Bị cận có đi nghĩa vụ quân sự không 2023

Tỷ lệ dân số bị mắc các tật về mắc như cận thị, loạn thị hay viễn thị trong xã hội ngày nay đang gia tăng dần bởi các thói quen sinh hoạt thường ngày. Việc luôn đeo kính cũng sẽ gây khá nhiều khó khăn nhất định dành cho một số công việc, đặc biệt là đối với nhiều ngành nghề đòi hỏi phải có sự tinh mắt cao và thị lực phải 10/10. Dễ bắt gặp nhất là trong môi trường quân ngũ, nơi mà thường sẽ hạn chế tuyển chọn những công dân bị cận. Vậy bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không theo quy định mới nhất?

Bị cận bao nhiêu độ thì không đi nghĩa vụ quân sự

Tiêu chuẩn về sức khỏe khi tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?

Những tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian dành cho các công dân trong việc đi khám sức khoẻ tham gia nghĩa vụ quân sư. Trong các buổi tuyển chọn như thế, các công dân thuộc tiêu chí sức khoẻ nằm trong mức loại 1, 2 và 3 sẽ được đánh giá là đủ thể lực để lên đường đi nhập ngũ. Và bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không theo quy định mới nhất của Luật nghĩa vụ quân sự 2022 – 2023.

Đến với mỗi vòng khám, bác sĩ sẽ có các thang điểm từ 1 – 6 để đánh giá thể lực của bạn, cụ thể như sau:

Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Trong giấy khám sức khoẻ, ở từng danh mục khám sẽ được phân chia ra làm 3 cột là “điểm”, “lý do” và “ký”. Bác sĩ phụ trách mỗi phần khám cần phải ghi rõ số điểm, lý do cho điểm và ký tên để xác nhận. Sau khi trải qua đầy đủ các vòng, Chủ tịch Hội đồng khám sức khoẻ sẽ nhìn vào các mục điểm để đưa ra kết quả tổng điểm cuối cùng dành cho công dân đó.

Dựa vào tổng điểm ta có thể phân loại ra được để xem công dân nào thuộc sức khoẻ loại 1, 2 và 3 tức đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự:

Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Đã có khá nhiều câu hỏi được đặt ra từ phía các công dân nhập ngũ như “cận 3 độ có đi nghĩa vụ quân sự không”, “cận 4 độ có đi nghĩa vụ quân sự không”, “cận 7 độ có đi nghĩa vụ quân sự” hay “cận thị có được miễn nghĩa vụ quân sự không”,… Những vấn đề xoay quanh việc cận thị trong việc đi nghĩa vụ quân sự từ lâu luôn là dấu chấm hỏi lớn khiến nhiều người phải băn khoăn.

Thực tế, tình trạng không đủ chỉ tiêu để nhập ngũ qua mỗi năm hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn đang diễn ra, do vậy mà đã có khá nhiều nơi lựa chọn phương án chỉnh sửa lại số liệu sức khoẻ chính xác của các công dân nếu xét trường hợp họ rơi vào các mức độ cận trung bình từ khoảng 1.5 đến 2 hay 3 độ để những công dân này vẫn phải nằm trong diện đi nghĩa vụ quân sự.

Cận 3 độ có đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo như những gì trong Luật nghĩa vụ quân sự quy định, các công dân nam sau khi trải qua vòng khám sức khoẻ sơ tuyển mà có số điểm khám mắt không nằm trong loại 1, 2 hay 3 thì sẽ bị loại và không cần phải tiến đến khám các bước tiếp theo của vòng 2.

Trường hợp cận 3 độ, bạn sẽ nằm trong mức độ điểm là 4, tuy nhiên theo quy định chấm điểm của Hội đồng sức khoẻ thì sẽ phải cộng thêm 1 điểm tức là 5 điểm. Trường hợp này, bạn không đủ tiêu chuẩn về thị lực nên sẽ bị loại.

Cận 4 độ có đi nghĩa vụ quân sự không?

Cũng tương tự như đối với mức cận 3 độ đã nêu ở trên, mức độ cận từ 3 – 4 diop được tính chung là 4 điểm và cộng thêm 1 điểm là 5 điểm. Vậy nếu bạn bị cận 4 độ thì cũng sẽ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.

Cận 7 độ có đi nghĩa vụ quân sự không?

Thông thường, với mức độ cận quá cao như 7 độ, chỉ cần nhìn qua mắt kính là Hội đồng sức khoẻ đã có thể đánh giá được bạn thuộc diện hoãn nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên để theo đúng Luật thì bạn vẫn phải khám các bước đo mắt như bình thường từ thủ công cho đến sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng.

Mặc dù, trong Luật nghĩa vụ quân sự đã nêu rõ ràng rằng đối với các mức độ cận từ 1.5 diop trở lên sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, nhưng chính bởi nhiều địa phương ngày nay vẫn còn luồn lách Luật khá nhiều để khiến phần ít công dân vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự mặc dù sức khoẻ của họ đươc đánh giá là được xếp loại từ loại 4 trở đi. Chính vì vậy, hằng năm cứ đến mùa nhập ngũ có rất nhiều công dân hoang mang rằng liệu thật sự bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Việc tự ý sửa chữa kết quả làm nhiễu loạn thông tin này là hoàn toàn sai theo quy định của Luật bởi chưa có căn cứ nào quy định các công dân chưa đủ điều kiện sức khoẻ phải tham gia nhập ngũ, do vậy mà bạn vẫn có thể khiếu nại vấn đề này lên các Cơ quan cấp cao hơn để được giải quyết. 

Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Người bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không

Để được xem xét là chưa đủ tiêu chuẩn sức khoẻ tham gia nghĩa vụ quân sự, bạn cần chứng minh được lý do vì sao chưa thể tham gia bằng cách đưa ra các lý do thuyết phục. Dựa vào các lý do đó mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện sẽ đánh giá và đưa ra kết luận sau cùng.

Đặt trường hợp nếu bạn đã được xét là chưa đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự thì mỗi năm khi đến thời gian khám sức khoẻ và nhận được giấy gọi từ Ban chỉ huy bạn vẫn phải chấp hành theo lệnh gọi để kiểm tra lại sức khoẻ một lần nữa.

Miễn gọi nhập ngũ với các công dân thuộc đối tượng trong Luật quy định

Trong miễn gọi nhập ngũ, ta sẽ chia ra thành 2 dạng đó là miễn gọi nhập ngũ và tạm hoãn nhập ngũ. Những đối tượng của 2 dạng này cũng sẽ khác nhau. Sẽ có khá nhiều bạn thắc mắc các vấn đề như khi bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không hay nếu gia đình chỉ có một mình bản thân mình là trụ cột chính trong nhà thì có được miễn hoàn toàn việc tham gia nghĩa vụ quân sự không. Dưới đây sẽ là những đối tượng cụ thể đã được Luật quy định rõ:

1 Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự vẫn phải đến khám sức khỏe

Quy định về mắt trong nghĩa vụ quân sự

Trên thực tế, mặc dù đã nằm trong diện tạm hoãn hoặc miễn hoàn toàn nghĩa vụ quân sự thì bạn vẫn sẽ phải tuân theo lệnh gọi đi khám nghĩa vụ quân sự hằng năm. Việc đi khám này chỉ là một bước giúp Ban chỉ huy nơi cư trú xác định được chỉ tiêu quân dân qua mỗi năm để xem có nhiều biến đổi gì hay không.

Do vậy mà các hành vi cố tình tránh né hay không chịu hợp tác đi khám vì cho rằng mình đã nằm trong diện không tham gia nghĩa vụ quân sự rồi thì sẽ bị xử lý theo các hình thức từ phạt hành chính cho đến phạt tù và suy xét theo mức độ tăng nặng hình phạt.

Những câu hỏi thường gặp về đi nghĩa vụ quân sự

Bị cận bao nhiêu độ thì không đi nghĩa vụ quân sự? Mổ mắt cận rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Nếu các công dân được xác định mắc các bệnh về thị lực như: cận thị, loạn thị, viễn thị trên 1.5 độ và dựa vào kết quả chính xác mức độ cận của 2 mắt cộng thêm 1 điểm sẽ cho ra được kết quả sau cùng. Thông thường thì ở mức sức khoẻ loại 3 bạn vẫn sẽ phải tham gia đi nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp trước đó bạn đã bị loại khỏi danh sách đi nghĩa vụ quân sự nhưng sau này đã tiến hành mổ mắt cận thì bạn sẽ vẫn phải tiến hành đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự mỗi năm. Việc khám sức khoẻ này không liên quan gì đến việc bạn mổ mắt bởi dù cho bất cứ ai nằm trong diện tạm hoãn hay miễn thì mỗi năm nếu còn nằm trong độ tuổi Luật quy định sẽ vẫn phải đi khám sức khoẻ như bình thường.

Sau khi đã đo mắt sau khi mổ mắt và cho ra được kết quả sau cùng cộng thêm 1 điểm, nếu số điểm từ loại 4 trở xuống bạn vẫn không đạt tiêu chuẩn để nhập ngũ.

Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Trong các điều khoản Luật quy định về việc có thị lực yếu thì không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự có nêu rõ, nếu công dân nào bị cận từ 1.5 diop trở lên hoặc các bệnh về mắt khác như cận thị hoặc viễn thị thì sẽ nằm trong diện hoãn nghĩa vụ quân sự. Tức là hằng năm vẫn sẽ phải đi khám sức khoẻ và nếu được đánh giá chưa đủ tiêu chuẩn bạn sẽ được tiếp tục hoãn.

Cận 1 mắt có đi nghĩa vụ quân sự không?

Cận bao nhiêu độ thì miễn nghĩa vụ quân sự

Để tính được chính xác về việc bạn có phải đi nghĩa vụ quân sự khi cận 1 mắt hay không, cần dựa vào bảng khám thị lực dưới đây và so với các tiêu chuẩn sức khoẻ đã được đề cập ở mục trên để đi đến kết luận sau

TT BỆNH TẬT ĐIỂM
1 Thị lực
1.1 Thị lực (không kính)
Thị lực mắt phải Tổng thị lực 2 mắt
10/10 19/10 1
10/10 18/10 2
09/10 17/10 3
08/10 16/10 4
6,7/10 13/10 – 15/10 5
1, 2, 3, 4, 5/10 6/10 – 12/10 6
1.2 Thị lực sau chỉnh kính Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
2 Cận thị:
– Cận thị dưới -1,5 D 2
– Cận thị từ -1,5D đến dưới -3D 3
– Cận thị từ -3D đến dưới -4D 4
– Cận thị từ -4D đến dưới -5D 5
– Cận thị từ -5D trở lên 6
– Cận thị đã phẫu thuật Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm

Như vậy thì, trường hợp cận 1 bên thì sẽ dựa vào bảng phân loại trên đây để đánh giá sức khoẻ, ví dụ như một bên mắt của bạn 10/10, mắt còn lại là 2/10 (tức vượt quá 1.5 diop) và tổng thị lực 2 bên cộng lại là 12/10 (tức xếp loại 6) thì bạn được đánh giá xếp loại không đủ sức khoẻ đề tham gia nghĩa vụ quân sự.

Khi nhập ngũ kiểm tra lại sức khỏe kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ thì có được xuất ngũ không?

Sau khi đã trải qua 2 vòng khám sức khoẻ từ sơ tuyển đến chi tiết và đã được xếp loại đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ thì trong thời hạn 7 ngày kể từ lúc vào quân ngũ và sinh hoạt bạn sẽ được tiến hành kiểm tra lại sức khoẻ tổng thể một lần nữa. Nếu trường hợp kiểm tra lại và nhận thấy sức khoẻ bạn chưa ổn định, bạn sẽ phải đợi sự kiểm duyệt từ phía Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền đưa ra kết luận trở về nhà hay tiếp tục tham gia nhập ngũ.

Cận bao nhiêu độ thì hoãn nghĩa vụ quân sự

Bài viết trên đây mà Đào tạo liên tụcvừa phổ cập sẽ giúp cho bạn biết rõ hơn về vấn đề bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Nhìn vào mặt bằng chung của dân số Việt Nam hiện tại ta cũng có thể thấy rõ ràng tổng số % những công dân bị mắc các tật khúc xạ chiếm nhiều hơn những công dân đạt thị lực 10/10, do vậy mà cứ vào mỗi năm vào đơt tuyển chọn thì vấn đề nghĩa vụ quân sự cận thị luôn được quan tâm nhiều nhất.

Chủ đề