Bảo tàng đầu tiên về van hóa đong nam á năm 2024

Trưng bày thường xuyên Văn hóa Đông Nam Á được bố trí ở tầng 1 của tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á - bảo tàng đầu tiên về Đông Nam Á, vừa khánh thành trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Không gian trưng bày rộng 450m2 với gần 300 hiện vật, ảnh, các bài text, phim video và bản đồ tái hiện lịch sử văn hóa Đông Nam Á. Đây được đánh giá là một trưng bày hiện đại, được tổ chức khoa học và mỹ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Lộ trình tham quan gồm không gian chung và 5 chủ đề: Đồ vải, Đời sống hàng ngày, Đời sống xã hội, Nghệ thuật biểu diễn và Tôn giáo tín ngưỡng. Trong bối cảnh hiện vật và tư liệu chưa nhiều, việc nghiên cứu để hiểu rõ bức tranh văn hóa của khu vực còn bị giới hạn, lựa chọn nội dung để trưng bày để phản ánh được Đông Nam Á là khu vực có các nền văn hóa đa dạng nhưng vẫn có những nét chung, thống nhất… quả là thách thức. Vì vậy, nhóm làm nội dung đã quyết định chọn trưng bày văn hóa các dân tộc Đông Nam Á theo chủ đề. Theo Phó giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Nguyễn Duy Thiệu, “đây là phương án tốt để cung cấp cho công chúng cái nhìn về sự đa dạng và thống nhất, sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa trong khu vực”.

Hanuman nhân vật của sử thi Ramayana

Phần trưng bày Đồ vải giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống ra đời từ bàn tay khéo léo của phụ nữ Đông Nam Á. Bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm dệt có giá trị từ sợi bông, sợi chuối, sợi dứa, tơ tằm…; tận dụng các nguyên liệu trong tự nhiên để tạo màu nhuộm; kỹ thuật dệt, cách tạo hoa văn tinh xảo. Khách tham quan không chỉ được xem các loại váy, áo, đồ trang sức đa dạng, mà còn có thể tìm hiểu các loại nguyên liệu, các công cụ để sản xuất ra đồ vải, kỹ thuật tạo hoa văn như ikat, batik, thêu, hoa văn dệt sợi bổ sung… Muốn tìm hiểu cuộc sống đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa trong khu vực, khách tham quan có thể khám phá khu trưng bày Đời sống hàng ngày; hoặc dạo qua khu vực Đời sống xã hội để tìm hiểu các loại chữ viết, trang phục, tầng lớp xã hội của các dân tộc Đông Nam Á...

Kỹ thuật và quá trình chế tác rối bóng Indonesia, rối dây Myanmar; nghệ thuật trình diễn rối bóng vùng hải đảo và rối dây hấp dẫn của Myanmar được trình chiếu giới thiệu ở phần trưng bày Nghệ thuật biểu diễn. Cũng tại đây, khách thăm bảo tàng sẽ được xem các mặt nạ độc đáo của loại hình kịch múa mặt nạ Java, các loại nhạc cụ dân gian với những dàn nhạc nổi tiếng như: Pin piết của người Khmer, Gamelan Indonesia… Thế giới tâm linh huyền ảo, đa dạng về quan niệm vạn vật hữu linh, với nhiều nghi lễ khác nhau và tập tục thờ phụng tổ tiên của các dân tộc ở Đông Nam Á sẽ được tái hiện qua trưng bày chủ đề Tôn giáo tín ngưỡng. Đó là thế giới shaman giáo huyền bí, thế giới muôn màu của Phật giáo Theravada, Phật giáo Mahayana và thế giới Hồi giáo mang các đặc trưng Đông Nam Á. Đó còn là sắc thái Đông Nam Á của Kitô giáo với việc coi Santo Nino (Chúa hài đồng) là trung tâm của công giáo Philippines…

Cồng (Khmer)

PGs, Ts Nguyễn Duy Thiệu cho biết, trong khuôn khổ dự án Củng cố mạng lưới với các bảo tàng, cơ quan văn hóa và các học giả ở khu vực sông Mê Kông và tăng cường hiểu biết về Đông Nam Á và khu vực, (Quỹ Rockefeller tài trợ, 2003 - 2005), Bảo tàng đã sưu tầm được trên 200 hiện vật tại Thái Lan, Lào… Ngoài ra, cán bộ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn thực hiện nhiều chuyến nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tư liệu tại 9 quốc gia trong khu vực. Số lượng hiện vật về Đông Nam Á phong phú thêm với 3 bộ sưu tập của các nhà khoa học hiến tặng. Đó là bộ sưu tập Dân tộc học loại hình châu Á của Gs Karenko Kazushige (Nhật Bản); Tranh kính Indonesia của ông bà Ts Rosalia Sciortino (Italy); Một thoáng văn hóa thế giới của Gs Lê Thành Khôi (Việt Kiều Pháp). “Chúng tôi sẽ triển lãm 3 bộ sưu tập này trong năm 2014, giúp công chúng hiểu thêm về văn hóa Đông Nam Á cũng như một số nước trên thế giới” - PGs, Ts Nguyễn Duy Thiệu nói.

Với trưng bày thường xuyên đầu tiên về văn hóa Đông Nam Á và các trưng bày, hoạt động khác tại tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á trong tương lai, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mong muốn đây sẽ là địa chỉ cho các hoạt động giao lưu, tương tác giữa văn hóa của cư dân các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, công chúng sẽ có điều kiện tăng cường hiểu biết về cư dân các nước láng giềng, kết nối và khám phá những nét tương đồng cũng như khác biệt giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa các nước Đông Nam Á khác.

Được khai trương ngày 30/11 tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á sẽ kết nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá các nước trong khu vực.

Ngày 30/11, tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ khai trương và mở cửa để công chúng tham quan trưng bày "Văn hóa Đông Nam Á" từ ngày 1/12/2013.

Tòa nhà 4 tầng có tên “Cánh diều” này được hoàn thành sau 6 năm xây dựng. Toà nhà Bảo tàng Đông Nam Á đi vào hoạt động đánh dấu bước phát triển mới của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN). Trưng bày Văn hóa Đông Nam Á được xác định là một trưng bày thường xuyên, lâu dài trong tầng 1 của tòa bảo tàng mới này. Phóng viên báo chí đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Võ Quang Trọng- Giám đốc Bảo tàng DTHVN về hoạt động của Bảo tàng Đông Nam Á.

P.V: Thưa ông, như vậy là sau khoảng thời gian chuẩn bị khá dài, tòa nhà Cánh diều - Bảo tàng Đông Nam Á trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã sắp khánh thành. Vậy khi đi vào hoạt động thì tòa nhà này sẽ có tác động như thế nào trong việc chúng ta tiếp tục tuyên truyền về văn hóa của các nước Đông Nam Á?

PGS-TS Võ Quang Trọng: Sau rất nhiều năm chuẩn bị tòa nhà Cánh diều đã hoàn thành sẽ được khai trương vào ngày 30/11/2013 và trưng bày về văn hóa cư dân các dân tộc Đông Nam Á. Có thể nói đây là bảo tàng đầu tiên về văn hoá dân tộc các nước Đông Nam Á, là điểm kết nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá các nước trong khu vực.

PGS-TS Võ Quang Trọng

Việc khai trương Bảo tàng Đông Nam Á sẽ giúp công chúng nói chung, công chúng Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội để tìm hiểu về văn hoá của các nước trong khu vực, hiểu được những gì tương đồng, những gì khác biệt trong văn hoá giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Chúng tôi rất kỳ vọng đây sẽ là nhịp cầu để kết nối về văn hoá giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á, làm nồng ấm thêm mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

P.V: Thưa ông, đây là toà nhà xây dựng theo hướng hiện đại, tích hợp các công năng sử dụng của các bảo tàng hiện đại trong khu vực và trên thế giới?

PGS-TS Võ Quang Trọng: Bảo tàng Đông Nam Á là công trình kiến trúc hiện đại, được các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia Pháp cùng góp sức tạo nên. Nó phản ánh được những nét đặc sắc của các nước trong khu vực. Đây có thể coi là một hình mẫu để các địa phương xây dựng các bảo tàng trong tương lai.

P.V: Thưa ông, trong dịp khai trương, Bảo tàng Đông Nam Á sẽ có các trưng bày độc đáo nào để phục vụ công chúng?

PGS-TS Võ Quang Trọng: Trong dịp khai trương, với diện tích gần 500 m2 ở tầng 1, chúng tôi sẽ trưng bày Văn hoá Đông Nam Á như là một sự khai mở cho các hoạt động của bảo tàng. Trong tương lai, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động khác và trưng bày chuyên đề để giới thiệu sâu hơn các loại hình văn hoá vật thể và phi vật thể của các nước trong khu vực... để công chúng hiểu sâu thêm về các dân tộc ở Đông Nam Á.

Trong dịp khai trương này, ngoài phần trưng bày, sẽ có nhiều đoàn ở các nước Đông Nam Á đến trình diễn qua đó giúp công chúng hiểu thêm về những nét đặc sắc của một số nước trong khu vực Đông Nam Á của chúng ta.

P.V: Chúng tôi được biết là để chuẩn bị cho việc trưng bày của Bảo tàng Đông Nam Á này, trong nhiều năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tích cực triển khai công tác nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và cũng đón nhận được sự hiến tặng hiện vật của khá nhiều cá nhân và tập thể. Ông có thể thông tin thêm về câu chuyện này?

PGS-TS Võ Quang Trọng: Ngoài việc đầu tư của Nhà nước về việc xây dựng toà nhà, nhà nước cũng đã bố trí dự án khoảng 7 tỷ được thực hiện trong vòng 5 năm. Trong vòng 5 năm đó, Bảo tàng đã thực hiện nhiều chuyến đi nghiên cứu sưu tầm hiện vật và tư liệu ở các nước Đông Nam Á. Với hơn 2.000 hiện vật và gần 100 băng ghi âm, ghi hình sẽ là những tư liệu quan trọng để tạo dựng trưng bày này. Đấy cũng là cơ sở quan trọng để Bảo tàng tổ chức các trưng bày chuyên đề về sau.

Ngoài ra, Bảo tàng được thừa hưởng 3 bộ sưu tập quí của các nhà khoa học ở các nước. Đó là bộ sưu tập của Giáo sư Karenko (người Nhật Bản), bộ sưu tập của Giáo sư Nguyễn Thành Khôi- Việt Kiều tại Paris (Pháp) và bộ sưu tập tranh kính của Tiến sĩ Rosaria - người Italia đã hiến tặng bảo tàng. Trong tương lai, chúng tôi sẽ triển lãm 3 bộ sưu tập này trong năm 2014, để góp thêm nét văn hoá đặc sắc để công chúng hiểu thêm về văn hoá Đông Nam Á cũng như một số nước trên thế giới.

P.V: Thưa ông, trong thời gian vừa qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã trở thành một điểm đến của công chúng trong và ngoài nước, chắc chắn là khi công trình Bảo tàng Đông Nam Á đi vào hoạt động, sẽ góp phần làm phong phú thêm các hoạt động của Bảo tàng?

PGS-TS Võ Quang Trọng: Đúng như vậy. Cùng với việc giới thiệu về văn hoá của 54 dân tộc ở Khu trưng bày toà nhà Trống đồng và 2 ha ở Vườn Kiến trúc giới thiệu hơn 10 công trình kiến trúc dân gian của các dân tộc, thì việc Bảo tàng Đông Nam Á khai trương sẽ mở ra triển vọng mới để công chúng đến tham quan, tìm hiểu về văn hoá Đông Nam Á. Bảo tàng chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ đến khám phá về văn hoá của các nước trong khu vực.

Chủ đề