Bỏ hóa đơn đầu vào không kê khai

Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, là cơ sở để DN ghi nhận chi phí tương ứng với doanh thu. Trên thực tế, có nhiều lý do khiến DN không muốn kê khai hóa đơn đầu vào.

Ví dụ thường gặp nhất như chủ doanh nghiệp thường xuyên lấy hóa đơn đầu vào khi đi công tác, đi tiếp khách… nhưng theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNDN thì các hóa đơn này không đủ điều kiện để khấu trừ và ghi nhận chi phí hợp lý. Để đơn giản hơn khi kê khai các bạn kế toán luôn muốn loại bỏ các hóa đơn này ra khỏi danh sách hóa đơn mua vào của DN và không kê khai lên các loại tờ khai.

Vậy liệu hóa đơn đầu vào không kê khai có vi phạm pháp luật hoặc bị cơ quan thuế phạt VPHC hay không? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn kế toán. Hiện nay, các doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT. Do đó, khi không kê khai hóa đơn đầu vào làm cho số liệu trên tờ khai và số liệu trên bảng kê của CQT có sự chênh lệch, hầu hết các doanh nghiệp đều được mời lên giải trình chênh lệch này. Vậy kế toán phải xử lý trường hợp này như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé.

1. Rủi ro của việc hóa đơn đầu vào không được kê khai

Hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Theo quy định tại Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC, để được khấu trừ, hóa đơn đầu vào cần đáp ứng những tiêu chí sau:

– Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào;

– Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

Theo đó, hóa đơn đầu vào chỉ được khấu trừ thuế GTGT khi đơn vị kinh doanh có thực hiện kê khai.

Như vậy, việc không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính quyền lợi của doanh nghiệp, không kê khai sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Hiện tại, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải kê khai tất cả hóa đơn đầu vào. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế có tiến hành thanh, kiểm tra và phát hiện doanh nghiệp không kê khai hóa đơn đầu vào nhằm mục đích gian lận, trốn thuế thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, việc không kê khai hóa đơn đầu vào DN có thể gặp các rủi ro như sau:

– Bị xử phạt về hành vi làm mất hóa đơn nếu không thể xuất trình, chứng minh được hóa đơn đầu vào cho các hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp đã mua khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra;

– Bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ khi DN đã sử dụng hóa đơn từ các DN có dấu hiệu mua bán hóa đơn, đã loại ra các tờ khai thuế nhưng bị CQT điều tra và phát hiện hành vi trên;

– Bị xử phạt về hành vi trốn thuế do không kê khai hóa đơn đầu vào và cơ quan thuế chứng minh được đây là hành vi nhằm mục đích trốn doanh thu.

Trong trường hợp, doanh nghiệp không muốn thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào đó thì cần giữ lại đầy đủ các hóa đơn để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tránh các rủi ro nêu trên.

Do vậy, dù đây là quyền lợi của DN và không có quy định bắt buộc kê khai hóa đơn đầu vào nhưng các doanh nghiệp nên kê khai các hóa đơn đầu vào trên các tờ khai thuế. Đây là phương án tối ưu và ít rủi ro nhất cho các DN. Nếu các hóa đơn này không đủ điều kiện khấu trừ và ghi nhận chi phí thì loại trên các chỉ tiêu tương ứng.

2. Quy định về các mức xử phạt

2.1 Hành vi làm mất hóa đơn

Quy định cụ thể tại điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

2.2 Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

Quy định cụ thể tại điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

2.3 Hành vi trốn thuế

Quy định cụ thể tại điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

3. Kê khai thiếu hóa đơn GTGT đầu vào thì xử lý thế nào?

Theo khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:

1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Như vậy, trường hợp khai thiếu hóa đơn GTGT đầu vào thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ bổ sung theo quy định nêu trên.

sót hóa đơn không kê khai là sơ suất mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải. Để không gặp lúng túng trước câu hỏi “Hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai xử lý như thế nào?” Hãy cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Quy định về thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào

Trước đó, quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC, hóa đơn thuế GTGT đầu vào sẽ có thời hạn kê khai trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, Theo Khoản 8 điều 14 Thông tư số 219/2013/TT- BTC của Bộ tài chính, thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào có sự thay đổi cụ thể như sau:

“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

– Trường hợp DN phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

Như vậy căn cứ quy định trên thì thời hạn kê khai hóa đơn GTGT đầu vào không còn bị giới hạn, (nhưng phải trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế).

2. Cơ sở pháp lý khi xử lý việc kê khai sót hóa đơn đầu vào

Khi xử lý việc kê khai sót hóa đơn đầu vào, các đơn vị kinh doanh phải căn cứ vào quy định pháp luật sau:

  • Quy định tại Điều 8, Thông tư số 219/2013/TT-BTC về thời điểm xác định thuế GTGT;
  • Quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 12, Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Quy định Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC thời hạn và cách thức kê khai hóa đơn đầu vào.

Căn cứ vào những văn bản pháp luật trên, việc xử lý hóa đơn đầu vào bị sót sẽ xử lý như sau:

  • Doanh nghiệp phát hiện hóa đơn bỏ sót của kỳ nào phải tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót.
  • Việc kê khai, khấu trừ hóa đơn bỏ sót chỉ được thực hiện trước khi cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Như vậy, với những đơn vị kinh doanh đã có công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì sẽ không được áp dụng khấu trừ, hoàn thuế GTGT với những hóa đơn bỏ sót.

\>>>>> Tìm hiểu thêm: Kế toán cần làm gì khi phát hiện hóa đơn đầu vào sai mã số thuế

3. Hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai xử lý như thế nào?

Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, kế toán viên có thể bỏ sót hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai thuế. Vậy, số hóa đơn đó phải xử lý như thế nào?

Như đã trình bày ở mục 1, theo Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thời hạn kê khai hóa đơn GTGT đầu vào không còn bị giới hạn, nhưng phải trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Vì vậy, kể từ khi phát hiện có hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai, người nộp thuế hoàn toàn có thể thực hiện kê khai bổ sung trên phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK).

03 bước thực hiện kê khai bổ sung:

  • Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK
  • Bước 2: Chọn “Thuế giá trị gia tăng”, sau đó chọn “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)
  • Bước 3: Chọn kỳ kê khai phù hợp rồi tiến hành thực hiện kê khai tương tự như cách lập tờ khai thuế GTGT thông thường. Sau khi hoàn thành, Các hóa đơn đầu vào sẽ được bổ sung theo đúng quy định

Lưu ý: Trong trường hợp kê khai bổ sung sau thời điểm công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì sẽ không được khấu trừ thuế.

\>>>>>>> Bài viết có liên quan: Cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai muộn

4. Không kê khai hóa đơn đầu vào có sao không?

Dù không có quy định bắt buộc kê khai hóa đơn đầu vào cho doanh nghiệp. Có hóa đơn đầu vào nhưng không kê khai không phải là hành vi trái pháp luật. Nhưng nếu không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro không đáng có như:

  • Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm làm mất hóa đơn nếu không thể xuất trình hoặc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cho các hàng hóa, dịch vụ đã mua khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra.
  • Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt trốn thuế trong trường hợp không kê khai hóa đơn đầu vào và bị cơ quan thuế chứng minh rằng đây là hành động trốn doanh thu.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT nếu không kê khai hóa đơn đầu vào. Nếu doanh nghiệp không muốn thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào, nên giữ lại đầu đủ các hóa đơn. Như vậy, doanh nghiệp mới chứng minh được hóa đơn cho các dịch vụ, hàng hóa đã mua khi có đợt kiểm tra từ cơ quan thuế.

\>>>>>>> Có thể bạn chưa biết: Mức xử phạt hành vi làm mất hóa đơn đầu vào. Tìm hiểu thêm

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi Hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai thì xử lý như thế nào. Các doanh nghiệp cần lưu ý để tránh mắc phải sai sót khi quản lý và kê khai hóa đơn.

Hóa đơn đầu vào được kê khai trong bao lâu?

Thời hạn kê khai khấu trừ hóa đơn GTGT đầu vào đã được thay đổi KHÔNG còn giới hạn 6 tháng như trước đây nữa theo Thông tư 219/2013/TT- BTC. – Trước đây: “Theo thông tư 06/2012/TT-BTC thì hóa đơn GTGT đầu vào được kê khai bổ sung trong vòng 6 tháng vẫn được khấu trừ.”

Doanh nghiệp kê khai sốt hóa đơn bán ra của những tháng trước khi phát hiện doanh nghiệp sẽ thực hiện như thế nào?

Khi hồ sơ khai thuế có sai, sót thì NNT kê khai vào tháng phát sinh, tức là tháng mà hoá đơn đã được lập. Khi khai bổ sung làm tăng/giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Khi khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì không cần nộp tờ khai bổ sung.

Xuất hóa đơn lại Vậy khi nào?

Thời điểm xuất hóa đơn lãi vay: - Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - > Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Hóa đơn trực tiếp kê khai như thế nào?

Theo quy định tại Công văn số 3430/TCT-KK 2014 của Tổng cục Thuế, người sử dụng hóa đơn trực tiếp không phải kê khai thuế. Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng thông thường không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa và dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.

Chủ đề