Bộ phận nào tác dụng lọc máu cơ thể năm 2024

Lọc máu là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng vô cùng phổ biến hiện nay dành cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận. Đây là phương pháp được áp dụng thành công lần đầu tiên vào năm 1940. Kể từ đó hàng triệu người đã được điều trị bằng phương pháp này. Lọc máu là gì? Lọc máu có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây!

Lọc máu là gì? Lọc máu có tốt không?

Lọc máu là quá trình loại bỏ các chất cặn, chất độc hại và chất thải khỏi máu. Quá trình này thường được thực hiện bởi các cơ quan lọc máu tự nhiên trong cơ thể như thận và gan. Với người khỏe mạnh, thận có thể lọc từ 120 -150 lít máu trong một ngày.

Tuy nhiên, khi các chức năng thận của người bệnh bị suy giảm, hoặc gặp phải những vấn đề nghiêm trọng thì quá trình lọc máu sẽ không còn diễn ra hiệu quả như trước nữa. Nó sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ chất thải trong máu. Điều này khiến người bệnh có thể bị hôn mê, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với những trường hợp này thì người bệnh cần phải sử dụng phương pháp lọc máu nhân tạo (hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) để loại bỏ các chất độc hại, chất thải, chất lỏng dư thừa trong máu khỏi cơ thể.

2. Trường hợp nào người bệnh cần phải lọc máu?

  • Khi tình trạng suy giảm chức năng thận của người bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, viêm cơ tim, nồng độ axit và kali trong máu.
  • Khi kết quả xét nghiệm cho thấy có hiện tượng chất độc bị ứ đọng trong máu, nhưng chưa gây ra triệu chứng bệnh thì trong một số trường hợp bác sỹ sẽ chỉ định lọc máu để ngừa trước.
  • Thêm đó, bệnh nhân bị ngộ độc và cần cấp cứu sớm thì bác sỹ sẽ chỉ định lọc máu để thải chất độc ra ngoài.
    Bệnh nhân cần phải lọc máu khi bị tổn thương thận cấp tính hoặc bị suy thận mạn tính

Ngoài ra, có thể chia làm 2 trường hợp:

  • Tổn thương thận cấp tính: Khu suy thận đột ngột hoặc tổn thương thận xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường được điều trị trong bệnh viện bằng dịch truyền tĩnh mạch. Đối với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần lọc máu cho đến khi thận trở lại bình thường.
  • Suy thận mạn tính: Trong trường hợp chức năng thận chỉ còn hoạt động 10-15%, độ lọc cầu thận (eGFR) dưới 15ml/phút/1,73m² da. Lúc này thận không thể duy trì sự sống và cần phải can thiệp y tế ngay. Đối với trường hợp này thì lọc máu chỉ thực hiện được một số công việc của thận khi khỏe mạnh. Đây không phải là cách chữa bệnh lâu dài bởi người bệnh cần phải lọc máu trong suốt quãng đời còn lại hoặc cho đến khi ghép thận mới.

3. Vai trò của lọc máu là gì?

Khi máu được lọc sạch, các tế bào và cơ quan khác trong cơ thể sẽ hoạt động một cách hiệu quả hơn, giúp duy trì một trạng thái sức khỏe tốt hơn rất nhiều.

Lọc máu là một phương pháp điều trị hỗ trợ thay thế cho thận của bệnh nhân bằng một loại máy chuyên dụng. Máy lọc máu sẽ bơm máu của người bệnh qua bộ lọc, rồi đưa máu trở lại cơ thể. Màng lọc của máy giữ lại những tế bào máu, protein và các chất quan trọng khác, loại bỏ những chất thải như Ure, Creatinin, Kali, chất lỏng thừa ra khỏi máu. Máy lọc giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và duy trì cân bằng chất lỏng, khoáng chất trong cơ thể. Tuy nhiên, một số chất độc không thể được loại bỏ hoàn toàn.

5 vai trò lọc máu là gì? Nó có giúp loại bỏ các chất độc hại, chất cặn ra ngoài cơ thể không?

  • Loại bỏ chất độc hại và chất cặn:

Máu chứa nhiều chất độc hại và chất cặn mà cơ thể sản sinh ra từ quá trình trao đổi chất và từ các tác nhân bên ngoài như thuốc lá, rượu, và chất ô nhiễm từ môi trường. Việc lọc máu giúp loại bỏ những chất này. Ngăn ngừa sự hình thành các bệnh lý và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

  • Duy trì cân bằng hóa học:

Việc lọc máu giúp duy trì sự cân bằng của các chất dưỡng, các ion và các hợp chất hóa học khác trong máu ở mức độ lý tưởng. Điều này đảm bảo rằng các tế bào và cơ quan trong cơ thể có môi trường phù hợp để hoạt động.

  • Loại bỏ chất thải:

Máu chứa các chất thải mà cơ thể không cần. Bao gồm các sản phẩm chất béo, các chất độc hại từ thuốc lá, rượu, và các chất gây ô nhiễm môi trường. Việc lọc máu giúp loại bỏ những chất này ra khỏi cơ thể, giúp duy trì sức khỏe tổng thể.

  • Duy trì huyết áp:

Máu cũng chứa nước và các chất điện giải. Việc lọc máu giúp duy trì sự cân bằng giữa nước và các chất điện giải trong cơ thể. Từ đó giúp duy trì huyết áp ở mức độ lý tưởng và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến huyết áp cao.

  • Duy trì cân nặng:

Máu là một phần quan trọng của quá trình kiểm soát cân nặng. Việc lọc máu giúp điều chỉnh lượng nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể. Một hệ thống lọc máu hoạt động tốt giúp duy trì cân nặng ở mức độ lý tưởng. Và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến cân nặng như béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

4. Phương pháp lọc máu phổ biến hiện nay

  • Lọc máu ngắt quãng – chạy thận nhân tạo ngắt quãng

Lọc máu ngắt quãng là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy. Phương pháp này nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc).

Khi điều trị bằng phương pháp này, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên lọc máu sẽ đặt 2 cây kim vào cánh tay của người bệnh đã được tạo cầu nối thông động tĩnh mạch. Các kim được gắn với ống mềm đi từ máy lọc máu. Sau đó máy lọc máu sẽ qua màng lọc, đưa máu trở lại cơ thể người bệnh.

Trong suốt quá trình lọc máu, máy sẽ kiểm tra huyết áp. Đồng thời kiểm soát tốc độ chảy của máu qua màng lọc. Cũng như số chất lỏng được đào thải khỏi cơ thể.

Lọc máu giúp giữ lại protein, các tế bào máu và những chất quan trọng khác. Đồng thời loại bỏ các chất thải như Ure, Creatinine, kali và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.

Lọc máu giúp giữ lại protein, các tế bào máu và những chất quan trọng khác

  • Lọc máu liên tục

Lọc máu liên tục bao gồm nhiều phương thức như siêu lọc tĩnh mạch liên tục, thẩm tách máu liên tục, siêu lọc kết hợp thẩm tách máu liên tục. Đây là kỹ thuật lọc máu cho phép đào thải liên tục (24/24).

  • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)

Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là phương pháp tận dụng chính màng bụng của người bệnh như một màng lọc thay thế cho thận đã mất 1 phần hoặc toàn bộ chức năng.

3 phương pháp lọc màng bụng:

– Lọc màng bụng cấp cứu

– Lọc màng bụng liên tục ngoại trú

– Lọc màng bụng chu kỳ tự động

Đơn nguyên Thận – Lọc máu, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt được trang bị hệ thống nước RO siêu tinh khiết phân phối trực tiếp Phoenix One DS+FH. Máy thận nhân tạo được nhập nguyên kiện từ Nhật Bản. Quả lọc được sản xuất tỉ mỉ, tinh vi. Dây chuyền sản xuất hiện đại nhất tại Nhật Bản. Kim luồn chạy thận làm từ Polypropylene mềm mại giúp bảo vệ đường AVF cho bệnh nhân. Công suất dự kiến phục vụ tối đa được khoảng 100 bệnh nhân/ ngày, có thể thực hiện toàn diện các liệu pháp điều trị: HD, HDF.

Chủ đề