Các bước xây dựng mô hình nghiên cứu

Các bước xây dựng mô hình nghiên cứu
Mùa nghiên cứu khoa học đã bắt đầu nhưng bạn lại chưa có một hình dung rõ ràng về những gì mình sẽ thực hiện khi làm nghiên cứu? Bạn có chút lo lắng khi chưa biết hành trình sắp tới cần trải qua những bước nào? “Keep calm” và hãy cùng Cộng đồng RCES đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đó thông qua bài viết này nhé!

Tùy theo mức độ chi tiết và quan điểm của mỗi người, quy trình nghiên cứu khoa học có thể được chia ra nhiều bước khác nhau. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo trình tự các bước chính không thể bỏ qua, bao gồm:

– Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu

– Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

– Bước 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

– Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu

– Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

1. Xác định đề tài nghiên cứu

Như vậy, để bắt đầu cho một nghiên cứu, bước đầu tiên cần làm là lựa chọn được đề tài nghiên cứu. Có thể bạn đang đặt câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện điều đó?”. Tôi không biết chọn đề tài nào? Phải nói rằng đây là điều không dễ dàng với sinh viên, đặc biệt với các bạn sinh viên lần đầu làm nghiên cứu khoa học. Vì vậy, chúng mình sẽ mất không ít thời gian để tìm được một đề tài muốn theo đuổi và đây cũng chính là một rào cản nếu chúng mình không tìm ra được.

Thông thường, sinh viên có 2 cách để lựa chọn đề tài. Thứ nhất là tự lựa chọn đề tài nghiên cứu, thứ 2 là được giảng viên hướng dẫn, gợi ý lựa chọn đề tài. Tuy nhiên, để chủ động và nhận được sự đánh giá cao từ giảng viên, chúng mình nên cố gắng tìm đề tài chứ không nên chờ đợi quá nhiều giảng viên hướng dẫn. Hãy lựa chọn lĩnh vực/mảng vấn đề bạn quan tâm; sau đó bắt tay vào “đọc hăng say” để có thêm kiến thức nền về vấn đề mình quan tâm, để biết được tình hình nghiên cứu về vấn đề đó và tìm ra những “khoảng trống” mà bạn có thể phát triển trong nghiên cứu của mình. Sự chủ động tìm tòi, sáng tạo và sự kiên trì chính là trong những yếu tố mà một sinh viên làm NCKH cần có đấy bạn!

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Làm thế nào để tìm ra đề tài nghiên cứu” tại đây

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Kĩ năng đọc trong nghiên cứu khoa học” tại đây

2. Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Bạn cần lưu ý để “chốt” được đề tài nghiên cứu ở bước 1, bạn đã phải đọc và nghiên cứu tương đối “đủ” một lượng tài liệu có liên quan đến chủ đề đó. Bước 1 trong quy trình này được tính là hoàn thành khi bạn đã có quyết định khá chắc chắn, sẵn sàng cho các bước tiếp theo; chứ không phải là chỉ “chọn đại” một đề tài nào đó. Điều này đồng nghĩa khi đó bạn đã phải hình dung tương đối rõ ràng về đề tài của mình, thể hiện bằng việc xác định 3 yếu tố này trong bước thứ hai:

– Câu hỏi nghiên cứu là gì?

– Giả thuyết nghiên cứu là gì?

– Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nào?

Nghiên cứu khoa học có thể được hiểu đơn giản là việc trả lời các câu hỏi đặt ra bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Do đó, việc đặt ra câu hỏi nghiên cứu đúng và hay là rất quan trọng. Câu hỏi nghiên cứu chính là vấn đề mà người nghiên cứu muốn “khám phá” khi thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó, phần luôn đi cùng câu hỏi nghiên cứu chính là những giả thuyết – các câu trả lời phỏng đoán. Cần lưu ý rằng những giả thuyết này được đặt ra dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó hoặc quan điểm của tác giả, với một số lượng giới hạn và chưa biết là đúng hay sai. Dựa vào những phỏng đoán này, người nghiên cứu sẽ có hướng tìm kiếm để kiểm chứng và đưa ra kết luận trong bước cuối cùng.

Trong bước này, phương pháp nghiên cứu cũng cần được người nghiên cứu làm rõ, bởi tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và những điều kiện khách quan thì phương pháp nghiên cứu sử dụng sẽ khác nhau.

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kinh tế” tại đây

3. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

Thực tế, khi tác giả đã chốt được đề tài nghiên cứu chính thức (theo yêu cầu đã đề cập ở trên) thì những bước tiếp theo sẽ “bon bon” theo. Tại bước này, người nghiên cứu sẽ viết bản đề cương nghiên cứu nhằm phác thảo các nội dung chính có trong công trình nghiên cứu của mình. Đây sẽ là văn bản mà nhóm nghiên cứu gửi cho giảng viên nhận xét và góp ý, nhằm giúp nhóm có một khung nội dung hoàn chỉnh nhất trước khi bắt tay thực hiện tiếp (đối với người học) hoặc gửi cho các đơn vị thẩm định (để xin tài trợ nghiên cứu). Bên cạnh đó, một kế hoạch nghiên cứu gắn các tiến trình thực hiện với mốc thời gian cụ thể cũng sẽ được lập ra để giúp nhóm nghiên cứu dự kiến tiến độ thực hiện theo thời gian yêu cầu.

Cần lưu ý rằng trong thời gian thực hiện các bước này và cả sau đó, hoạt động đọc các tài liệu vẫn nên tiếp tục thực hiện để tác giả tiếp tục đào sâu và có thêm những kiến thức, phát hiện mới liên quan đến đề tài nghiên cứu. Điều này sẽ rất hữu ích khi nhóm tiến hành viết cơ sở lí luận cũng như thực hiện các bước tiếp theo.

>> Xem thêm bài viết: “Những nội dung cần có trong một bản đề cương nghiên cứu” tại đây

4. Thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu

Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chính là thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu. Cần chú ý, dù bước này được thực hiện sau các bước trên, tuy nhiên người nghiên cứu cần xác định trước các vấn đề liên quan đến bước này ngay từ đầu để thẩm định xem có khả thi để thực hiện hay không.

Ví dụ như loại dữ liệu cần là loại gì (định tính hay định lượng, sơ cấp hay thứ cấp, …), thu thập dữ liệu như thế nào, việc thu thập dữ liệu mong muốn có khả thi hay không, sau khi có dữ liệu thì sẽ được xử lí như thế nào, cách phân tích dữ liệu thu được ra sao, … Đây là những vấn đề cần được dự kiến và làm rõ ngay từ đầu, vì nếu không, đến khi đã tiến hành thực hiện mà gặp vấn đề với dữ liệu thì nhóm sẽ gặp rất nhiều khó khăn để điều chỉnh, thậm chí có thể bỏ cuộc giữa chừng.

Sau khi đã thu thập xong dữ liệu, người nghiên cứu cần tiến hành xử lí xử lí để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy hoặc lọc dữ liệu để giữ lại dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng sẽ thực hiện chạy các kiểm định và mô hình (nếu có). Những hoạt động xử lí trên có thể được thực hiện bằng phần mềm (với dữ liệu định lượng) và không bằng phần mềm (với dữ liệu định tính). Ngay khi xử lí được xử lí xong, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các kết quả phát hiện để đưa ra các kết luận kiểm định cho giả thuyết đã đặt ra ban đầu và các đánh giá khác.

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Thu thập dữ liệu sơ cấp từ bảng hỏi khảo sát” tại đây

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Một số phần mềm thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế” tại đây

5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Đây chính là bước cuối cùng để hoàn thành một nghiên cứu mà người nghiên cứu cần “cân não” rất nhiều. Ngay từ tên gọi, hoạt động này thiên về “tư duy” và diễn dịch ở dạng viết để người đọc có thể hiểu và đánh giá cao chất lượng của công trình. Người nghiên cứu cần tiến hành viết tất cả các nội dung tương ứng với đề cương nghiên cứu (bản đề cương cuối cùng) với hàm lượng nội dung phù hợp với một nghiên cứu hoàn chỉnh (tùy theo quy định của từng đơn vị).

Trong bước này, tác giả cần chú ý hai yếu tố là nội dung và văn phong, bởi đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người đọc/người phản biện đối với công trình nghiên cứu. Tất nhiên bước này nên được thực hiện càng sớm càng tốt theo như kế hoạch để tác giả có thời gian xin ý kiến từ giảng viên hướng dẫn hoặc những người có chuyên môn để chỉnh sửa một cách tốt nhất.

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Viết báo cáo nghiên cứu – Cùng tới đích của hành trình” tại đây

Các bước xây dựng mô hình nghiên cứu

Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên thường niên của trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, hành trình nghiên cứu khoa học còn chưa dừng lại ở bước này, vì chúng mình sẽ còn thực hiện việc báo cáo và bảo vệ công trình trước hội đồng phản biện với những trải nghiệm rất đáng nhớ. Bên cạnh đó, chúng mình còn có thể công bố những nghiên cứu của mình trên các tạp chí nghiên cứu hoặc tham gia các hội thảo, hội nghị mà đề tài có liên quan. Bạn đã thấy nghiên cứu khoa học hấp dẫn chưa? Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay và trải nghiệm một cuộc hành trình mới thú vị. Cộng đồng RCES chúc bạn một mùa nghiên cứu thành công và nhiều kỉ niệm đáng nhớ!

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANHGiáo viên hướng dẫn: ĐÀO DUY HUÂNNhóm học viên thực hiện: PHAN THỊ ÚT CHÂU – ĐỖ NGỌC QUÍ – NGUYỄNDUY QUANGChuyên đề 6: LỰA CHỌN MÔ HÌNH - GIẢ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨUI.Lời mở đầuNghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thửnghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứukhoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, đểsang tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.Phương pháp nghiên cứu khoa học là các cách thức nhận thức của nhà nghiên cứuvề các hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, kinh tế, … bao gồm những ý tưởng tiếp cận,những quy trình, các thao tác cụ thể mà nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng nghiên cứuđể làm bộc lộ bản chất của đối tượng đó và tìm ra chính sách, giải pháp thúc đẩy sự vật pháttriển.Trong phương pháp nghiên cứu khoa học, cách thức lựa chọn mô hình và lập giảthuyết nghiên cứu là một trong những bước cơ bản để xây dựng đề cương nghiên cứu hoànchỉnh. Do đó, nắm vững ý nghĩa, vai trò và cách sử dụng để áp dụng trong nghiên cứu khoahọc, góp phần phát triển, nâng cao kỹ năng về phương pháp luận và hoàn thiện các bướcthực hiện đề cương nghiên cứu.Một đề tài nghiên cứu định lượng, đề cương được thiết lập dựa trên 7 bước nghiêncứu. Trong đó, cách thức lựa chọn mô hình và giả thuyết trong nghiên cứu là những bướcđầu tiên trong lập đề cương nghiên cứu.II. Mô hình nghiên cứu1. Khái niệmMô hình nghiên cứu là phạm trù cần thiết trong nghiên cứu định tính và định lượng.Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các yếu tố (biến) trongphạm vi nghiên cứu. Mối quan hệ này cần được phát hiện và/hoặc kiểm chứng. Tùy vào đềtài nghiên cứu mà chúng ta sử dụng mô hình nghiên cứu phù hợp.2. Các thành phầnMột mô hình nghiên cứu gồm 2 thành phần cơ bản, bao gồm: (1) các biến nghiêncứu và (2) các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu (được thể hiện qua các giả thuyếtnghiên cứu).Đối với một nghiên cứu hành vi (xã hội học) thuật ngữ mô hình nghiên cứu là chỉmối quan hệ giữa các nhân tố (biến nghiên cứu) với nhau như thế nào dựa trên các lý thuyếtkinh tế, quản trị, tâm lý xã hội…Một mô hình nghiên cứu cơ bản (đơn giản) có thể được biểu diễn như sau:YếuYếutốtố11YếuYếutốtố22YếuYếutốtố33Biến chịutác độngYếuYếutốtố44YếuYếutốtố55Trong mô hình nghiên cứu này thiết lập mối quan hệ giữa 05 yếu tố với một yếu tốchịu tác động nào đó (gọi là biến phụ thuộc), tùy vào mô hình nghiên cứu có thể có nhiềuquan hệ nhân quả hơn nữa.Ví dụ: Xây dựng mô hình nghiên cứu cơ bản các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường Đại học Tây Đô để học như sau:Địa điểm thuận lợiThời gianHọc phíQuyết định chọn trường TâyĐôChất lượngCơ sở vật chất Các biến trong nghiên cứuBiến số là những đại lượng hay những đặc tính có thể thay đổi từ người này sangngười khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác.Nếu biến số thể hiện một đại lượng nó được gọi là biến số định lượng. Biến số địnhlượng nhằm thể hiện một đại lượng và có giá trị là những con số và phải luôn luôn đi kèmtheo đơn vị.Trong mô hình nghiên cứu nêu trên, các biến nghiên cứu được hiểu là yếu tố và biếnchịu tác động. Có 2 loại biến nghiên cứu: (1) biến độc lập (biến giải thích), (2) biến phụthuộc (biến được giải thích, biến mục tiêu), trong một nghiên cứu có thể có nhiều biến phụthuộc và độc lập khác nhau.Biến độc lập: là các biến nghiên cứu không chịu sự tác động của các biến khác, nódung để giải thích cho biến phụ thuộc.2Biến phụ thuộc: là biến nghiên cứu chịu sự tác động của biến khác (thông qua cáclý thuyết được thiết lâp).Khái niệm thế nào là biến độc lập và biến phụ thuộc được xác định thông qua quanhệ giữa các biến với nhau. Trong một mô hình nghiên cứu có thể có 1 biến vừa là biến độclập, vừa là biến phụ thuộc, điều đó phụ thuộc vào quan hệ giữa các biến với nhau. Về mặtbiểu diễn biến phụ thuộc được biểu diễn bởi đầu mũi tên, biến độc lập được biểu diễn bởigốc mũi tên.Ví dụ:Giới tínhNghề nghiệpMức chi tiêucho thời trangThu nhậpBiến độc lậpBiến phụ thuộcBiến trung gian: là một biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, không thay đổilớn về mức độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.Biến quan sát: là các khía cạnh có thể trực tiếp khảo sát đối tượng điều tra được.Trên thực tế các biến quan sát là các câu hỏi trong bảng hỏi điều tra. Mỗi một câu hỏi điềutra sẽ khảo sát đối tương điều tra về một khía cạnh nào đó mà họ có thể trả lời một cách rõràng.Biến tiềm ẩn: đối với các dạng hành vi nghiên cứu nói chung thì các biến nghiêncứu thường không thể xác định được 1 cách trực tiếp mà phải thông qua nhiều khía cạnhkhác nhau.Ví dụ: để xác định tính “tin cậy” của một sản phẩm, dịch vụ nào đó, nhà nghiên cứucó thể phải xác định thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như: sản phẩm đáp ứng được kỳvọng về độ bền, công ty có uy tín trên thị trường, hành vi của nhân viên là đáng tin cậy,…,thông qua nhiều khía cạnh này nhà nghiên cứu mới đưa ra được khái niệm về tin cậy. Việcđánh giá những yếu tố tiềm ẩn thong qua các khía cạnh có thể khảo sát được gọi là biến tiềmẩn (nó không thể trực tiếp đánh giá được mà phải thông qua nhiều khía cạnh khác nhau).Biến kiểm soát: là một biến không thay đổi lớn về mức độ ảnh hưởng đến biến phụthuộc.Trong một mô hình nghiên cứu (xét cho các dạng nghiên cứu hành vi) thì các yếu tốlà chính các biến tiềm ẩn. Đối với biến phụ thuộc có thể là biến tiềm ẩn cũng có thể làkhông.Ví dụ: đề xuất 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du học của sinh viênGia đìnhBạn bèChi PhíQuyết định đi du học của sinhviênNgôn ngữTruyền thông quảng cáoDịch vụ đại học33. Vai trò của việc xây dựng mô hình nghiên cứuMô hình nghiên cứu giúp:- Xác định các yếu tố/lĩnh vực, hay các biến cần thu thập thông tin để phân tích đánhgiá chủ đề nghiên cứu.- Xác định mối quan hệ cần phân tích/kiểm định giữa các “biến”, để hiểu vai trò cácbiến trong chủ đề nghiên cứu.- Thông qua mô hình nghiên cứu để xác định biến phụ thuộc. Đó chính là yếu tố mụctiêu của chủ đề nghiên cứu.Ngoài ra, dù nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng, chúng ta đều cần phảixây dựng mô hình nghiên cứu để làm cho việc nghiên cứu đảm bảo tính logic. Khi xây dựngmô hình nghiên cứu cần phải làm rõ các biến: biến độc lập, biến lệ thuộc, biến trung gian,biến quan sát... Để làm cơ sở thiết lập bảng câu hỏi khảo sát, điều tra, phỏng vấn. Mỗi biếncó vai trò quan trọng trong nghiên cứu, do đó, cần liệt kê đầy đủ, chính xác các biến.4. Một số quy tắc kinh nghiệm xây dựng mô hình nghiên cứuĐể thiết lập được mô hình nghiên cứu, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau đây:- Yếu tố trọng tâm mà mình sẽ quan tâm là yếu tố nào?- Có những yếu tố nào tác động tới sự thay đổi của yếu tố trọng tâm?- Mối quan hệ của các yếu tố đó tới yếu tố trọng tâm (biến phụ thuộc) là gì?- Thể hiện các yếu tố (các biến) và mối quan hệ của chúng như thế nào?Thiết lập được mô hình nghiên cứu, chúng ta xác định được mục tiêu nghiên cứu mộtcách rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu đó sẽ liên quan đến những câu hỏi nào cần giải đáp. Từcác câu hỏi nghiên cứu đó chúng ta có thể dựa vào các lý thuyết, các công trình nghiên cứuđi trước để thiết lập một mô hình nghiên cứu có thể giúp đánh giá, trả lời được các câu hỏinghiên cứu.Các biến nghiên cứu sẽ được thiết lập thông qua lý thuyết hoặc xây dựng qua chutrình phát triển thang đo của Churchill (1979). Khi xây dựng các biến nghiên cứu từ cácnghiên cứu khác, nhà nghiên cứu sẽ kế thừa bộ câu hỏi được sử dụng trước đó và tiến hànhđánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu của mình.Đối với các nghiên cứu khoa học việc đưa ra một biến quan sát cho một nhân tố nàođó phải thể hiện được:4(1) Đối với việc kế thừa phải kế thừa từ các nghiên cứu tương đồng đảm bảo tínhkhoa học (thông qua công bố quốc tế).(2) Đối với biến mới không kế thừa từ nghiên cứu khác nó phải được thể hiện quaviệc xây dựng thong qua một chu trình mang tính khoa học (chu trình của Churchill là chutrình phổ biến nhất, nhưng không phải là duy nhất).Một số quy tắc kinh nghiệm để xây dựng các biến quan sát cho một nhân tố:- Một nhân tố phải được xây dựng tối thiểu bởi 3 biến quan sát.- Mỗi một biến quan sát chỉ thể hiện một khía cạnh duy nhất, không thể hiện nhiềukhía cạnh trên một biến quan sát sẽ dẫn đến hiện tượng lưỡng lự khi trả lời.- Thông thường một nhân tố được xây dựng từ 4-6 biến quan sát.Lưu ý: Một số nghiên cứu gặp phải sẽ thấy một “nhân tố” có rất nhiều biến quan sát(20-30 biến). Bản chất đó là dạng thang đo đa hướng hay khái niệm nghiên cứu bậc cao,chúng là dạng “nhân tố của nhân tố”.Ví dụ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Parasuraman xây dựng trên 5 nhân tố là:(1)Sự tin cậy(2)Khả năng đáp ứng(3)Năng lực phục vụ(4)Đồng cảm(5)Phương tiện hữu hình.Năm nhân tố này được đánh giá qua 22 biến quan sát khác nhau. Yếu tố chất lượngđược đánh giá tổng hợp qua 5 nhân tố, tức là nó đánh giá gián tiếp qua 2 lần. Đây là mộtdạng khái niệm về thang đo đa hướng (nhiều hơn 1 nhân tố và là dạng khái niệm bậc cao). Tóm lại:Mô hình nghiên cứu, các biến số là các phạm trù cần thiết trong nghiên cứu định tínhvà định lượng để đảm bảo cho công việc nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quanhệ có tính hệ thống giữa các yếu tố, biến số là những đại lượng hay những đặc tính có thểthay đổi từ người này sang người khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác. Mọinghiên cứu đều được thể hiện qua các mô hình, khung và các biến nghiên cứu. Nếu xâydựng khung và biến tốt thì sẽ là đường dẫn đến thành công trong nghiên cứu đề tài. Tùy vàođề tài nghiên cứu mà chúng ta sử dụng mô hình nghiên cứu, biến số phù hợp.III.Trình bày giả thuyết trong nghiên cứu khoa học:1. Khái niệm:Hiện nay, có nhiều cách trình bày về khái niệm giả thuyết, tùy vào giác độ nghiêncứu mà người nghiên cứu trình bày nội hàm hay ngoại diên của khái niệm khác nhau. Mộtsố khái niệm giả thuyết được hiểu như sau:- Giả thuyết nghiên cứu là một dạng dự báo được hình thành như là một tuyên bốmà bạn đề nghị để dẫn tới câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.- Giả thuyết nghiên cứu là một phát biểu về mối liên hệ giữa các biến (biến độc lậpvà phụ thuộc) (mối liên hệ nhân quả), nhà khoa học sẽ đi kiểm định giả thuyết này qua quátrình nghiên cứu.5- Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu.- Giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật mà phải được kiểmchứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.- Giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinhnghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự trướcđây để phát triển ngyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiêncứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung củasự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sởhình thành giả thuyết khoa học.- Giả thuyết được thiết lập sau phần nghiên cứu tài liệu tham khảo nhưng trướcphần nghiên cứu đề tài. Vì giả thuyết dựa trên cơ sở và những đề xuất của tài liệu nghiêncứu trước, toàn bộ nghiên cứu được xác định trên cơ sở giả thuyết.Tất cả các lĩnh vực của đề tài đều bị ảnh hưởng bởi giả thuyết, bao gồm đốitượng nghiên cứu (mẫu), công cụ đo lường, thiết kế, quy trình, kỹ thuật phân tích dữ liệu vàkết luận. Tuy nhiên, không phải tất cả giả thuyết đều có giá trị như nhau, do đó, cần có mộtsố tiêu chuẩn để đánh giá giá trị các giả thuyết.Cần phân biệt giữa khái niệm giả thiết và giả thuyết:- Giả thiết là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm, mang tínhquy ước của người nghiên cứu và có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tạitrong thực tế.- Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài.Điểm khác nhau cơ bản của giả thuyết và giả thiết là giữa cái cần chứng minh, cầnkiểm nghiệm trong nghiên cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đếnviệc chứng minh tính đúng sai của nó.2. Đặc điểmGiả thuyết có 04 đặc tính như sau:- Phải theo một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu.- Phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.- Càng đơn giản càng tốt.- Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.Ngoài ra, một giả thuyết tốt phải thỏa mãn các yêu cầu sau:- Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.- Phải có mối quan hệ nhân – quả.- Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.3. Phân loại giả thuyếtCác giả thuyết có thể được phân loại thành giả thuyết nghiên cứu và giả thuyếtthống kê.- Giả thuyết nghiên cứu: được nêu thành các giả thuyết mang tính tuyên bố, nêu lênsự liên hệ kỳ vọng giữa các biến hay mối liên hệ mà các nhà nghiên cứu mong đợi đượcchứng minh thông qua việc thu thập và phân tích các dữ liệu. Bao gồm:6+ Giả thuyết phi định hướng: Chỉ ra một cách đơn giản rằng sự liên hệ hay khácnhau tồn tại.Ví dụ: Mức chi tiêu cho thời trang của nữ và nam là khác nhau?+ Giả thuyết có định hướng: Chỉ ra bản chất của sự liên hệ hay sự khác nhau.Ví dụ: Mức chi tiêu cho thời trang của nữ cao hơn so với nam?- Giả thuyết thống kê: được nêu thành các giả thuyết vô hiệu, cho thấy rằng khôngcó mối quan hệ giữa các biến và nếu có bất kỳ mối quan hệ nào thì đó là mối quan hệ ngẫunhiên, không phải là mối quan hệ thật sự, được dùng để xác định các mối quan hệ quan sátđược có phải là ngẫu nhiên hay không. Tuy nhiên, ít khi diễn tả sự kỳ vọng thật sự củangười nghiên cứu dựa trên cơ sở sự xem xét một cách logic kết quả của nghiên cứu.Giải pháp khắc phục:- Nêu hai giả thuyết: (1) nêu giả thuyết nghiên cứu để diễn tả sự mong đợi thực sựcủa nghiên cứu về kết quả của đề tài và (2) nêu giả thuyết thống kê cho phép thực hiện kiểmtra thống kê chính xác.- Hoặc là: nêu giả thuyết nghiên cứu, phân tích dữ liệu giả sử đã có giả thuyết vôhiệu, sau đó thực hiện các kết luận về giả thuyết nghiên cứu dựa trên việc kiểm tra giảthuyết vô hiệu.4. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa họcSở dĩ cần phải có giả thuyết trong nghiên cứu khoa học là vì đi tìm kiếm những điềuchưa biết. Cái khó khăn là làm cách nào để tìm kiếm những điều chưa biết? Bằng trảinghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp đưa ra một phương án “giả định”về cái chưa biết. Phương án giả định đó được gọi là giả thuyết.Nhờ có phương án giả định đã đặt ra, mà người nghiên cứu có được hướng tìmkiếm. Có thể giả thuyết bị đánh đổ, khi đó người nghiên cứu phải đặt một giả thuyết khácthay thế. Công việc diễn ra liên tục như thế, cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.5. Cấu trúc của một giả thuyếtCó 2 cấu trúc cơ bản gồm:(1) Cấu trúc có mối quan hệ “nhân – quả”: cấu trúc của một giả thuyết có chứanhiều “biến quan sát” và chúng có mối quan hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào đó,kết quả sẽ làm thay đổi biến còn lại và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”.Ví dụ: Công nghệ hiện đại có thể làm tăng năng suất lao động.Mối quan hệ trong giả thuyết là ảnh hưởng quan hệ giữa công nghệ và tăng năngsuất lao động. Nguyên nhân là công nghệ hiện đại và kết quả là tăng năng suất lao động.(2) Cấu trúc “Nếu vậy thì”: cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xâydựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.- “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) có liên quan tới (nguyên nhân hoặc hệ quả).- “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả.Ví dụ: Nếu công nghệ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, vậy thì trang thiết bịcông nghệ hiện đại có thể làm gia tăng năng suất lao động của công ty.6. Một số lưu ý về giả thuyết7a. Cách đặt giả thuyếtCách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể thực hiện kiểm chứng đúnghay sai giả thuyết đó: Giả thuyết này có thể tiến hành thực nghiệm hay không? Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu? Phương pháp thí nghiệm nào ( khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi…) được sử dụngtrong nghiên cứu? Chỉ tiêu nào cần đo đạc suốt trong quá trình thực hiện? Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấpnhận giả thuyết?b. Các tiêu chí cần thỏa mãn cho một giả thuyếtMột giả thuyết hợp lý cần thỏa mãn các tiêu chí sau:- Giả thuyết đưa ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tạinhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận.- Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai.- Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng haychứng minh giả thuyết (đúng hay sai).c. Kiểm chứng giả thuyết qua so sánh giữa dự đoán và kết quả thực tếThông thường chúng ta cần vận dụng kiến thức để tiên đoán mối quan hệ giữa biếnđộc lập và biến phụ thuộc.Ví dụ: Các giải thuyết ảnh hưởng đến quyết định đi du học của sinh viên Giả thuyết H1: “Gia đình và bạn bè” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi duhọc. Giả thuyết H2: “Tài chính” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du học. Giả thuyết H3: “Truyền thông, quảng bá” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhđi du học. Giả thuyết H4: “Ngôn ngữ” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du học. Giả thuyết H5: “Học bổng” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du học.Giả thuyếtH1: Gia đìnhvà bạn bèKiểm chứng giả thuyết1. Bạn sẵn sàng học tập ở nơi xa gia đình2. Bạn có tham khảo ý kiến gia đình trước khi quyết định đi du học3. Ý kiến của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến quyết địnhđi du học của bạn4. Trong trường hợp là bạn thân thì chính nơi mà bạn thân đang du họcảnh hưởng đến địa điểm du học của bạn5. Ý kiến của bạn bè có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đi du họccủa bạn81. Thu nhập hàng tháng của gia đình có ảnh hưởng đến quyết định đi duhọc của bạn2. Nếu tài chính không phải là vấn đề đáng lo ngại bạn có nghĩ đếnH2: Tài chính quyết định đi du học3. Chi phí chương trình học là quan tâm hàng đầu của bạn khi quyếtđịnh đi du4. Bạn sẽ vay vốn nếu quyết định đi du học1. Bạn lựa chọn trường nổi tiếng để đi du họcH3: Truyền 2. Mạng xã hội là kênh truyền thông chính bạn lựa chọn để tiềm kiếmthông, quảng thông tin cho quyết định đi du họcbá3. Bạn sẽ chọn du học tại trường được quảng bá rộng rãi trên cácphương tiện truyền thông1. Bạn muốn đi du học để thực hành/ nâng cao trình độ ngoại ngữH4: Ngôn ngữ 2. Bạn sẵn sàng học ngoại ngữ để đi du học3. Nếu khả năng ngoại ngữ không cao bạn có muốn đi du học1. Học bổng có ảnh hưởng đến quyết định đi du học của bạnH5: Học bổng 2. Bạn có đang săn học bổng để đi du học3. Nếu không có học bổng bạn có đi du học Tóm lại:Câu hỏi hay giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý,kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tựtrước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏinghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng,chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luậnlà cơ sở hình thành giả thuyết khoa học./.9