Bệnh nhiệt miệng kéo dài bao lâu

Những người bị lở miệng chắc hẳn sẽ rất khổ sở vì phải ăn cháo, uống nước nhiều hơn là ăn cơm, không được ăn những món mình thích vì chứng lở miệng đáng ghét? Điều đó khiến cho bạn căng thẳng, lo lắng không biết bệnh sẽ kéo dài bao lâu và bệnh có thể tự khỏi hay không?

Bệnh lở miệng có điều đặc biệt là không có triệu chứng rõ ngay từ đầu. Khi bệnh đã phát ra bên ngoài mới có thể khẳng định được đúng bệnh. Khi đó, chúng ta có thể nhận diện qua các triệu chứng bệnh lở miệng sau đây:

Đau, ngứa và đỏ:

Trước khi các vết lở xuất hiện, ở vùng da đó tấy đỏ hơn bình thường, bị đau nhẹ và hơi ngứa râm ran. Cảm giác này kéo dài khoảng 1 – 2 ngày thì các mụn lở mọc lên.

Dấu hiệu lở miệng là một số vùng da tấy đỏ hơn bình thường

Mụn nhỏ mọng nước:

Phần da bị ngứa đỏ sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti, thành chùm, mọng nước. Các mụn này thường mọc xung quanh miệng như vành môi, mặt trong môi, dưới mũi (khoảng nhân trung), cũng có thể ở má, trên mũi, lưỡi, cạnh má, cổ họng,…

Xuất hiện các mụn nhỏ li ti trên môi

Mụn vỡ nước:

Sau khoảng vài ngày, các mụn sẽ vỡ, rỉ nước ra. Sau đó khô dần và đóng vảy theo cơ chế tự liền thương của cơ thể.

Mụn sẽ vỡ, rỉ nước rồi khô dần và đóng vảy

 Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Lở Miệng Tốt Nhất Hiện Nay

Đó là các triệu chứng phổ biến nhất. Ngoài ra một số người có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào lần đầu phát hay đã tái đi tái lại nhiều lần.

Ở một số người khi lần đầu bị có thể gặp phải các triệu chứng bệnh lở miệng gồm: sốt, đau họng, đau đầu, đau bắp thịt,… Mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng người cụ thể.

Một số người có triệu chứng sốt khi lần đầu bị lở miệng

Thời gian bị lở miệng là bao lâu ?

Lở miệng là bệnh lý khá đặc biệt, nhiều khi bệnh tự phát rồi có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thường bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, tùy từng người và mức độ mà bệnh có thể khỏi nhanh hay chậm. Có người chỉ cần thay kem đánh răng là thì bệnh sẽ tự hết, có người lại phải dùng thuốc bôi, uống tùy tình trạng.

Tùy từng người và mức độ mà bệnh có thể khỏi nhanh hay chậm

Ðặc điểm căn bệnh lở miệng là lành tính, thường ít gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và không để lại sẹo . Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

Bệnh lành tính nhưng nếu không chăm sóc đúng có thể dẫn đến viêm cấp

Để xác định cụ thể từng trường hợp bệnh lở miệng kéo dài bao lâu, có thể tự khỏi hay phải uống thuốc thì cần được thăm khám cụ thể để khoanh vùng các nguyên nhân. Hoặc người bệnh có thể theo dõi bệnh trong khoảng 1 tuần, nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì có thể đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Nhiệt miệng xảy ra khi nóng trong người khiến cho miệng cảm thấy khó chịu và đau rát. Thông thường, các đốm nhiệt này xuất hiện ở má, nướu, dưới lưỡi hoặc bên lưỡi. Vậy khi bị nhiệt miệng mấy ngày thì khỏi?

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Biểu hiện tại chỗ: thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Khi bị nhiệt miệng xuất hiện những vết lở trong niêm mạc miệng

Mắc bệnh nhiệt miệng thì mấy ngày thì khỏi?

Bệnh nhiệt miệng thường kéo dài 7-10 ngày rồi tự khỏi. Nhiệt miệng không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu trong khi nói và nhai thức ăn, nhất là khi ăn đồ cay, mặn. vào mùa hè, nhiệt cộng nhiệt làm cơ thể bức bối hơn.

Bệnh nhiệt miệng thường kéo dài từ 7-10 ngày thì khỏi

Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống phải nhai nuốt.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi... Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận. Không điều trị, các vết loét này cũng có thể tự biến mất sau 1- 2 tuần, nhưng sau đó rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính).

Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá. Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng.

Biểu hiện của nhiệt miệng

Người bệnh cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Dùng thuốc kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, nếu dùng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Người bệnh cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng

Tóm lại, với câu hỏi nhiệt miệng mấy ngày thì khỏi theo tổng hợp những thông tin trên cho thấy bệnh có vòng đời từ 7-10 ngày rồi tự khỏi hoặc từ 1-2 tuần dựa theo nói xuất hiện của các vết lở. Tuy nói là tự lành nhưng tốt nhất là đừng nên chủ quan khi bị mắc bệnh vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Khi nhắc đến nhiệt miệng, nhiều người nghĩ ngay đến tình trạng nóng trong người. Nhưng cụ thể hơn thì không nhiều người biết nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài do đâu. Và làm sao để cải thiện tình hình, tránh cảm giác đau rát và biến chứng cho người bị.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng bên trong miệng (có thể là ở môi, nướu hoặc má trong) xuất hiện đốm trắng, mọng nước. Sau vài ngày, đốm trắng vỡ ra thành vết loét, gây đau rát và khó chịu. Vết loét này thường sẽ tự lành sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo.

Bất cứ ai, dù trẻ nhỏ, người lớn hay người già đều có thể bị nhiệt miệng. Thậm chí một số người bị thường xuyên mà không biết nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài là do đâu. Nhiệt miệng tuy ít gây nguy hiểm, nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt của người bị, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện.

Nhiệt miệng với dấu hiệu đặc trưng là vết loét trong miệng

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài

Nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài là rất nhiều, nhưng chủ yếu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:

Ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng

Đồ ăn cay, nóng có thể gây nhiệt miệng trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp ở đây nghĩa là tính cay, nóng của đồ ăn sẽ làm bỏng miệng, lở miệng, gây mụn nhọt và nhiệt miệng.

Còn gián tiếp nghĩa là đồ ăn cay, nóng có chứa capsaicin - hợp chất làm chậm quá trình tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày, gây ợ nóng và nóng trong người. Tất cả những điều này có thể dẫn đến nhiệt miệng kéo dài, lâu khỏi.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Việc dùng bàn chải lông cứng và chải quá mạnh khi đánh răng có thể vô tình gây ra vết xước trong miệng. Và vết xước này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây ra vết lở.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa Sodium lauryl sulfate. Đây là hợp chất có tính làm sạch cao và loại bỏ mùi hôi nhanh. Nhưng đồng thời cũng là chất có thể gây nhiệt miệng mà nhiều người không biết.

Đánh răng quá mạnh, không đúng cách có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Cơ thể thiếu hụt vitamin

Thiếu vitamin cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài. Cụ thể, nếu cơ thể bị thiếu hụt các vitamin C, vitamin nhóm B (B2, B3, B12) thì bạn có thể bị nhiệt miệng, kèm theo đó là sưng - viêm nướu, chảy máu chân răng và các bệnh lý về răng miệng khác.

Rối loạn nội tiết tố

Bên cạnh các triệu chứng đau bụng, tức lưng, nhức mỏi toàn thân thì một số chị em khi đến kỳ kinh nguyệt còn bị nổi mụn và nhiệt miệng. Đây thực sự là “cơn ác mộng” của không ít người bởi nhiệt miệng khiến cơ thể vốn dĩ đang mệt mỏi, suy nhược lại càng thêm khó chịu, đau đớn.

Nguyên nhân nhiệt miệng khi hành kinh là do nội tiết tố thay đổi theo chu kỳ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Điều này làm thân nhiệt của cơ thể tăng giảm không kiểm soát, nóng trong người, hình thành mụn nhọt và vết lở loét trong miệng.

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi cũng có thể gặp phải tình trạng nhiệt miệng

Bệnh lý răng miệng

Nhiệt miệng xảy ra thường xuyên và kéo dài nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,… Bởi lúc này, chỉ cần một tổn thương nhỏ ở mô mềm bên trong khoang miệng cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn (gây ra vấn đề về răng miệng) tấn công và gây ra vết lở loét.

3. Làm gì khi nhiệt miệng kéo dài?

Biết được nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài thì không khó để bạn có cách xử trí phù hợp, giúp cải thiện tình trạng hiệu quả.

Súc nước muối

Súc miệng bằng nước muối không còn quá xa lạ với người Việt. Bởi tính sát khuẩn của nước muối cao mà lại an toàn với người dùng. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng, bạn hãy súc miệng bằng nước muối để vừa giảm đau rát, vừa giúp vết loét mau khô lành.

Đầu tiên, cho 5g muối tinh vào 230ml nước ấm rồi khuấy tan. Sau đó, súc miệng bằng nước muối vừa hòa tan trong 15 - 30 giây rồi nhổ ra. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày, vào mỗi sáng và tối.

Súc miệng bằng nước muối là cách để giảm đau và mau lành vết loét do nhiệt miệng

Ăn sữa chua

Nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài do trào ngược axit dạ dày, rối loạn tiêu hóa thì bạn có thể ăn sữa chua để cải thiện tình trạng. Bởi trong sữa chua có chứa lượng lớn lợi khuẩn (men vi sinh sống lactobacillus), giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn HP hiệu quả. Nhờ đó, khắc phục chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát và đẩy lùi nhiệt miệng.

Dùng mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn và chống viêm, chống nhiễm trùng. Cách sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng vô cùng đơn giản, đó là thoa mật ong nguyên chất vào vết loét trong miệng. Hoặc trộn mật ong với bột nghệ rồi thực hiện tương tự.

Ngoài ra, có thể pha mật ong với nước ấm rồi uống từng ngụm. Nước ấm mật ong sẽ thấm thấu vào vết nhiệt, giúp vết nhiệt mau lành hơn. Ngoài ra, đây cũng là thức uống đặc biệt có lợi cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể, trị chứng đầy hơi, làm giảm tình trạng nóng trong người.

Uống nước và bổ sung vitamin

Luôn uống nhiều nước và cố gắng giữ cho khoang miệng không bị khô. Cùng với đó, tăng cường ăn rau xanh và trái cây để cơ thể không bị thiếu hụt vitamin. Đây không chỉ là cách điều trị mà còn là cách phòng ngừa nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể, phòng tránh nhiệt miệng

Đến bệnh viện kiểm tra

Trong những trường hợp dưới đây, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài và có hướng điều trị phù hợp.

  • Nhiệt miệng kéo dài sau 7 - 10 ngày không khỏi.

  • Vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, có mủ).

  • Đau rát nghiêm trọng, khó nuốt.

  • Khô miệng.

  • Sốt, mệt mỏi.

  • Khó đi tiêu, đi tiểu.

Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám và điều trị các vấn đề về răng miệng. Vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức đặt lịch và quy trình khám chữa bệnh cụ thể, chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề