Bình đẳng là gì từ điển tiếng việt năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung Hotline: 0942 079 358 Email: thanhhoangxuan@vccorp.vn

- tt. (H. bình: đều nhau; đẳng: thứ bậc) Ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng (HCM).

sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá... không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó, trước tiên và cơ bản nhất là BĐ trước pháp luật. BĐ đã được quan niệm và thực hiện một cách khác nhau qua các thời kì lịch sử với các chế độ chính trị xã hội khác nhau. Thủ tiêu các đặc quyền, đặc lợi phong kiến, xác lập sự BĐ của mọi người trước pháp luật là một tiến bộ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Song sự BĐ đó không thể triệt để trong một xã hội có sự cách biệt lớn giữa người giàu và người nghèo, người áp bức bóc lột với người bị áp bức bóc lột. Sự BĐ toàn diện và triệt để chỉ có thể thực hiện khi nào xoá bỏ được tình trạng không BĐ trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, xoá bỏ được cơ sở của sự bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi trong xã hội.

ht. Ngang nhau về thứ bậc và quyền lợi. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

"Quyền cơ bản của con người không bị phân biệt theo chủng tộc, nòi giống, giai cấp, tôn giáo, giới tính, tài sản được pháp luật của quốc gia bảo đảm. Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh của nhân loại chống chế độ phân chia đẳng cấp của nhà nước phong kiến, được ghi vào Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ ""Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng"" và Tuyên ngôn nhân quyền (quyền con người) và dân quyền (quyền công dân) của Cách mạng Pháp năm 1789 ""Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"". Tuy nhiên không phải ở các nước phương Tây đều có bình đẳng, có nước tình trạng bất bình đẳng còn được ghi vào pháp luật. Năm 1948, Liên hợp quốc ra tuyên ngôn toàn thế giới về ""nhân quyền"", khẳng định ở Điều 1 ""Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm chất và các quyền""... Hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 mà Việt Nam tham gia, lại một lần nữa đề cập đến quyền bình đẳng. Nhân dân tiến bộ trên thế giới vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng vì quyền này gắn liền với chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Quyền bình đẳng phải được cụ thể hóa thành quyền: bình đẳng của công dân trước pháp luật; bình đẳng dân tộc; bình đẳng của phụ nữ với nam giới; bình đẳng trước tòa án."

By contrast, a perfectly unequal distribution would be one in which one person has all the income and everyone else has none.

Bình đẳng (upekkha) có nghĩa là đứng trước mọi sự, mọi người, mọi vật, ta đều có một tâm tĩnh lặng như nhau. Không ghét người này yêu người kia, không bực với chuyện này vui với chuyện kia, không chống điều này ủng hộ điều kia… Đó là tâm luôn ở trạng thái trung lập (neutral) với tất cả mọi sự.

Hay nói đúng hơn là một tâm tĩnh lặng với tất cả mọi sự, vì chẳng điều gì làm tâm thay đổi.

Tức là ta thấy, bình đẳng thật sự chính là tĩnh lặng, đích điểm cuối cùng.

Điều này rất quan trọng trong thực hành . Nếu ta có thể nhìn mọi người như nhau – đều là con người cả – thì tâm ta có thể tĩnh lặng trước bất kì ai, dù họ thế nào – đang chửi bới, đang ca hát, đang giúp người, đang hiếp người… Kiếp người là luôn có nhiều si mê cũng như những phút giây thánh thiện. Không lấy những chuyện đó làm tâm mình chạy theo chúng.

Điều này không có nghĩa là dững dưng, không quan tâm đến điều gì. Nếu thấy cướp, bồ tát có thể ra tay đánh cướp cứu người. Tâm bình đẳng không có nghĩa không thấy gì, không làm gì. Bình đẳng chỉ có nghĩa là dù mình thấy gì và phải làm gì – như phải đánh cướp – tâm mình đối với người đó vẫn là từ tâm như đối với mọi người khác.

Đó là tâm bình đẳng, mà thật sự cũng là tâm tĩnh lặng. Upekkha thực sự có nghĩa như thế.

Nhưng điểm quan trọng cho chúng ta là chúng ta có thể rút ra bài học để ghi nhớ ở đây: Nếu chúng ta cố tập nhìn mọi người bình đẳng như nhau thì ta có được tĩnh lặng của một Bồ tát.

Dĩ nhiên, nhìn mọi người bình đẳng như nhau không là chuyện dễ. Thánh nhân, ăn cướp, ăn mày… làm sao trong lòng mình thực sự thấy mọi người đều như nhau?

Nhà Phật có câu trả lời: Mọi người đều là Phật đang thành và chắc chắn sẽ thành Phật vào một kiếp sống nào đó, nếu không là kiếp này.

Đó là câu chuyện của Bồ Tát Thường Bất Khinh, tiền thân của Phật Thích Ca. Bồ tát Thường Bất Khinh, không bao giờ khinh thường ai. Gặp ai – già trẻ lớn bé giàu nghèo – cũng gấp tay cúi chào: “Chào ngài, ngài sẽ là Phật.” Bọn con nít cho rằng Bồ tát là người điên nên hay đuổi đánh.

Chủ đề