Biên bản quyết toán chi phí giải thể năm 2024

Doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi làm thủ tục giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh. Vậy cách thức thực hiện và trình tự thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể thế nào?

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi giải thể là gì?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Như vậy, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Biên bản quyết toán chi phí giải thể năm 2024
Doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi làm thủ tục giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh.

Công ty cần làm những gì khi quyết toán thuế để giải thể?

Pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Khi quyết toán thuế để giải thể, doanh nghiệp phải:

  • Gửi đề nghị đến cơ quan thuế để kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp mình tại cơ quan thuế.
  • Tiến hành quyết toán những khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động và trong quá trình quyết toán thuế.
  • Nộp các khoản thuế, thực hiện thủ tục đóng mã số thuế để hoàn thành quyết toán thuế.
  • Nhận quyết định hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Như vậy, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiếp tục quá trình giải thể công ty của mình.

Xem thêm: Phân biệt hình thức phá sản và giải thể doanh nghiệp

Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Nộp hồ sơ

– Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành thủ tục thanh lý tài sản trước khi làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế khi giải thể.

– Sau khi thanh lý hết tài sản, doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế để làm thủ tục hủy hóa đơn giá trị gia tăng.

– Đối với doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) thì phải tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các đơn vị trực thuộc trước khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

LƯU Ý:

– Trường hợp đơn vị chủ quản gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng các đơn vị trực thuộc chưa thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo cho đơn vị chủ quản, đơn vị trực thuộc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

– Sau khi đơn vị chủ quản chấm dứt hoạt động, nếu đơn vị trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt động thì đơn vị trực thuộc phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế mới hoặc chuyển đổi theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 95/2016/TT-BTC. Trường hợp đơn vị chủ quản đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.

– Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ hoành thành nghĩa vụ thuế trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp; nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số. Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và các đơn vị trực thuộc của người nộp thuế về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trong thời gian này, doanh nghiệp phải thực hiện nộp các hồ sơ liên quan và quyết toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Biên bản quyết toán chi phí giải thể năm 2024

Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Doanh nghiệp là “con người” do pháp luật tạo ra nên được gọi là “pháp nhân”, do đó dù muốn dù không thì doanh nghiệp cũng phải theo quy luật “sinh - lão - bệnh - tử” của kiếp nhân sinh. Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu. Một khi chủ sở hữu đã xác định doanh nghiệp không cần thiết phải tồn tại thì sẽ tiến hành các thủ tục giải thể nhằm giảm các trách nhiệm pháp lý gắn lên vai của mình, đồng thời giảm thiểu các chi phí phải bỏ ra để quản lý, điều hành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung tư vấn giải thể doanh nghiệp

Tư vấn các điều kiện, thủ tục, thời gian, chi phí giải thể doanh nghiệp.

● Tư vấn cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến lao động, nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba,… ● Tư vấn cách thức xử lý các trường hợp nợ thuế, đã có những vi phạm pháp luật về thuế, kế toán,… ● Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên/cổ đông doanh nghiệp. ● Tư vấn về thanh lý tài sản khi giải thể. ● Tư vấn và giải thể cho một số doanh nghiệp nợ thuế, vi phạm thuế và bị vướng bởi thi hành án, và nhiều vụ việc khác… ● Ngoài việc tư vấn và thực hiện giải thể doanh nghiệp chúng tôi còn tư vấn cho doanh nghiệp các cách thức khác không thông qua giải thể để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp như chuyển nhượng, sáp nhập, tái cơ cấu lại doanh nghiệp,… ●

Trong thời gian qua chúng tôi đã tham gia tư vấn và giải thể khoảng hơn 30.000 doanh nghiệp, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn cả ngàn tỷ đồng.

Giải thể doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Việc thành lập doanh nghiệp thì thủ thục khá đơn giản và thời gian cũng nhanh chóng, tuy nhiên việc giải thể thì không đơn giản như vậy thông thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Do đó để cho việc giải thể nhanh chóng doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

● Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư (“Giấy phép”). ● Con dấu. ● Thiết bị chữ ký số (token) và mật khẩu (password), nếu chữ ký số hết hạn sử dụng thì phải gia hạn. ● Chứng từ nộp ngân sách nhà nước (biên lai nộp tiền). ● Toàn bộ hoá đơn đầu ra và đầu vào (nếu có). ● Sao kê tất cả tài khoản ngân hàng đứng chủ sở hữu là doanh nghiệp từ lúc mở tài khoản đến thời điểm giải thể (nếu có). ● Toàn bộ bảng thanh toán lương và hợp đồng lao động (nếu có). ● Toàn bộ sổ sách kế toán (file mềm). ● Các giấy tờ liên quan đến tài sản có đăng ký (nếu có) như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất, giấy chứng nhận đăng ký xe (cà vẹc), giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (văn bằng bảo hộ)…

Các bước giải thể doanh nghiệp

Bước 1, Tiến hành các thủ tục để chuẩn bị giải thể: Doanh nghiệp rà soát các khoản phải thu, các khoản phải trả, các khoản phải nộp ngân sách; tiến hành thanh lý các hợp đồng kinh tế; Kiểm tra, rà soát lại sổ sách kế toán. Thanh lý hàng hóa tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, thanh lý tài sản là bất động sản. Thanh toán các khoản nợ như: nợ người bán, nợ thuế, nợ bảo hiểm, nợ lương... Làm thủ tục giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm. Nộp các khoản thuế còn nợ ngân sách nhà nước, các khoản nợ nhà cung cấp. Nộp văn bản xác nhận tình trạng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan.

● Bước 2, Nộp hồ sơ giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hồ sơ giải thể nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định giải thể, Thông báo giải thể, Biên bản họp về việc giải thể (đối với Công ty TNHH 2 TV, CP), Giấy ủy quyền (nếu có). ● Bước 3, Nộp quyết toán giải thể tại cơ quan thuế: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nộp quyết định giải thể thì doanh nghiệp phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế, hồ sơ quyết toán gồm: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Báo cáo tài chính, Văn bản cam kết và đề nghị đóng/khóa mã số thuế; Cam kết không hoàn thuế (nếu không có nhu cầu hoàn thuế); Hồ sơ đề nghị hoàn thuế (nếu có số thuế nộp dư hoặc số GTGT còn được khấu trừ muốn hoàn). Sau đó cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế, đối chiếu sổ sách kế toán và kiểm tra tình trạng thuế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian từ ngày thành lập đến ngày giải thể hoặc từ ngày đã kiểm tra thuế gần nhất đến ngày giải thể. ● Bước 4, Khóa/đóng mã số thuế: Khi cơ quan thuế quyết toán thuế xong sẽ ra quyết định về việc kiểm tra thuế và doanh nghiệp phải hoàn tất việc nộp tiền thuế bị truy thu, bị phạt vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày (nếu có). Khi doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ thuế sau kiểm tra thuế cơ quan thuế sẽ ra thông báo doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế, văn bản này sẽ được nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. ●

Bước 5, Hoàn tất thủ tục giải thể: Cơ quan đăng ký kinh doanh ban hành thông báo giải thể, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Quy trình giải thể

Biên bản quyết toán chi phí giải thể năm 2024

Thời gian hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thời gian giải thể tuỳ từng hồ sơ cụ thể, tuỳ vào tình trạng sổ sách, nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, tuy nhiên có thể chia ra như sau: ● Trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): thời gian giải thể là 30 ngày, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế. ● Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh: thời gian giải thể là từ 1 – 3 tháng, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế. ● Theo kinh nghiệm và thực tế cho thấy thời gian giải thể doanh nghiệp nhanh hay chậm không còn là vấn đề đáng quan tâm vì khi đã nộp hồ sơ giải thể và quyết toán thuế cho cơ quan thuế thì thời điểm này doanh nghiệp không còn phát sinh các nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác.

Chi phí giải thể doanh nghiệp

Chi phí giải thể tuỳ từng hồ sơ doanh nghiệp, có thể chia ra các trường hợp như sau:

● Đối với doanh nghiệp chưa phát sinh nghĩa là chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra, chi phí từ 3 triệu đồng (đây là chi phí trọn gói, đã bao gồm: đăng bố cáo giải thể, lập hồ sơ giải thể, lập quyết toán giải thể, giải trình với cơ quan thuế, khoá mã số thuế, trả giấy phép kinh doanh, hủy dấu). ● Đối với doanh nghiệp có phát sinh: Công ty tư vấn và kế toán Đông Dương sẽ báo phí cụ thể sau khi được tiếp cận hồ sơ hoặc có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp. ● Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý khách thì phí dịch vụ cho những thủ tục này sẽ được tính riêng.

Chia sẻ kinh nghiệm

● Một khi doanh nghiệp không có nhu cầu tồn tại chủ doanh nghiệp và các thành viên / cổ đông nhanh chóng tiến hành các thủ tục giải thể càng sớm càng tốt vì như thế thì doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa các nghĩa vụ kê khai nộp thuế và hạn chế thấp nhất các mức chế tài xử lý vi phạm hành chính. ● Theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Quản lý thuế nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp. Nghĩa là trong trường hợp này từ trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ chuyển thành trách nhiệm của các cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp đó. ● Theo quy định tại Điều 66 Luật Quản lý thuế thì Cơ quan thuế sẽ đề nghị cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế và đã có vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. ● Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp nếu doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và buộc giải thể đối với các trường hợp không hoạt động tại địa chỉ trụ sở quá 6 tháng. ● Đặc biệt khi doanh nghiệp rơi vào các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, lao động và các nghĩa vụ khác đối với bên thứ ba thì cần được tư vấn và tìm giải pháp tháo gỡ, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp một giải pháp toàn diện, hữu ích bởi đội ngũ kế toán và luật sư giàu kinh nghiệm về năng lực được sàng lọc qua thực tế với một tinh thần làm việc tận tâm và trách nhiệm. Tránh trường hợp người chủ/quản lý doanh nghiệp không nắm được các quy định của pháp luật mà bỏ mặc doanh nghiệp để xảy ra những hậu quả đáng tiếc, dù doanh nghiệp có vi phạm ở mức độ nào đi nữa cũng phải có cách giải quyết để cho “lý lịch đăng ký kinh doanh” của những người tham gia góp vốn vào doanh nghiệp “trong sạch” nhất.