Bao nhiêu w bằng 1 số điện

Bạn đang gặp vấn đề về hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Việc tìm hiểu về số điện cũng như cách tính số điện giúp bạn nhận biệt liệu có nhầm lẫn gì hay không? từ đó có giải pháp xử lý tốt nhất

Xem nhanh

Số điện là khái niệm quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu số điện là gì và cách tính số điện khoa học nhất.

Số điện là gì?

Số điện là số lượng điện tiêu thụ được tính bằng kW/h. Tùy thuộc vào việc sử dụng thiết bị điện mà số điện có thể có sự chênh lệch. Hàng tháng, bạn sẽ nhận được hóa đơn tiền điện dựa trên giá điện và Nhà nước ban hành.

1 số điện bằng bao nhiêu kW?

Thiết bị điện trong gia đình hiện nay chủ yếu sử dụng công suất tính bằng đơn vị W. Tuy nhiên, ít ai biết về cách tính điện năng tiêu thụ điện 1 tháng của các thiết bị điện đó là bao nhiêu và 1 số điện bằng bao nhiêu kW.

Để quy đổi, ta có: 1kW = 1000W

Theo đó năng lượng Watt sẽ là đơn vị đo công suất trong hệ đo lường quốc tế

kW là đơn vị năng lượng bằng 1000 watt giờ. Năng lượng theo watt giờ là tích của công suất đo bằng Watt và thời gian đo bằng giờ.

kW là một trong những đơn vị phổ biến nhất và khá thông dụng. Nó giúp thanh toán năng lượng cung cấp cho người dùng bằng thiết bị điện. Để biết 1 số điện bằng bao nhiêu W hay kW, cần hiểu như sau:

Ví dụ: Nếu dùng đơn vị chuẩn cho công suất là W và đơn vị chuẩn cho thời gian là giây thì phép tính điện năng sẽ cho kết quả với rất nhiều số 0. Vì vậy dễ đọc, dễ nhớ, đơn vị phổ biến dùng để tính tiền điện (số điện) là kW (1 kW bằng 1000W) và giờ (1 giờ bằng 3600 giây).

Theo quy ước chung ta có: 1 số điện = 1Kwh; 1KW = 1000W

Cách tính số điện như thế nào là chính xác nhất?

Với việc sử dụng công thức tính lượng điện tiêu thụ của đồ điện sẽ giúp tính lượng điện năng tiêu thu điện trong 1 tháng. Bạn có thể áp dụng công thức: W = P.t

Trong đó:

  • P là công suất đồ dùng điện bạn muốn tính, nó dùng đơn vị là W
  • t là thời gian thiết bị điện làm việc
  • W: điện tiêu thụ của thiết bị điện trong khoảng thời gian t

Ví dụ: Với tủ lạnh sử dụng công suất 105W, điều đó có nghĩa là mỗi giờ thiết bị sẽ mất khoảng 0,105 kW điện. Vậy trong một ngày sẽ tốn: 0,105 x 18 = 1,89 kWh. Một tháng sẽ tốn: 1,89 x 30 ngày = 56 số điện.

Tiếp theo, hãy xác định thời gian sử dụng tủ lạnh của bạn. Ví dụ: t = 18 có nghĩa là tủ lạnh chạy 18/24 giờ đồng hồ. Từ đó suy ra số tiền phải trả là: 56 số điện x 1720 (1720 là ví dụ giá điện nhà nước ban hành, sẽ thay đổi vào tùy thời điểm) = 96, 320 nghìn Việt Nam đồng.

Vì sao cần nắm rõ cách tính số điện tiêu thụ?

Ở Việt Nam, giá điện sẽ không cố định mãi mãi, tùy vào thời điểm sẽ có sự chênh lệch nhất định. Chính bởi vậy, việc biết cách tính số điện tiêu thụ sẽ giúp người dùng có thể kiểm soát được lượng điện đã dùng.

Trong trường hợp nhìn thấy hóa đơn tiền điện cao bất thường, người dùng hoàn toàn có thể tự kiểm tra, tính toán từ đó tránh khỏi những thiệt thòi không đáng có.

Ở một số gia đình, hoá đơn tiền điện luôn là một con số rất cao mà nguyên nhân chủ yếu do là do chưa biết cách quản lý phù hợp và sử dụng đúng các thiết bị điện trong gia đình mình. Chúng ta phải làm gì để cuối tháng nhìn hóa đơn tiền điện mà không bị xót ví? Làm sao để giảm thiểu tối đa lượng điện tiêu thụ của từng thiết bị điện máy trong gia đình? Trong bài viết này, Nguyễn Kim sẽ giúp các bạn biết được cách tính điện năng tiêu thụ và ước tính công suất tiêu thụ ở các thiết bị điện. Từ đó, bạn sẽ có được kế hoạch sử dụng các thiết bị điện trong gia đình một cách tiết kiệm và hợp lý nhất.

Tính tiền điện như thế nào? Cách tính điện năng tiêu thụ theo công suất không phải ai cũng biết

Biết được cách tính điện năng tiêu thụ sẽ giúp bạn dễ kiểm soát tiền điện trong gia đình

Hầu hết các thiết bị điện gia dụng đang được lưu thông hiện nay đều buộc phải cung cấp các thông số kỹ thuật như công suất tiêu thụ, số seri, nơi xuất xứ… Từ những thông số này, bạn có thể dễ dàng tính được lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng của thiết bị. Từ đó, áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ, cách tính số điện, cách tính giá điện, bạn sẽ biết được mỗi tháng gia đình mình cần phải chi trả bao nhiêu tiền điện một cách tương đối.

Công thức tính điện năng tiêu thụ điện: A = P x t

Trong đó:

  • A: Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian t
  • P: Công suất tiêu thụ điện (đơn vị kW)
  • t: Thời gian (đơn vị: h)

Bạn có thể biết được công suất của thiết bị trên "Nhãn năng lượng"

Dưới đây là mức tiêu thụ điện của một số thiết bị điện thường có trong các hộ gia đình. Trong đó, thực tế sẽ có những sai lệch một chút so với các thông số kết quả của cách tính điện năng tiêu thụ như trên.

Cách tính công suất tiêu thụ của tủ lạnh: Với những chiếc tủ lạnh hoạt động với tần suất liên tục 24 giờ/ngày, và có công suất hoạt động là 120W thì lượng điện tiêu thụ khoảng 2.88 KWh (0.12KW x 24h).

Ngoài ra, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ, bạn cũng có thể dựa vào đó để biết cách tính điện năng tiêu thụ cho thiết bị điện này. bạn cũng có thể áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong 1 ngày. Công thức tính này cũng khá đơn giản, chỉ cần dùng số điện năng tiêu thụ trong vòng 1 năm rồi chia đều ra cho 365 ngày là sẽ có được kết quả lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.

Chẳng hạn trên tem năng lượng của tủ lạnh Aqua trong hình dưới có thông số "Điện năng tiêu thụ": 485kWh/năm, vậy áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ, ta sẽ thấy rằng trong 1 ngày, tủ lạnh sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~485 kWh/365 ngày = 1,32 kWh

Số điện tiêu thụ trong 1 năm của tủ lạnh

Cách tính số điện của tivi: Những chiếc tivi 14 inch với công suất 40W, dùng 25 giờ tiêu thụ 1 KW. Tivi 18 inh công suất 65W dùng 15,4 giờ tiêu thụ khoảng 1KW/giờ.

Tính công suất tiêu thụ của nồi cơm điện: công suất 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

Cách tính công suất tiêu thụ trên máy sấy tóc:với công suất 1.000W và áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ như trên, bạn sẽ biết được rằng máy có mức tiêu thụ là 1KW điện nếu hoạt động liên tục trong 1 giờ.

Cách tính số điện của máy giặt cửa trước: công suất 1.240W, máy sẽ tiêu thụ 1,24 KW điện trong 1 giờ giặt.

Tính công suất tiêu thụ trên máy hút bụi: Nếu sử dụng liên tục trong 30 phút ở mức công suất tối đa với lực hút lớn nhất khoảng 1800W, thì số điện tiêu thụ gần 1KW.

Tính công suất tiêu thụ mỗi tháng của máy lạnh: Thông thường 1 chiếc máy lạnh có công suất dao động 800 - 850W, các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Như vậy, trong 1 tiếng đồng hồ, máy lạnh 9.000BTU sẽ tốn 0.85 KWh (gần 1 số điện) và máy lạnh 12.000 BTU tốn 1,5 số điện.

Tuy nhiên thực tế số điện tiêu thụ có thể ít hơn so với kết quả khi áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ này, vì mức công suất ghi trên thiết bị thường là công suất tối đa và chúng ta không phải lúc nào cũng cho thiết bị chạy ở mức này. Hơn nữa, những thiết bị điện lạnh, điện gia dụng được tích hợp máy nén biến tần Inverter sẽ có khả năng tiết kiệm điện, nhờ đó, lượng điện tiêu thụ trong gia đình mỗi tháng cũng sẽ được giảm đi đáng kể. Vậy nên, cách tính điện năng tiêu thụ hay cách tính giá điện chỉ mang tính chất tương đối, trên thực tế vẫn sẽ có sự chênh lệch không quá đáng kể.

Thiết bị trang bị công nghệ Inverter giúp người dùng tiết kiệm điện năng hơn khi sử dụng

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết cách tính điện năng tiêu thụ của thiết bị rồi phải không? Tuy vậy những con số này chỉ mang tính chất tham khảo vì lượng điện tiêu thụ còn phù thuộc vào thói quen sử dụng (tần suất tác động đến thiết bị như số lần đóng mở tủ lạnh) và ngoại cảnh tác động (thời tiết nóng khiến các thiết bị làm mát như tủ lạnh, máy lạnh làm việc nhiều hơn).

Tham khảo thêm cách chọn mua thiết bị điện, máy tiết kiệm năng lượng tối ưu nhất tại đây nhé!

Hướng dẫn cách tính giá điện sinh hoạt cho gia đình, hoá đơn tiền điện, công suất tiêu thụ chính xác

Tự tính tiền điện, điện năng tiêu thụ đơn giản theo công tơ

Sau khi đã nắm được cách tính điện năng tiêu thụ cho các thiết bị trong gia đình rồi, bạn hãy lấy con số đó để tiếp tục tiến hành cách tính số điện và cách tính giá điện cho gia đình mình nhé. Để tính ra được những con số tương đối chuẩn xác, bạn cần phải dựa vào các bậc điện do Điện lực quy định rồi nhân lên. Bạn có thể tham khảo giá từng bậc điện trong bảng dưới đây.

Cách tính giá điện sinh hoạt trong gia đình

Theo khoản 4.1 phụ lục ban hành kèm theo quyết định 648/QĐ_BCT ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính theo 6 bậc tăng theo kWh. Như sau:

  • Bậc 1: 0 - 50 kWh (1.678 đồng/ kWh). Thành tiền: 83.900 đồng.
  • Bậc 2: 50 - 100 kWh ( 1.734 đồng/ kWh). Thành tiền: 86.700 đồng.
  • Bậc 3: 100 - 200 kWh (2.014 đồng/ kWh). Thành tiền: 201.400 đồng.
  • Bậc 4: 200 - 300 kWh (2.536 đồng/ kWh). Thành tiền: 253.600 đồng.
  • Bậc 5: 300 - 400 kWh (2.834 đồng/ kWh). Thành tiền: 283.400 đồng.
  • Bậc 6: 400 - 500 kWh (2.927 đồng/ kWh). Thành tiền: 292.700 đồng.

Càng tiêu thụ nhiều điện năng, giá bạn phải trả càng cao. Ngoài ra, để tính toán hóa đơn tiền điện, hãy làm theo công thức dưới đây.

Tiền điện bậc X = Giá điện bậc X x Số điện tiêu thụ bậc X

Ví dụ: Giả sử tháng này gia đình bạn sinh hoạt và điện năng tiêu thụ là 100 kWh thì 50 số đầu sẽ được tính theo giá điện bậc 1 và 50 số sau sẽ được tính theo giá điện bậc 2.

  • Tiền điện bậc 1: 50 (số điện đầu) x 1.678 (giá điện bậc 1) = 83.900 đồng
  • Tiền điện bậc 2: 50 (số điện sau) x 1.734 (giá điện bậc 2) = 86.700 đồng

Vậy tổng tiền điện = (tiền điện bậc 1 + tiền điện bậc 2) x 10% VAT = (83.900 + 86.700) x 10% VAT = 187.660 đồng.

Cách tính tiền điện online

Bước 1: Truy cập vào website:

Bước 2: Chọn danh mục theo mục đích sử dụng.

Bước 3: Tính toán và xem kết quả trả về.

Làm sao để tiết kiệm điện năng sinh hoạt hiệu quả cho các thiết bị điện trong gia đình?

Sử dụng những thiết bị điện có tích hợp tính năng tiết kiệm điện

Với những thiết bị điện máy, điện lạnh như máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, máy lọc không khí,... bạn nên lựa chọn những dòng máy được tích hợp sẵn tính năng Inverter, tính năng tiết kiệm điện. Như vậy, bạn sẽ có được những thiết bị hoạt động hiệu quả, ưu việt nhưng vẫn có thể giảm đi một số tiền điện kha khá vào cuối tháng.

Xem thêm lợi ích khi sử dụng tủ lạnh Inverter tại đây nha!

Rút điện những thiết bị điện không sử dụng

Nhiều gia đình vẫn có thói quen cứ cắm điện để đó chứ không mấy khi dùng đến thiết bị. Và rồi cuối tháng, khi áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ, họ sẽ thấy tiền điện tháng này lại tăng cao vùn vụt. Bạn đừng nghĩ rằng khi không hoạt động thì thiết bị sẽ không hao tốn điện năng nhé! Vì chỉ cần có nguồn điện còn kết nối là sự hao tổn phung phí đó vẫn còn diễn ra. Vậy nên lời khuyên ở đây là hãy rút điện và tắt hết những thiết bị điện máy, điện tử có trong gia đình khi không sử dụng. Điều này cũng sẽ giúp cho thiết bị điện của bạn được bền bỉ hơn nữa.

Nên vệ sinh thiết bị điện thường xuyên

Việc vệ sinh các thiết bị điện tử sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bụi bẩn bám chặt, giúp cho thiết bị hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như khi vệ sinh máy lạnh sạch sẽ, bạn sẽ cảm thấy máy lạnh sẽ tỏa ra hơi mát hơn rất nhiều so với trước khi vệ sinh dù là bạn chỉ thiết lập ở cùng một nhiệt độ. Vì lúc này màng lọc đã được làm sạch, không còn cản trở hơi lạnh thoát ra bên ngoài nữa. Đối với các loại nồi chức năng, việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp cho nguồn nhiệt trong nồi tỏa hơi nhanh và đều hơn, thực phẩm cũng sẽ nhanh chóng được nấu chín và bạn sẽ không còn phải đau đầu mỗi khi áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ để tính tiền điện cho gia đình nữa.

Những câu hỏi thường gặp về cách tính tiền điện

Cách tính tiền điện 1 pha 2 dây như thế nào?

Thông thường, công tơ điện một pha có 6 chữ số, 5 chữ số đầu tiên màu đen thể hiện lượng điện năng tiêu thụ và chữ số cuối cùng màu đỏ thể hiện số chữ số sau dấu thập phân.

Công tơ điện 3 pha điện tử 6 chữ số để đo tổng năng lượng điện. Công suất này được tiêu thụ ba thời điểm: thời gian bình thường (T1), thời gian cao điểm (T2), thời gian tiêu thụ thấp và công suất thấp (T3). Điện năng của T2 và T3 được hiển thị trên màn hình. Điện T1 = Tổng-T2-T3.

Có app nào tính tiền điện hay không?

Tên ứng dụng: EPoint

Đây là ứng dụng chăm sóc khách hàng do Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) ra mắt nhằm giúp các hộ tiêu thụ năng lượng trên địa bàn Hà Nội tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sử dụng.

Hy vọng rằng bài viết này của Nguyễn Kim về cách tính điện năng tiêu thụ cho các thiết bị trong gia đình sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay ho và hữu ích trong cuộc sống. Nguyễn Kim hiện đang là đơn vị phân phối thiết bị điện tử, điện lạnh, điện gia dụng,... chính hãng và chất lượng tại Việt Nam. Nguyễn Kim luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm đỉnh cao nhất với mức giá hợp lý. Hãy ghé ngay Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim hoặc đặt hàng online tại website Nguyễn Kim, bạn nhé!

1 cân điện bằng bao nhiêu W?

1 kWh thường được gọi là 1 số điện (miền Bắc) hoặc 1 ký điện (miền Nam). 1 kW = 1000 W.

1 kW điện bằng bao nhiêu tiền?

II. Biểu giá điện sinh hoạt, kinh doanh.

300W bằng bao nhiêu kW?

-KW là đơn vị dùng để đo công suất của tất cả các thiết bị điện. Ví dụ: Đèn led điện có công suất là 300W tức là bằng 0,3 KW.

20W bằng bao nhiêu kW?

Điện năng tiêu thụ của đèn tuýp led Ví dụ: với 1 chiếc đèn tuýp led có công suất 20W, giả sử số giờ chiếu sáng của đèn trong 1 tháng là 170 giờ. Ta có thể tính được số điện tiêu thụ của đèn tuýp led 1 tháng như sau: Quy đổi: 20W= 0.02 kW.

Chủ đề