,6%. Glucose máu tăng cao khi bệnh nhân bị đái tháo đường, viêm tụy mạn, bệnh lý tuyến yên, bệnh lý tuyến thượng thận, điều trị corticoid…

Nhóm chỉ số mỡ máu

Các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, Triglycerid là các chỉ số quan trọng giúp xét nghiệm mỡ máu và tầm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

LDL-C là một Cholesterol xấu khi tăng có nguy cơ gây xơ vữa động mạch gây các bệnh về tim mạch do xơ vữa động mạch như: nhồi máu cơ tim, đột qụy não. HDL-C hay còn gọi là Cholesterol tốt có nồng độ bình thường là từ 0,9 mmol/L trở lên.

Một chỉ số đặc biệt quan trọng khác giúp đánh giá tình trạng rối loạn mỡ máu là Triglycerid. Chỉ số này bình thường ở là dưới 1,7 mmol/L. Khi Triglyceride tăng quá cao, người bệnh có nguy cơ cao viêm tụy cấp rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng hoặc di chứng sau viêm tụy cấp rất nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đó, buộc phải hạ nhanh Triglyceride để tránh các rủi ro cho tính mạng người bệnh.

Từng có trường hợp người bệnh có chỉ số Triglyceride tăng lên đến 31,9 mmol/L. Để hạ nhanh Triglyceride cho người bệnh này, các bác sĩ Bệnh viện Gia An 115 đã ứng dụng công nghệ lọc tách huyết tương kết hợp lọc hấp phụ. Sau 5 giờ lọc liên tục, chỉ số Triglyceride của người bệnh đã giảm từ 31,9 mmol/L xuống còn 3,4 mmol/L. Đây là một ứng dụng trong điều trị kỹ thuật cao với công nghệ từ Nhật được Bệnh viện Gia An 115 tiên phong triển khai tại Việt Nam.

Điểm đặc biệt và lần đầu sử dụng trong kỹ thuật này là việc kết hợp tách huyết tương bằng phương pháp ly tâm (không dùng phương pháp tách huyết tương bằng màng lọc như kinh điển) và lọc mỡ cùng một lúc. Dùng kỹ thuật ly tâm sẽ giúp tách huyết tương ra khỏi huyết cầu, sau đó áp dụng kỹ thuật lấy mỡ thành công, không những chỉ lấy bỏ mỡ xấu, phương pháp này còn kết hợp với các quả lọc hấp phụ khác nhau để lấy bỏ các chất gây hại như các kim loại nặng (asen, nhôm, thủy ngân)…các kháng thể gây bệnh, các chất trung gian gây viêm như các cytokin và các chất độc ra khỏi cơ thể, trả lại cho bệnh nhân huyết tương sạch mà không cần thay bằng albumin hay huyết tương tươi đông lạnh như phương pháp thay huyết tương thường sử dụng. Nhờ đó, hạn chế được các biến chứng do truyền huyết tương gây ra như dị ứng, phản vệ, mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV. Sau khi lọc máu, các chỉ số xét nghiệm sẽ "đẹp" như của một người hoàn toàn khỏe mạnh.

Công nghệ lọc tách huyết tương kết hợp lọc hấp phụ do đó giúp mở ra cơ hội mới cho những người bệnh mắc các bệnh tự miễn, suy gan cấp, nhiễm kim loại nặng, nhiễm độc chất, rối loạn lipid máu/mỡ máu cao khó điều trị bằng chế độ ăn, thuốc và có nguy cơ viêm tụy cấp, các bệnh lý tim mạch…

Công nghệ lọc máu này đã được TS.BS.Vũ Đình Thắng (Chuyên gia cao cấp của Bệnh viện Gia An 115) và BS.CKI. Phạm Công Doanh (Trưởng đơn vị Lọc máu-Thay huyết tương, Bệnh viện Gia An 115) chia sẻ tại buổi tọa đàm đặc biệt "Siêu lọc máu: Cơ hội mới cho người mỡ máu cao, viêm tụy, bệnh tự miễn và suy gan cấp" trên Fanpage của Bệnh viện Gia An 115 lúc 14:00 ngày 08/12/2022 vừa qua.

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện toạ lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Chủ đề