Bệnh ho ra máu là bệnh gì năm 2024

Nội soi: Nội soi họng, thanh quản và đường hô hấp cùng với nội soi thực quản để xác định vị trí xuất huyết cũng như nguyên nhân gây ho ra máu.

Cận lâm sàng

Công thức máu (đếm số lượng tế bào hồng cầu, tiểu cầu), xét nghiệm prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin (PTT).

Bệnh nhân đang dùng heparin trọng lượng phân tử thấp (LWHP), cần làm thêm xét nghiệm anti Xa để xác định có quá liều chống đông hay không.

Phương pháp điều trị ho ra máu hiệu quả

Xử trí ho ra máu nhẹ

  • Toplexil: Uống 1 - 2 viên/lần x 3 lần/ngày; hoặc Terpincodein với liều tương tự;
  • Acid tranexamic 500mg: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày hoặc tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch ống 250 mg/5ml: 1 ống/lần x 2 - 4 lần/ngày.
  • Chlorpheniramine 4mg: 1 viên/ngày, uống vào buổi tối hoặc Diazepam 5mg với liều tương tự.

Xử trí ho ra máu vừa

  • Acid tranexamic ống 250 mg/5ml: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ống/lần x 2 - 4 lần/ngày.
  • Toplexil: Uống 1 - 2 viên/lần x 3 lần/ngày; hoặc Terpincodein với liều tương tự.
  • Chlorpheniramine 4mg: 1 viên/ngày, uống vào buổi tối hoặc Diazepam 5mg với liều tương tự.

Nếu cần, có thể bổ sung: Sandostatin 0,1 mg/ml: Tiêm dưới da liều 0,05 - 0,1 mg hoặc pha loãng trong 500 ml dung dịch natriclorua 0,9% để truyền tĩnh mạch.

Xử trí ho ra máu nặng

Cho bệnh nhân thở oxy với tốc độ 3 lít/phút.

  • Acid tranexamic ống 250 mg/5ml: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ống/lần x 2 - 4 lần/ngày.
  • Toplexil: Uống 1 - 2 viên/lần x 3 lần/ngày; hoặc Terpincodein với liều tương tự.
  • Chlorpheniramine 4mg: 1 viên/ngày, uống vào buổi tối hoặc Diazepam 5mg với liều tương tự. Hoặc tiêm bắp/ tĩnh mạch Diazepam 10 mg/2ml nếu bệnh nhân không uống được.

Nếu cần, có thể bổ sung: Sandostatin 0,1 mg/ml: Tiêm dưới da liều 0,05 - 0,1 mg hoặc pha loãng trong 250 ml dung dịch natriclorua 0,9% truyền tĩnh mạch với tốc độ 30 giọt/phút.

Truyền dịch hoặc truyền máu để giữ thể tích tuần hoàn và điện giải ở mức bình thường.

Tính toán lượng máu mất và truyền bổ sung theo nhu cầu, trung bình khoảng 250 - 750 ml và nên ưu tiên truyền hồng cầu lắng.

Xử trí ho ra máu tắc nghẽn

Đầu tiên cần đảm bảo thông thoáng đường thở cho bệnh nhân bằng các biện pháp như thở oxy nhân tạo, đặt nội khí quản, mở khí quản hoặc chỉ định thông khí cơ học nếu cần.

Lưu ý: Không cho bệnh nhân dùng các thuốc an thần, giảm ho khi đang bị tắc nghẽn đường thở.

Xử trí ho ra máu sét đánh

Đây là một biến cố nghiêm trọng cần cấp cứu ngày. Nguyên nhân thường do đứt vỡ mạch máu, phình mạch máu ở vùng phổi bị tổn thương. Bệnh nhân ho ra rất nhiều máu, đa số sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cách xử lý tương tự tình trạng ho ra máu tắc nghẽn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần cấp cứu cầm máu bằng can thiệp ngoại khoa như cắt bỏ thuỳ phổi bị tổn thương hoặc thắt mạch máu...

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới khi ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa Cấp cứu cũng như khoa Hô hấp.

Thường là biểu hiện của những bệnh lý đường hô hấp như: lao phổi, dãn phế quản, ung thư phổi, nhiễm trùng hô hấp, đôi khi nó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch hẹp van 2 lá... Điều quan trọng đầu tiên là xác định có đúng là bị ho ra máu hay ói ra máu do bệnh lý đường tiêu hóa, hoặc chảy máu từ đường hô hấp trên.

Ho ra máu có thể nguy hiểm tới tính mạng nên cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán tùy vào nguyên nhân, thường là: xét nghiệm máu, X quang ngực, soi cấy đàm, chụp CT scan ngực, nội soi phế quản, siêu âm tim...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

1. Thế nào là ho ra máu thật sự?

Ho ra máu thực sự là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng sức ho, máu thường có bọt, màu đỏ tươi. Trước khi ho thường có triệu chứng: nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa cổ. Diễn tiến giúp gợi ý là: ho ra máu với số lượng giảm dần đến hết.

Cần phân biệt với:

- Khạc ra máu từ đường mũi họng: máu khạc dễ dàng không kèm gắng sức ho, kèm các bệnh lý chảy máu vùng mũi họng dễ dàng phát hiện như: chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,…

- Ói ra máu: thường máu có lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi ói thường đau bụng, hoặc có bệnh lý về tiêu hóa trước đây như xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài.

2. Các nguyên nhân thường gặp:

  1. Lao phổi: đây là nguyên nhân thường gặp

Triệu chứng gợi ý: Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu, có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực, tình trạng nặng thì sẽ gây khó thở.

Cận lâm sàng cần cho chẩn đoán: chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.

Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

  1. Dãn phế quản:

Dãn phế quản thường do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.

Biểu hiện bằng: ho ra máu lượng ít (3-5ml, khoảng một muỗng cà phê) tự cầm trong vòng 3-5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc ho ra máu lượng nhiều (>100 ml) có thể dẫn tới tử vong.

Cận lâm sàng cần cho chẩn đoán: X quang phổi và CT ngực có cản quang.

Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi bị dãn, hoặc thuyên tắc mạch máu.

  1. Ung thư phổi:

Đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều.

Giai đoạn trễ sẽ có biểu hiện: ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường lượng ít.

Cận lâm sàng cần cho chẩn đoán: X quang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế quản, sinh thiết u.

Điều trị tùy theo đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.

  1. Bệnh lý nhiễm trùng hô hấp: Có thể do viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi.

Triệu chứng gợi ý thường có: sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).

Cận lâm sàng cần cho chẩn đoán: xét nghiệm máu, X quang phổi, có thể làm CT ngực (giúp xác định nguyên nhân và loại trừ ung thư hoặc dãn phế quản kèm theo), xét nghiệm đàm (tìm vi trùng và giúp loại trừ lao).

3. Kết luận:

Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân gây ra phần lớn là các bệnh lý hô hấp nên bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ho ra máu là bệnh gì có chết không?

Ho ra máu là triệu chứng phổ biến của bệnh đường hô hấp, bệnh nếu không được điều trị triệt để sẽ có xu hướng tái phát, ho ra máu nặng được coi là một trường hợp cấp cứu y tế. Nếu không được điều trị kịp thời thì khả năng cao bệnh nhân có thể tử vong.

Tại sao giãn phế quản gây ho ra máu?

Giãn phế quảnPhế quản của người bệnh sẽ bị mất khả năng lọc khuẩn, lâu ngày các dịch nhầy sẽ bám trên bề mặt phế quản, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm loét và dẫn đến nhiễm trùng - nguyên nhân ho ra máu thường gặp.

Ho ra máu và chảy máu cam là bệnh gì?

Cảm lạnh thông thường, cúm hoặc bị dị ứng, viêm xoang hoặc do tình trạng sức khỏe khác sẽ gây nghẹt mũi hoặc viêm đường hô hấp. Khi gặp các vấn đề này, người bệnh thường gặp tình trạng ho xì mũi ra máu, thậm chí là ho ra máu và chảy máu mũi.

Ho ra máu thiếu vitamin gì?

Những bệnh lý khác cũng gây nên hiện tượng ho ra máu tươi - Bệnh lý toàn thân: Thiếu vitamin C, nhiễm trùng máu; - Nguyên nhân ngoại khoa: Do bị gãy xương sườn, đụng dập lồng ngực, chấn thương,...

Chủ đề