Cá koi giá bao nhiêu 1 con năm 2024

Thú vui nuôi cá Koi làm cảnh và phong thủy không chỉ phổ biến ở Nhật Bản mà đã lan tỏa ra hầu hết ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là loại cá có màu sắc bắt mắt, để nuôi chúng cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1. Nguồn gốc cá Koi

Cá Koi trong tiếng Nhật gọi là Nishikigoi còn có tên gọi khác là cá chép Nhật, nguồn gốc ban đầu được phát hiện từ Trung Hoa, nhưng được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm, vào thế kỷ 20 nên cá mới có nhiều màu sắc rực rỡ như ngày nay.

Vào năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, đất nước mặt trời mọc đã tổ chức triển lãm cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata, từ đó cá Koi được biết tới rộng rãi. Trong phong thủy thì loài cá này là biểu tượng may mắn, tình yêu, thành công, thịnh vượng.

2. Phân biệt cá Koi Nhật Bản và cá Koi lai

Màu sắc: Trong hồ cá Koi Nhật có màu sắc rực rỡ, những đường nét trên thân hình có rất sắc nét, những mảng màu lớn ở trên cá rất lớn và đều ở hai bên hông và dọc sống lưng. Có những con cá Koi Nhật có màu đỏ chót như máu, nhưng đối với cá chép thường màu sắc sẽ nhạt, màu đỏ cam.

Hình dáng: Nhìn từ trên xuống Koi Nhật sẽ mập hơn, đầu và vai bè ra, hơi gù, mắt lớn, lanh lẹ râu to hơn so với cá chép lai. Vảy cũng lớn hơn, ngực trong suốt và nhỏ hơn cá chép lai. Nhìn ngang cá Koi Nhật Bản cũng có hông ngắn hơn cá lai.

3. Những tập tính, khả năng sinh trưởng của cá Koi

Nhiệt độ và tuổi tác sẽ làm thay đổi liên tục về màu sắc và hình dạng của cá Koi, chúng có khả năng sống trong các hồ nước nhân tạo, điều kiện tốt có thể sống tới 25-35 năm, có sức sống mạnh mẽ.

Sau khi đã quen với môi trường sống nhân tạo thì sau khoảng 1 năm cá sẽ bắt đầu đẻ trứng, cá Koi cái 2 3 năm có thể sinh sản khoảng 150-200 ngàn trứng mỗi lần đẻ. Cá sẽ đẻ vào lúc sáng sớm tầm 4-5 giờ sáng, sau khoảng 26-48 giờ ở nhiệt độ 28-30 độ C thì cá con sẽ nở.

4. Các dòng cá Koi được ưa chuộng hiện nay

4.1. Phân loại theo chủng loại

4.1.1. Cá Koi thuần chủng

Hình dáng giống như loài cá koi nguyên thủy, tuy nhiên được pha trộn màu sắc khá đẹp, khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng. Cá Koi chuẩn này chỉ thực sự đẹp khi được nuôi ở ao.

4.1.2. Cá Koi Bướm

Koi Bướm có vi, vây và đuôi dài so với cá nguyên thủy, khi bơi nhìn uyển chuyển, rất đẹp, thế nên có thể nuôi được trong ao, hồ kiếng. Koi bướm được lai tạo tại Nhật bản từ năm 1980 và còn có tên gọi khác như cá chép vây dài, cá chép rồng.

4.2. Phân loại cá Koi theo màu sắc

5. Cách nuôi và chăm sóc cá Koi tốt nhất

5.1. Nhiệt độ nuôi cá Koi

Theo chia sẻ của những dân chơi cá chép Koi chuyên nghiệp, thì nhiệt độ nuôi cá thích hợp và phù hợp nhất là trong khoảng từ 20-27 độ C, lý tưởng nhất là 25 độ C. Ở nhiệt độ này, hệ miễn dịch cũng như quá trình chuyển hóa trong cơ thể của cá được tốt nhất, nhờ vậy cá luôn khỏe mạnh, tránh được những bệnh tật, ngoài ra, thì nhiệt độ này cũng giúp màu sắc cá được tươi và rực rỡ hơn.

5.2. Điều kiện hồ nuôi cá Koi

Độ sâu của hồ: Hồ nuôi cá Koi nên xây không sâu quá 1m5, nên thiết kế theo hình bậc thang, tạo nên khoảng sâu khác nhau, chỗ cạn nhất không nên dưới 0.4m. Để có thể tạo môi trường sống tốt nhất, bạn cần chú ý các chỉ số sau:

Độ PH: từ 7- 7.5

Ngưỡng PH: 4-9

Nhiệt độ lý tưởng: 20-27 độ C.

Hàm lượng O2 tối thiểu: 2.5 mg/l.

5.3. Kỹ thuật đưa cá Koi vào hồ nuôi

Quá trình đưa cá koi về hồ nuôi cần phải cẩn thận, nhẹ nhàng để không làm cá bị trầy xước :

Đối với hồ cũ đã nuôi cá từ trước: Nếu như hồ cá Koi đang nuôi có cá đang bị bệnh hoặc chứa mầm bệnh thì bạn cần phải xử lý nước thật sạch nước hoàn toàn trước khi thả thêm cá mới vào. Đồng thời cá mới mua về cần có bể nuôi cách ly trong thời gian 14 ngày hoặc đến khi hồ chính sạch mầm bệnh.

Bể mới: Bể nuôi cá mới cần có hệ thống lọc và sục khí oxy, nước trong bể riêng được lấy từ nước của hồ nuôi chung, để khi thả cá vào bể chung không bị sốc nước. Pha hỗn hợp theo tỉ lệ 5kg muối/1000 lít nước và 1g tetra/100 lít nước để diệt khuẩn, sát trùng cho cá. Duy trì đến đạt yêu cầu thì mới được thả cá vào hồ.

5.4. Thức ăn ưa thích của cá Koi

Cá chép Nhật là loài ăn tạp nhưng cũng sành ăn, thức ăn nuôi cá cần phải sạch sẽ và chú ý tới thành phần vitamin C để cá có sức đề kháng tốt:

Khi trứng nở 3 ngày tuổi: Cá con có thể tự nuôi dưỡng cơ thể bằng việc ăn noãn hoàn, sau khi ăn hết noãn chúng có thể tự ăn các loại thức ăn như bobo, các sinh vật phù du hoặc lòng đỏ trứng chín.

Koi sau 15 ngày tuổi: Thời gian này cá sẽ chuyển qua ăn thực vật ở tầng đáy như giun, tảo, loăng quăng,

Koi sau một tháng tuổi: Có thể ăn động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng, giống như cá trưởng thành, ngoài ra còn có thể ăn cám, bã đậu, thóc lép và các thức ăn chế biến sẵn.

6. Các bệnh thường gặp ở cá Koi trong quá trình nuôi

6.1. Bệnh rận cá

Rận ký sinh trên da, vây, thân, xoang miệng, mang của Koi, chúng sẽ hút máu, tiết chất độc làm tổn thương khiến vùng hút bị sưng đỏ, chính vì điều này đã tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh. Rận cá thường hút máu vào ban đêm khiến những chú cá koi của bạn ngứa ngáy, khó chịu thường bơi nhảy lung tung.

Điều trị: Nên dùng nhíp y tế để gắp ra khỏi thân cá, tiếp đó sử dụng dung dịch diệt khuẩn thoa lên vùng bị tổn thương, nên thực hiện liên tục trong từ 5-7 ngày.

6.2. Bệnh nhiễm trùng mỏ neo

Đây là bệnh rất hay gặp ở cá Koi, bệnh do 1 loại ký sinh trùng giáp xác gây ra, loài ký sinh trùng này bám chặt vào thân, đuôi koi, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi còn nhỏ trùng mỏ neo sống trong mang cá koi, giai đoạn trưởng thành con đực sẽ dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Nếu nhiễm trùng mỏ neo Koi thường lười ăn, ngứa ngáy, khó chịu, gầy yếu và bơi lội chậm chạm, vết thương do ký sinh trùng này gây ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công khiến bệnh ngày càng nặng.

Điều trị: Sử dụng thuốc Dimilin, vì có thành phần thuốc trừ sâu nên trước khi đánh thuốc cho cá cần đảm bảo trong hồ không có cây thủy sinh, hoặc có cây thủy sinh thì cây cần cao hơn mặt nước tầm 3cm.

6.3. Bệnh đốm đỏ

Nếu Koi bị mắc bệnh này, trên thân sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi bệnh chuyển nặng thì các gốc vây, tia vây sẽ bị rách nát và cụt dần, các vùng da xuất hiện xuất huyết viêm, tấy và loét, nhiều mủ, xung quanh có nấm ký sinh, phần mang cá có màu tái nhợt, đôi mắt lồi có xuất huyết.

Điều trị: Nếu bạn nuôi cá Koi ở ao, hãy thay nước mới cho ao, bón vôi bột hòa nước, té đều khắp ao với liều lượng 2kg/100m2/2 tuần để nâng độ PH trong môi trường nước.

6.4. Bệnh đốm trắng

Cá bị bệnh đốm trắng tương đối phổ biến, khi mắc bệnh trên thân, đầu cá sẽ xuất hiện các hột trắng và lây lan nhanh sang các bộ phận khác, từ chú cá này, sang chú cá khác.

Điều trị: Khi phát hiện cá mắc bệnh, bạn nên cách ly cá ra khỏi nơi nuôi để tránh lây lan, nấm sẽ dính chặt vào mô, da cá khiến cá ốm yếu. Sau đó tăng nồng độ muối trong hồ lên 0.5%/ngày duy trì nhiệt độ trong bể là 27 độ C, đồng thời cho 3-5 giọt Methylen xanh hòa tan 20 lít nước thay mỗi ngày một lần.

6.5. Bệnh nấm mang, da

Koi bị nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết lại với nhau, hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp bị khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy và bỏ ăn. Khi bị nặng thì trường hợp xấu nhất xảy ra là cá có thể bị chết.

Cách trị: Bón vôi nung để nâng PH của nước ao lên 8.5-9 nhưng không được vượt quá 9, hòa tan CuSo4 vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều lượng 0.5-0.7 ppm sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

6.6. Bệnh thối đuôi

Koi bị bệnh thối đuôi là phần vây đuôi sưng viêm, bong tróc, nặng hơn nữa là phần cơ thịt bị hoại tử, thối rữa và gốc vây đuôi ứ máu.

Cách trị: Sử dụng dung dịch Malachite xanh 1% bôi lên các vết tổn thương trên vây đuôi cá, mỗi ngày bôi 1 lần, bôi liên tục trong vòng 4-5 ngày, sử dụng dung dịch này bôi lên các vết tổn thương trên vây đuôi cá, mỗi ngày bôi liên tục trong 4-5 ngày.

6.7. Bệnh xù vảy cá

Dấu hiệu dễ nhận biết khi cá koi mắc bệnh này đó là thân cá sưng lên, mắt lồi ra, vảy cá nâng lên khiến cá có hình dáng như một cái nón thông, chú cá Koi sẽ ăn ít và bơi gần mặt nước, bơi có nhiều oxy.

Cách trị: Lấy 5-6kg muối hòa 1m3 nước, cho cá vào tắm 5 phút, làm liên tục 3-5 ngày.

6.8. Bệnh viêm loét

Cá Koi xuất hiện những vết thương do va chạm, nhiễm khuẩn sẽ dẫn tới nhiễm trùng, xuất hiện các vết lở loét trên da, các vết này không sớm được điều trị sẽ khiến cá chết.

Cách trị: Bắt Koi ra, sử dụng thuốc mê gây mê cho cá, lấy tăm bông thấm thuốc tím đậm hoặc tetra thoa lên các vết loét để tiến hành sát trùng.

7. Ưu điểm và ý nghĩa của cá Koi

7.1. Ý nghĩa biểu trưng của cá Koi

Trong văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản, cá Koi Nhật là biểu trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau nhe: Vận may, sự thành công, sự phồn thịnh, trường thọ, lòng can đảm, và tham vọng, sự bền bỉ.

7.2. Ý nghĩa trong phong thủy của cá Koi

Trong phong thủy, cá Koi có những ý nghĩa đặc trưng như thu hút tài lộc, mang tới sự thịnh vượng cho chủ nhà, đại diện cho hạnh phúc trường tồn, bách niên giai lão.

7.3. Ý nghĩa từng màu sắc của cá Koi

Cá Koi Kohaku có thân trắng - đốm đỏ: Biểu tượng cho thành công trong sự nghiệp. Koi Kumonryu với thân trắng - đốm đen hoặc đen toàn bộ mang ý nghĩa cuộc sống thay đổi và biến đổi.

Koi Ogon thân bạc: Thành công trong kinh doanh, biểu tượng cho sự giàu có.

Koi Kuchibeni màu trắng, đốm đỏ quanh môi: Tình yêu và mối quan hệ dài lâu.

Koi Yamabuki màu vàng có ý nghĩa mang tới sự giàu có.

8. Kinh nghiệm để lựa chọn cá Koi đẹp

Một chú cá Koi đẹp trước tiên phải có vóc dáng đẹp, thân hình thuôn dài, dáng như một chiếc tàu ngầm, bụng không được phệ, ngắt quãng như cá nóc. Thân phải có tố chất múp míp, có da thịt, nở nang và đầy sức sống. Nên chọn Koi có phần đường viền quanh thân mượt mà, giữa sống lưng cá nên có mảng màu lớn cân xứng ở 2 bên, tỷ lệ giữa đuôi và thân cần chuẩn, phần đuôi cá thon gọn, gốc đuôi không quá mỏng.

Ngoài ra, cá coi đẹp cần có màu sắc đậm màu, tươi tắn, Hi màu đỏ thì đỏ như máu, Sumi màu đen thì đen như mực, màu trắng phải trắng như tuyết, các đường ranh giới giữa các mảng màu rõ nét, không mờ.

9. List những địa điểm uy tín bán cá Koi đẹp

Sài Gòn Koi: Chuyên cung cấp các loại koi từ size nhỏ đến size lớn, tại số 11 Đường Phạm Văn Sáng, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh.

Thế Giới Koi - Koilover: La đơn vi chuyên cung câp ca Koi Nhật va cac san phâm danh cho ca Koi với 10 năm kinh nghiệm và có chi nhánh tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng tại Số 9/7 Phố Gia Thượng, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Hà Nội.

ABKoi - Koi Fish From Japan là nơi chuyên cung cấp cá Koi chất lượng từ Nhật Bản địa chỉ 110 - 112 hẻm 79 Phú Định, p16, q8, TP. HCM

Ruby Koi Farm: Tại 01 Mỹ Phú 2A, Tân Phú, Phú Mỹ, quận 7, TP. HCM

10. Bảng giá tham khảo từng loại cá Koi

Cá Koi giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào giống cá, chiều dài và màu sắc của cá, hoa văn của cá,.. Với loại cá Koi Nhật giống hiếm, chất lượng cao thì giá thành có thể lên tới tiền tỷ/con hoặc một chú cá Koi mini lai cũng chỉ có giá vài chục ngàn đồng. Ngoài ra, còn kèm theo một số yếu tố liên quan tới phong thủy, bạn hãy truy cập ngay vào Chợ Tốt Thú Cưng để được biết giá từng loại, từng size chi tiết nhất.

11. Lý do nên mua và bán cá koi tại Chợ Tốt

11.1. Đối với người mua

Bạn sẽ dễ dàng tìm những loại cá coi ưa thích với nhiều mức giá phù hợp với tài chính của bạn, tại đây, thông tin rao bán cá Koi khá đa dạng, cạnh tranh nên bạn có thể thỏa thích tìm đơn vị cung cấp cá Koi giá rẻ. Người mua cũng có thể chủ động liên lạc với người bán, để kiểm tra xuất xứ cá, đồng thời có thể thương lượng mức giá để tiết kiệm cho mình.

11.2. Đối với người bán

Tại Chợ Tốt, người mua được đăng tin rao bán miễn phí với lượng tiếp cận người mua cao, bạn chỉ cần truy cập vào Chợ Tốt, đăng ký thành viên là có thể dễ dàng đăng tin rao bán và ngồi đợi người mua liên hệ tới một cách nhanh nhất.

Chủ đề