Bao nhiêu tổng thống mỹ làm đúng lời hứa năm 2024

Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá.

Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ.

45 cá nhân đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 58 nhiệm kỳ bốn năm.

Joe Biden hiện đang là đương kim tổng thống, ông nhậm chức vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2021.

Ban đầu

Năm 1783, Hiệp định Paris đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ Nhị Quốc hội Lục địa đã phác thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép Quốc hội là cơ quan liên bang duy nhất - quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ.

Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộc Cách mạng Mỹ, sự sống còn của Chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẻ cũng không thể trở thành một diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẻ phác thảo ra các tu chính cho Các điều khoản Hợp bang, nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý muốn trở thành "đế vương" khi đang làm tổng thống.

Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bang có chức danh là "President of the United States in Congress Assembled" (có nghĩa là Chủ tịch Hợp chúng quốc tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt thành "President of the United States" (Chủ tịch Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo.

Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài.

Trách nhiệm và quyền lực

Vai trò lập pháp theo Điều I Hiến pháp

Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ quy định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các quy trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa:

  1. Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.
  2. Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống.
  3. Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai trường hợp có thể xảy ra:
    • Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.
    • Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Trường hợp này được biết đến là "pocket veto" (tạm dịch là "phủ quyết gián tiếp").

Năm 1996, Quốc hội tìm cách nâng cao quyền phủ quyết của tổng thống qua Đạo luật phủ quyết từng phần (Line Item Veto Act). Dự luật này cho phép tổng thống ký thành luật bất cứ đạo luật chi tiêu nào trong khi đó có quyền phủ quyết các mục chi tiêu nào đó trong đạo luật này, đặc biệt là bất cứ khoản chi tiêu mới nào, hay bất cứ tổng số chi tiêu nào, hoặc bất cứ lợi ích về thuế có giới hạn mới nào. Một khi tổng thống đã phủ quyết một mục nào đó trong đạo luật thì Quốc hội cũng có thể tái thông qua mục đó. Nếu tổng thống lại phủ quyết thì Quốc hội Hoa Kỳ có thể gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng cách thông thường là biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận tại cả hai viện lập pháp. Trong vụ kiện tụng Clinton đối đầu Thành phố New York, 524 U.S. 417 (1998), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc thay đổi quyền lực phủ quyết như thế là vi hiến.

Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp

Quyền lực đối ngoại và chiến tranh

Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16, người đã thành công giữ vững liên bang trong thời Nội chiến Hoa Kỳ.

Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được Hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự; Alexander Hamilton giải thích điều này trong bài viết Federalist số 69:

Tổng thống phải là tổng tư lệnh lục quân và hải quân của Hoa Kỳ.... Điều này không bao trùm hơn quyền tư lệnh tối cao và quyền điều khiển các lực lượng hải quân và quân sự... trong khi đó quyền lực này của vua Anh bao trùm cả việc tuyên chiến, tuyển mộ thành lập quân đội và đặt ra các quy định đối với các hạm đội và lục quân. Tất cả những quyền lực như thế... phải do quốc hội đảm trách.

Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dõi quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các quy định và chi tiêu quân sự.

Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành.

Mặc dù không được quy định trong hiến pháp nhưng tổng thống đôi khi cũng có quyền thực hiện những "thỏa ước hành pháp" trong quan hệ đối ngoại. Thông thường, những thỏa ước này có liên quan đến các vấn đề nằm trong phạm vi quyền lực hành pháp; thí dụ, thỏa ước với một quốc gia nào đó mà Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hiện diện tại đó, cách nào để một quốc gia thi hành các hiệp định về bản quyền, hay làm sao để thực hiện việc giao dịch thư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, thế kỷ XXI đã cho thấy rằng có một sự mở rộng rất lớn về những thỏa hiệp hành pháp như thế. Những người chỉ trích đã chống lại việc nới rộng việc sử dụng những thỏa ước hành pháp như thế vì chúng đã bỏ qua các quy trình tạo ra hiệp định và cũng như loại bỏ sự kiểm soát và cân bằng quyền lực mà hiến pháp đã quy định đối với ngành hành pháp trong quan hệ đối ngoại. Những người ủng hộ đáp trả lại rằng những thỏa ước như thế tạo ra một giải pháp mang tính thời đại khi nhu cầu hành động nhanh chóng, bí mật và đồng điệu ngày càng gia tăng.

Quyền lực hành pháp

Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là "trông coi việc luật pháp được thi hành một cách trung thực." Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được giao trách nhiệm nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang.

Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị tổng thống sắp nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước khi ông nhận chức và thêm 8.000 người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình. Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ. Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng viện nghỉ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm họp lại.

Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một vấn đề tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp theo ý của mình. Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc trách về các quy định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các viên chức hành pháp cấp thấp.

Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về mặt luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng quy trình thay đổi luật.

Quyền tư pháp

Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị tổng thống có ý định quay chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc biệt nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường đó. Khi đề cử các thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xảy ra ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Tổng thống George W. Bush đọc Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 2007, cùng với Phó tổng thống Dick Cheney và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phía sau ông.

Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốc Anh. Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nào nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này. Khi Tổng thống Richard Nixon tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này như một lý do để không giao nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ Hoa Kỳ đối đầu Nixon, 418 U.S. 683 (1974) rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một vị tổng thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ Clinton đối đầu Jones, 520 U.S. 681 (1997) rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử dụng trong những vụ thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng.

Đề xuất và phụ trợ làm luật

Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay thảo ra các quy trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang" trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt.

Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp.

Tiến trình bầu tổng thống

George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ

Điều kiện để trở thành tổng thống

Đoạn 5, Phần 1, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ có ấn định những điều kiện cơ bản mà một người cần hội đủ để trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một vị tổng thống phải:

  • Là một công dân Mỹ được sinh ra tại Hoa Kỳ;
  • Ít nhất là 35 tuổi;
  • Là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.

Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng thống vì một trong các điều kiện sau đây:

  • Tu chính án 22 (năm 1951) quy định rằng không có người nào hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống quá hai lần liên tiếp. Tu chính án 22 cũng có nói rõ rằng nếu bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu làm tổng thống (thí dụ người này thay thế một vị tổng thống bị truất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu có phải một người không còn hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống vẫn có thể được bầu làm phó tổng thống theo như quy định về tiêu chuẩn đã được ấn định dưới Tu chính án 12.
  • Theo Đoạn 7, Phần 3, Điều khoản I, Hiến pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua những cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá nhân bị buộc tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống.
  • Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho một người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận ở cả hai viện quốc hội.

Đề cử và chiến dịch tranh cử

Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Thông thường thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng thống cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có lệ.

Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross Perot không thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm 1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử hiện đại hay tập trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rõ ràng thắng bại (swing states) bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử viên đến các tiểu bang đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại chúng.

Bầu cử và tuyên thệ

Bản đồ Hoa Kỳ biểu thi số phiếu đại cử tri được phân bố cho mỗi tiểu bang; 270 phiếu đại cử tri cần có để đạt được đa số trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.

Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang và Đặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn.

Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống).

Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp quy định, phải tuyên thệ nhậm chức:

Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ.

Mặc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối "thế xin Thượng đế giúp tôi!" để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào quy định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng theo truyền thống thì người đó là Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ.

Nhiệm kỳ và giới hạn nhiệm kỳ

Franklin D. Roosevelt được bầu bốn nhiệm kỳ trước khi Tu chính án 22 được thông qua.

Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington, Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt. Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình "chiêu mộ" mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính vì Chiến tranh thế giới thứ hai nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944.

Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nửa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman, người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế không bị ảnh hưởng bởi quy định của tu chính án này nên ông đã tìm cách ứng cử lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952.

Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, năm vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình: Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama. Ba vị tổng thống đã tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai nhưng bị đánh bại: Jimmy Carter, George H. W. Bush và Donald Trump. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi tuyên bố rằng "Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống." Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử.

Chức vụ bỏ trống hay tàn tật

Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xảy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế.

Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang trong đó có tổng thống vì tội "phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và những sai trái khác." Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã luận tội ba vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868, Bill Clinton năm 1998 và Donald Trump với 2 lần luận tội vào năm 2019 và năm 2021. Đến cuối cùng cả ba đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu.

Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ nói rõ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết tay đến hai viên chức kể trên, nói rõ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển giao quyền lực này có thể xảy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ rằng thích hợp; năm 1985, Tổng thống Ronald Reagan đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống George H. W. Bush. Trong một trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Reagan phải được gây mê; một lần, Tổng thống Reagan nhận lại quyền lực sau đó trong ngày; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó trong ngày; năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống Kamala Harris. Trong một trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Biden phải được gây mê; một lần, Tổng thống Biden nhận lại quyền lực sau đó trong ngày.

Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xảy ra, lúc đó phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc nghỉ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên.

Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có quy định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để từ chức. Theo luật liên bang, bằng chứng của việc từ chức tổng thống có giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của bộ trưởng ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xảy ra vì Vụ tai tiếng Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức.

Thứ tự kế nhiệm Tổng thống

Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống nếu như Tổng thống đương nhiệm bị truất phế, qua đời hay từ chức. Nếu như cả hai văn phòng tổng thống và phó tổng thống đều bị bỏ trống hay có người bị thương tật tàn phế thì viên chức kế tiếp trong thứ tự kế nhiệm tổng thống sẽ là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Thứ tự kế nhiệm sau đó được mở rộng xuống đến Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền, rồi đến các thành viên nội các với một thứ tự đã được định trước.

Dưới đây là danh sách thứ tự kế nhiệm tổng thống hiện thời, như đã được ghi rõ chi tiết trong Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống năm 1947 (3 U.S.C. § 19) và các tu chính án sau này để thêm vào các bộ trưởng mới được thành lập.

Đảng chính trị Chú thích Cộng hoà Dân chủ Độc lập # Văn phòng Viên chức hiện tại 1 Phó Tổng thống Kamala Harris 2 Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy 3 Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Patty Murray 4 Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken 5 Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen 6 Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin 7 Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland 8 Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland 9 Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack 10 Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo 11 Bộ trưởng Lao động Marty Walsh 12 Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Xavier Becerra 13 Bộ trưởng Gia cư và Phát triển Đô thị Marcia Fudge 14 Bộ trưởng Giao thông Pete Buttigieg 15 Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm 16 Bộ trưởng Giáo dục Miguel Cardona 17 Bộ trưởng Cựu Chiến binh Denis McDonough 18 Bộ trưởng Nội an Alejandro Mayorkas

Bổng lộc

Lịch sử lương tổng thống Ngày lập Lương Lương tính theo giá trị đô la Mỹ năm 2009

dollars

24 tháng 9 năm 1789 $25.000 $566.000 3 tháng 3 năm 1873 $50.000 $865.000 4 tháng 3 năm 1909 $75.000 $1.714.000 19 tháng 1 năm 1949 $100.000 $906.000 20 tháng 1 năm 1969 $200.000 $1.175.000 20 tháng 1 năm 2001 $400.000 $487.000 Nguồn:

Tổng thống Hoa Kỳ nhận được tiền lương là $400.000/năm cùng với 1 tài khoản chi tiêu $50.000/năm, một tài khoản $100.000 không tính thuế dành cho du hành và $19.000 cho giải trí. Việc tăng lương tổng thống gần đây nhất đã được Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton chấp thuận vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2001.

Nhà Trắng ở Washington, D.C. phục vụ trong vai trò là nơi cư ngụ dành cho tổng thống; ông được quyền sử dụng toàn bộ nhân viên và cơ sở của tòa nhà này trong đó gồm có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, giúp việc nhà, và an ninh. Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, nổi tiếng với biệt danh Trại David, là một trại quân sự nằm trên núi trong Quận Frederick, Maryland được dùng làm nơi nghỉ ngơi miền quê cũng như được dùng để bảo vệ tổng thống và khách mời của ông khi có mức báo động cao. Blair House, nằm gần Tòa Cựu Văn phòng Hành chính ở Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc và Công viên Lafayette, là một tòa nhà phức hợp gồm có bốn ngôi nhà phố dính liền nhau có tổng diện tích sàn rộng hơn 70.000 foot vuông (6.500 m2) và phục vụ trong vai trò của một nhà khách chính thức của tổng thống và nó cũng là nơi cư ngụ thứ hai của tổng thống khi cần thiết.

Để du hành bằng đường bộ, tổng thống sử dụng công xa tổng thống, đây là một chiếc xe limousine bọc thép được chế tạo với sườn xe Cadillac được cải tiến rất nhiều. Một trong hai phi cơ Boeing VC-25 giống nhau, phiên bản cải tiến từ loại phi cơ chở khách Boeing 747-200B, phục vụ tổng thống trên những đoạn đường du hành dài. Chúng được gọi tên là Air Force One khi tổng thống có mặt trên phi cơ. Tổng thống cũng dùng một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được gọi tên là Marine One khi tổng thống lên chiếc phi cơ trực thăng này.

Sở Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đương nhiệm và gia đình của ông. Như một phần của công việc bảo vệ họ, tổng thống, Đệ Nhất Phu nhân, con cái và thân nhân gần khác của họ, các yếu nhân khác hay những địa điểm khác đều có mật danh do Sở Mật vụ Hoa Kỳ đặt. Lúc đầu việc sử dụng những mật danh như thế là vì mục đích an ninh và có lịch sử trở về thời kỳ mà việc liên lạc điện tử có yếu tố nhạy cảm chưa được mã hóa; ngày nay, các mật danh này chỉ phục vụ vì mục đích ngắn ngọn, rõ ràng và theo truyền thống.

  • Tiện nghi của Tổng thống

Hậu tổng thống

Các Tổng thống (từ trái sang) George W. Bush, Donald Trump, Barack Obama, Bill Clinton, và Jimmy Carter trong lễ Quốc tang Tổng thống George H. W. Bush năm 2018. Ngoài ra, trong hình còn có cả Tổng thống tương lai Joe Biden (đằng sau Bill Clinton)

Bắt đầu vào năm 1959, tất cả các cựu tổng thống còn sống được nhận tiền hưu bổng, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền hưu bổng đã được tăng nhiều lần với sự chấp thuận của Quốc hội. Các tổng thống về hưu hiện nay nhận được tiền hưu bổng theo tiền lương của các bộ trưởng nội các của chính phủ đương nhiệm là $191.300 tính đến năm 2008. Một số cựu tổng thống cũng nhận được tiền hưu bổng quốc hội. Đạo luật Cựu Tổng thống, như đã được tu chính, cũng cung cấp cho các cựu tổng thống quỹ du hành và những đặc quyền ưu tiên.

Tính đến năm 1997, tất cả các cựu tổng thống và gia đình của họ đều được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ cho đến khi cựu tổng thống qua đời. Cựu tổng thống cuối cùng được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ trọn đời là Bill Clinton. Các cựu tổng thống về sau này như George W. Bush và các cựu tổng thống tương lại sẽ được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ tối đa là 10 năm sau khi rời nhiệm sở.

Một số tổng thống đã có sự nghiệp tương đối nổi bật sau khi rời nhiệm sở. Ví dụ tiêu biểu là William Howard Taft trở thành Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ và Herbert Hoover làm việc trong chương trình tái tổ chức chính phủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Grover Cleveland thất bại trong cuộc tái ứng cử chức vụ tổng thống vào năm 1888 nhưng lại đắc cử tổng thống 4 năm sau đó vào năm 1892. Hai cựu tổng thống phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ sau khi rời Nhà Trắng: John Quincy Adams được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, phục vụ ở đó 17 năm và Andrew Johnson trở lại Thượng viện Hoa Kỳ năm 1875. John Tyler phục vụ trong Quốc hội tạm thời của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong thời Nội chiến Hoa Kỳ và được bầu vào Hạ viện Liên minh miền Nam nhưng qua đời trước khi hạ viên này nhóm họp. Gần đây hơn, Richard Nixon đã thực hiện rất nhiều chuyến du hành ngoại quốc đến các quốc gia như Trung Quốc, Nga và được ca ngợi như một chính khách lão thành. Jimmy Carter trở thành người vận động cho nhân quyền trên toàn cầu, giám sát bầu cử và phân giải quốc tế và là người nhận Giải Nobel Hòa bình. Bill Clinton đã làm một số công việc như một chính khách lão thành, nổi bật nhất là việc ông thực hiện các cuộc điều đình dẫn đến việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thả hai nhà báo Mỹ là Laura Ling và Euna Lee. Bill Clinton cũng tích cực hoạt động chính trị từ khi rời nhiệm sở. Ông đã làm việc cùng với phu nhân của mình là Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.

Tính đến 1 tháng 1 năm 2024, có 5 cựu Tổng thống còn sống. Cựu Tổng thống còn sống cao tuổi nhất là Jimmy Carter và trẻ tuổi nhất là Barack Obama và cựu Tổng thống qua đời gần đây nhất là George H. W. Bush vào ngày 30 tháng 11 năm 2018 ở tuổi 94. Dưới đây là danh sách các cựu Tổng thống còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

  • Jimmy Carter (1977 – 1981) 1 tháng 10, 1924 (99 tuổi)
  • Bill Clinton (1993 – 2001) 19 tháng 8, 1946 (77 tuổi)
  • George W. Bush (2001 – 2009) 6 tháng 7, 1946 (77 tuổi)
  • Barack Obama (2009 – 2017) 4 tháng 8, 1961 (62 tuổi)
  • Donald Trump (2017 – 2021) 14 tháng 6, 1946 (77 tuổi)

Thư viện tổng thống

Mỗi tổng thống kể từ Herbert Hoover đã xây dựng một kho sách được biết với tên gọi là Thư viện Tổng thống để lưu giữ và giúp bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết, tài liệu và những văn kiện khác của tổng thống. Các thư viện này khi hoàn thành sẽ được làm chứng thư giao cho Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ Quốc gia Hoa Kỳ bảo trì; ngân quỹ ban đầu để xây dựng và trang bị mỗi thư viện phải là ngân quỹ tư nhân, không phải ngân quỹ liên bang. Hiện thời có tất cả 13 thư viện tổng thống trong hệ thống của Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ. Cũng có một số thư viện tổng thống được chính quyền tiểu bang và quỹ tư nhân bảo trì, thí dụ như Bảo tàng và Thư viện Tổng thống Abraham Lincoln được điều hành bởi tiểu bang Illinois.

Dòng thời gian các tổng thống

Chỉ trích

Những chỉ trích đối với tổng thống thường rơi vào một trong các mục sau đây:

Tổng thống quá quyền lực Đa số những người lập quốc Hoa Kỳ kỳ vọng rằng Quốc hội Hoa Kỳ, được nói đến trước tiên trong Hiến pháp Hoa Kỳ, sẽ là ngành có nhiều ảnh hưởng chi phối chính phủ. Họ không muốn hay kỳ vọng đến một ngành hành pháp mạnh mẽ. Tuy nhiên, vô số những người chỉ trích ngày nay cho rằng tổng thống quá nhiều quyền lực, không bị kiểm soát và cân bằng quyền lực và bản chất giống như "đế vương". Người chỉ trích là Dana D. Nelson tin rằng các vị tổng thống suốt hơn 30 năm qua đã tìm cách tiến tới việc nắm trọn, không phân chia quyền lực tổng thống đối với ngành hành pháp và các cơ quan của ngành." Bà chỉ trích những người ủng hộ hành pháp đơn nhất vì điều đó khiến mở rộng "nhiều quyền lực hành pháp không bị kiểm soát vốn đã tồn tại – thí dụ như những lệnh hành pháp, sắc lệnh, tuyên cáo, giác thư, chỉ thị an ninh quốc gia – đã cho phép tổng thống hành xử rất nhiều chính sách đối nội và đối ngoại mà không cần sự trợ giúp, can thiệp hoặc ưng thuận từ Quốc hội." Những học giả về hiến pháp đã chỉ quyền lực quá mức của tổng thống và cho rằng tổng thống giống như "những nhà độc tài lập hiến" có "động cơ để tuyên bố tình trạng khẩn cấp" nhằm nắm lấy quyền lực "gần giống như độc tài." David Sirota nhận thấy có một mô hình "với mục tiêu cung cấp một cơ sở hợp pháp cho quyền lực tối cao toàn phần của Tòa Bạch Ốc đối với toàn chính phủ." Một người chỉ trích khác viết rằng quyền lực tổng thống mở rộng là "mối đe dọa lớn nhất chưa từng thấy đối với sự tự do cá nhân và luật pháp dân chủ." Hình ảnh và quan hệ công chúng Một số người cho rằng hình ảnh của tổng thống có chiều hướng bị các viên chức hành pháp đặc trách quan hệ công chúng và chính tổng thống ngụy tạo nên. Một người chỉ trích diễn tả tổng thống giống như "giới lãnh đạo bị tuyên truyền" mà có một "quyền lực mê hoặc quanh chức vị này"; một người chỉ trích khác diễn tả hiện tượng quanh chức vị tổng thống bằng từ "cult", có nghĩa là sự sùng bái Những quan chức điều hành về quan hệ công chúng của chính phủ đã dàn cảnh một cách mưu mẹo những dịp ghi hình có tổng thống đang tươi cười với đám đông cũng đang tươi cười cho các máy quay thu hình; chẳng hạn về một buổi ghi hình truyền hình, những khán giả xem truyền hình đã bị yếu tố hình ảnh của tổng thống chi phối hơn là câu chuyện thật về buổi thu hình đó. Một người chỉ trích viết rằng hình ảnh của John F. Kennedy được diễn tả hư cấu một cách thận trọng với đầy đủ chi tiết nhằm "vẽ ra một huyền thoại" có liên quan đến sự kiện PT 109 và tuyên bố rằng Kennedy đã hiểu cách sử dụng hình ảnh để nâng cao tham vọng tổng thống của mình. Ngay cả tang lễ tổng thống cũng được sắp đặt cẩn thận với giá trị năng suất cao nhằm tạo ra một cảm xúc về "uy quyền đế vương". Kết quả là người Mỹ có những kỳ vọng không thực tiễn từ tổng thống, người được kỳ vọng "lèo lái nền kinh tế, chế ngự kẻ thù, dẫn dắt thế giới tự do, an ủi nạn nhân lốc xoáy, làm lành linh hồn quốc gia và bảo vệ người mượn nợ chống lại những loại tiền phí ẩn hình mà các loại thẻ tín dụng áp đặt." Chi tiêu thâm thủng Trong suốt 100 năm qua, ít có vị tổng thống nào tinh thông trong việc kiềm chế mức chi tiêu nằm trong giới hạn. Các tổng thống hứa hẹn kiểm soát chi tiêu nhưng trên thực tế đã khó kiểm soát nổi ngân sách. Mô hình lịch sử dài hạn đối với việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là có chút ít thặng dư trừ khi quốc gia gặp phải suy soái kinh tế hay chiến tranh, và mô hình này đã kéo dài cho đến thập niên 1980. Tổng thống Ronald Reagan đã làm gia tăng thâm thủng chi tiêu rất đáng kể trong lúc quốc gia không bị khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh, và những thâm thủng ngân sách này, tính theo phần trăm GDP, tăng lên từ 1,6% năm 1979 đến 4,0% và 6,0% trong phần lớn thập niên 1980 mặc dù có một thời gian dài 4 năm có thặng dư, bắt đầu từ năm 1998 trong thời Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống George W. Bush. Sau sự kiện 11 tháng 9, chi tiêu thâm thủng trở lại dưới thời Tổng thống Bush và giữ ở mức độ cao. Năm 2009, văn phòng ngân sách ước tính tổng số nợ liên bang sẽ lên đến $12 ngàn tỷ đô la, trong đó gồm có 565 tỷ USD tiền lời phải trả, hay 4% GDP. Trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, $632 tỉ đã được thêm vào ngân sách. Năm 2009, theo ước tính, Hoa Kỳ có thể bị bắt buộc mượn nợ gần $9,3 ngàn tỉ trong vòng 10 năm tới. Một người chỉ trích đồng thời cũng là một thượng nghị sĩ cảnh báo rằng điều này "gần như tạo ra một kịch bản mà trong đó quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng phá sản." Năm 2009, Tổng thống Barack Obama thừa kế một ngân sách thâm thủng choáng váng lên đến 10% GDP. Mức độ cao những việc làm liên bang được mang đến từ chương trình New Deal của Tổng thống Franklin D. Roosevelt vẫn được duy trì ở mức độ đều so với sự tăng trưởng dân số và kinh tế. Thí dụ, năm 1962 có khoảng 13,3 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người trong khi đó vào năm 2007 chỉ có 8,7 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người, tổng cộng giảm khoảng 1 triệu việc làm. Dù vậy, tổng số nhân sự liên bang năm 2007 là 4.127.000 làm việc trong các cơ quan của chính phủ liên bang. Ngoài ra, con số nhân viên làm việc cho tiểu bang và chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1960. Chi tiêu của chính phủ liên bang từ năm 1940–nay Thập niên Chi tiêu tính theo % GDP Thặng dư (+) hay Thâm thủng (-)? 1940 -9,67 Thâm thủng 1950 -0,39 Thâm thủng 1960 -0,79 Thâm thủng 1970 -2,37 Thâm thủng 1980 -3,93 Thâm thủng 1990 -2,16 Thâm thủng 2000 -1,62 Thâm thủng Ghi chú: Thâm thủng lớn nhất là thời Chiến tranh thế giới thứ hai. 1998–2002 có thặng dư. Để cho ngắn gọn, các con số hàng năm được kết hợp lại thành con số trung bình cho 10 năm. Nguồn: Sở thống kê Chính phủ Hoa Kỳ. Quyền lực đối với lập pháp và ngân sách Một số người chỉ trích tố cáo rằng các tổng thống đã lấn chiếm nhiều quyền lực quan trọng thuộc lập pháp và ngân sách mà thông thường phải thuộc về Quốc hội Hoa Kỳ. Tổng thống kiểm soát một số lượng lớn các cơ quan liên bang đặc trách việc tạo ra những quy định luật lệ nhưng chỉ có ít sự theo dõi của quốc hội. Một người chỉ trích khác tố cáo rằng tổng thống có thể bổ nhiệm một "đội quân gồm nhiều 'sa hoàng' ảo – những người này hoàn toàn không có trách nhiệm gì với Quốc hội nhưng được giao phó nhiệm vụ dẫn đầu những nỗ lực về chính sách lớn của Nhà Trắng". Các tổng thống đã bị chỉ trích vì thực hiện những tuyên bố bằng văn thư để giải thích họ hiểu một đạo luật ra sao hay có kế hoạch gì để thực thi đạo luật này (signing statements) khi ký các đạo luật quốc hội. Những người chỉ trích diễn tả hành động này là ngược lại tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ. Những tuyên bố bằng văn thư như thế "làm lật cán cân quyền lực giữa Quốc hội và Nhà Trắng một ít theo chiều có lợi cho ngành hành pháp" và chúng đã được bốn tổng thống trước đây sử dụng. Hành vi này bị Hội Luật sư Mỹ chỉ trích là bất hợp hiến. Một người chỉ trích là George F. Will nhận thấy "một ngành hành pháp càng ngày càng phình to ra" và "sự lu mờ của Quốc hội". Ông cho rằng diễn biến này đã và đang tiếp tục kéo dài "hàng thập niên" và ông cũng đã chỉ trích "sự lu mờ" của Quốc hội. Lạm quyền Đôi khi các tổng thống dùng đến các hoạt động ngoài pháp chế và bất hợp pháp, đặc biệt là trong thời chiến. Tổng thống Abraham Lincoln đã đình chỉ luật bảo hộ giam giữ (habeas corpus) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ; Woodrow Wilson tống giam những phần tử tình nghi là cộng sản mà không đưa ra xét xử trong vụ bố ráp Palmer; và Franklin Roosevelt giam cầm trên một trăm ngàn người Mỹ gốc Nhật trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Franklin D. Roosevelt sử dụng những nhà điều tra liên bang để nghiên cứu hồ sơ tài chính và thuế của những nhà chính trị đối lập. Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa khủng bố, George W. Bush cho phép nghe lén trên hệ thống điện thoại mà không cần lệnh từ tòa án. Hành động này cũng như việc tra trấn và từ chối quyền pháp lý của những người bị giam giữ đã bị tòa án liên bang phán quyết là vi hiến. Richard Nixon phạm vô số luật lệ khi yêu cầu một nhóm người đột nhập văn phòng của một nhà tâm lý học thuộc đảng đối lập cũng như văn phòng của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Hoa Kỳ rồi tìm cách che giấu sự nhúng tay của Nhà Trắng qua việc mua chuộc những nhân chứng trong một sự kiện mà sau đó trở thành vụ tai tiếng Watergate. Hành động của Nixon theo 1 khía cạnh nào đó đã được Alexis de Tocqueville tiên tri trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1835 có tựa đề là Democracy in America (Dân chủ tại Mỹ). Tocqueville cho rằng sự việc tổng thống có thể tái cử là một điều nghiêm trọng đáng quan tâm vì tổng thống ra tái tranh cử sẽ bị mê ngoặc, không chỉ làm mất tính công bằng của mình mà còn dùng cả một bộ máy quốc gia đồ sộ để giúp họ tái thắng cử. Phát động chiến tranh mà không có sự tuyên chiến từ Quốc hội Một số người chỉ trích tố cáo rằng ngành hành pháp đã lấn quyền tuyên chiến, vốn đã được Hiến pháp Hoa Kỳ giao phó cho Quốc hội. Mặc dù trong lịch sử các tổng thống đã khởi động tiến trình tiến tới chiến tranh nhưng họ đều xin phép và nhận được lệnh tuyên chiến chính thức từ Quốc hội Hoa Kỳ trong Chiến tranh 1812, Chiến tranh México – Mỹ, Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, các tổng thống đã không nhận được lệnh tuyên chiến chính thức đối với các hành động quân sự khác trong đó có sự việc Tổng thống Theodore Roosevelt đưa quân vào Panama năm 1903, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, các vụ xâm chiếm Grenada và Panama (1990). Tuy nhiên, dù không có sự tuyên chiến chính thức từ Quốc hội, tổng thống đã được Quốc hội chấp thuận tiến hành Chiến tranh Iraq lần thứ nhất vào năm 1991 và Chiến tranh Iraq lần thứ 2 năm 2003 Năm 1993, một người chỉ trích viết rằng "Quyền tuyên chiến của Quốc hội đã trở thành điều khoản bị xem thường rõ ràng nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ." Ưu thế bầu cử của đương kim tổng thống Các đương kim tổng thống tìm cách tái cử cho nhiệm kỳ 2 đều có lợi thế hơn đối thủ của mình, và những người chỉ trích tố cáo rằng đều này là không công bằng. Từ năm 1936, trong 15 lần bầu cử tổng thống có đương kim tổng thống ứng cử thì đã có đến 11 lần đương kim tổng thống thắng cử và đối thủ chỉ thắng có 4 lần (xem bảng dưới đây). Các đương kim tổng thống tái tranh cử luôn có được lợi thế mà đối thủ của họ không có, trong đó phải kể đến quyền lực dẫn dắt giới truyền thông đưa tin nhiều hơn và gây ảnh hưởng với những sự kiện cũng như sử dụng nhiều nguồn tài trợ của chính phủ. Một thông tín viên ghi nhận rằng "gần như tất cả đương kim tổng thống đều gây quỹ nhiều hơn đối thủ của mình". Điều này đã mang lợi thế hơn cho những đương kim tổng thống. Ủy ban Hành động chính trị trao phần lớn số tiền của họ cho các đương kim tổng thống vì họ là những người dễ thắng cử hơn. Một nhà dự báo chính trị cho rằng nên cộng thêm 5% số điểm vào trong kết quả tái cử khả dĩ của một đương kim tổng thống cho dù các tình huống như sự phát triển kinh tế và lạm phát có thể làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1936 có đương kim tổng thống Năm Ứng viên Phiếu bầu Ứng viên Phiếu bầu Thắng cử Ghi chú 1936 Roosevelt 523 Landon 8 Đương kim 1940 Roosevelt 449 Willkie 82 Đương kim 1944 Roosevelt 432 Dewey 99 Đương kim 1948 Truman 303 Dewey 189 Đương kim 1956 Eisenhower 457 Stevenson 73 Đương kim 1964 Johnson 486 Goldwater 52 Đương kim 1972 Nixon 520 McGovern 17 Đương kim 1976 Carter 297 Ford 240 Đối thủ 1980 Reagan 489 Carter 49 Đối thủ 1984 Reagan 525 Mondale 13 Đương kim 1992 Clinton 370 GHW Bush 168 Đối thủ 1996 Clinton 379 Dole 159 Đương kim 2004 GW Bush 286 Kerry 252 Đương kim 2012 Obama 332 Romney 206 Đương kim 2020 Biden 306 Trump 232 Đối thủ Ghi chú: các cuộc bầu cử không có sự tham dự của ứng cử viên đương kim tổng thống cũng như các cuộc bầu cử có các ứng cử viên thuộc đảng thứ 3 đều không được đưa vào danh sách này. Số phiếu được ghi trên danh sách là số phiếu đại cử tri đoàn. Lạm dụng quyền ân xá Các tổng thống đã bị chỉ trích vì lạm dụng quyền lực này. Thí dụ, Gerald Ford ân xá người đã từng chọn mình làm phó tổng thống trước đó, Richard Nixon; Quyết định của Tổng thống Ford đã bị chỉ trích như là 1 hành động lạm dụng quyền ân xá. Các tổng thống cũng bị chỉ trích vì những quyết định ân xá khác. George H. W. Bush ân xá cho một viên chức bị tình nghi dấu diếm các tài liệu có liên quan đến vụ tai tiếng Iran-Contra. Bill Clinton đề xuất 140 lệnh ân xá trong những ngày cuối cùng còn tại chức, ân xá cho những người đào phạm và những người đóng góp quỹ vận động tranh cử nổi tiếng. George W. Bush giảm án cho một nhân viên văn phòng bị truy tố vì che giấu sự dính líu của chính phủ trong vụ Valerie Plame Wilson. Trump đã ân xá cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, người năm 2017 nhận tội khai man với FBI về liên hệ của ông với đại sứ Nga. Điều hành chính sách ngoại giao Vì không có bắt buộc là các ứng cử viên tổng thống phải tinh thông về ngoại giao, quân sự hay chính sách ngoại giao và vì các tổng thống tự điều hành các chính sách ngoại giao nên chất lượng tạo ra quyết định khá khác nhau từ tổng thống này đến tổng thống khác. Nhiều đánh giá được các nhà chuyên môn về chính sách ngoại giao lập thành danh sách gồm những thành công và thất bại trong nữa thế kỷ trước. Những thành công quan trọng trong nữa thế kỷ trước gồm có việc Liên Xô sụp đổ và tránh để xảy ra Đệ tam Thế chiến cũng như việc xử lý cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Nhưng vô số quyết định của tổng thống đã bị chỉ trích trong đó có vụ xâm nhập Vịnh Con Heo tại Cuba, những chọn lựa quân sự đặc biệt, trao đổi vũ khí để lấy con tin với Iran, và những quyết định khởi động chiến tranh. Việc chiếm đóng theo sau Chiến tranh Iraq bị chỉ trích là "không có kế hoạch một cách thê thảm" và toàn bộ chiến lược với Iraq bị gọi là một "việc tự đánh bại mình và làm cho đồng minh xa lánh" Một người chỉ trích nhận thấy rằng có một chiều hướng "quân sự hóa chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ." Các tổng thống bị tố cáo là ủng hộ những nhà độc tài như quốc vương của Iran, Pervez Musharraf của Pakistan, và Ferdinand Marcos của Philippines. Toàn bộ chiến lược có liên quan đến Trung Đông bị chỉ trích cũng như việc xử lý vấn đề Triều Tiên và Iran. Những người chỉ trích đã tố cáo rằng nền chính trị lưỡng đảng đã can thiệp vào chính sách ngoại giao.

Địa vị

Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức chính trị cao nhất tại Hoa Kỳ xét về mặt ảnh hưởng và công nhận. Vì địa vị của Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới nên Tổng thống Hoa Kỳ thường được xem là cá nhân quyền lực nhất trên thế giới và được gọi theo thông lệ là Nhà lãnh đạo của Thế giới Tự do.

Xem thêm

  • Danh sách tổng thống Hoa Kỳ

Chú thích

  1. “How To Address The President; He Is Not Your Excellency Or Your Honor, But Mr. President”. The New York Times. ngày 2 tháng 8 năm 1891.
  2. “USGS Correspondence Handbook - Chapter 4”. Usgs.gov. ngày 18 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2012.
  3. “Models of Address and Salutation”. Ita.doc.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  4. HEADS OF STATE, HEADS OF GOVERNMENT, MINISTERS FOR FOREIGN AFFAIRS Lưu trữ 2013-01-17 tại Wayback Machine, Protocol and Liaison Service, United Nations. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2012.
  5. The White House Office of the Press Secretary (ngày 1 tháng 9 năm 2010). “Remarks by President Obama, President Mubarak, His Majesty King Abdullah, Prime Minister Netanyahu and President Abbas Before Working Dinner”. WhiteHouse.gov. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  6. “Exchange of Letters”. Permanent Observer Mission of Palestine to the United Nations. tháng 9 năm 1978. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  7. Our Government • The Executive Branch Lưu trữ 2009-01-26 tại Wayback Machine, The White House
  8. “The Executive Branch”. Whitehouse.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2009.. Grover Cleveland served two non-consecutive terms and is counted as both the 22nd and the 24th President. Because of this, all presidents after the 23rd have their official listing increased by one.
  9. Hamilton, Alexander. The Federalist

    69 (reposting). Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2007.

  10. Shurtleff v. United States, 189 U.S. 311 (1903); Myers v. United States, 272 U.S. 52 (1926).
  11. Humphrey's Executor v. United States, 295 U.S. 602 (1935) and Morrison v. Olson, 487 U.S. 654 (1988), respectively.
  12. Foreign-born Americans who were citizens at the time the Constitution was adopted were also eligible to become president, provided they met the age and residency requirements. However, this allowance has since become obsolete.
  13. See: Peabody, Bruce G.; Gant, Scott E. (1999). “The Twice and Future President: Constitutional Interstices and the Twenty-Second Amendment”. Minnesota Law Review. Minneapolis, MN: Minnesota Law Review. 83 (565).; alternatively, see: Albert, Richard (2005). “The Evolving Vice Presidency”. Temple Law Review. Philadelphia, PA: Temple University of the Commonwealth System of Higher Education. 78 (811, at 856–9).
  14. See , at 611 & nn.772–73.
  15. U.S. Const. art. II, § 1, cl. 8.
  16. Guardian, "Bush colonoscopy leaves Cheney in charge", 20/7, 2007 18.24 BST
  17. 3 U.S.C. § 20
  18. “Download PDFs” (PDF). www.fas.org.
  19. “Presidential and Vice Presidential Salaries, 1789+”. University of Michigan. Presidential and Vice Presidential Salaries Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2009.
  20. . Measuring Worth. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2006.
  21. . Inflation Calculator. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
  22. "How much does the U.S. president get paid?". Howstuffworks. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2007.
  23. Salaries of Federal Officials: A Fact Sheet. United States Senate website. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.
  24. “President's Guest House (includes Lee House and Blair House), Washington, DC”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
  25. New Presidential Limousine enters Secret Service Fleet Lưu trữ 2009-01-18 tại Wayback Machine US Secret Service Press Release (ngày 14 tháng 1 năm 2009) Retrieved on 2009-01-20
  26. Air Force One Lưu trữ 2007-02-14 tại Wayback Machine. White House Military Office. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007.
  27. Any U.S. Air Force aircraft carrying the president will use the call sign "Air Force One." Similarly, "Navy One", "Army One", and "Coast Guard One" are the call signs used if the president is aboard a craft belonging to these services. "Executive One" becomes the call sign of any civilian aircraft when the president boards.
  28. “Junior Secret Service Program: Assignment 7. Code Names”. National Park Service. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
  29. “Candidate Code Names Secret Service Monikers Used On The Campaign Trail”. CBS. ngày 16 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008.
  30. “Obama's Secret Service Code Name revealed”. Eurweb. ngày 16 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008.
  31. “Former Presidents Act (FPA)” (PDF). U.S. Senate. 1958. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2007.
  32. “Former presidents cost U.S. taxpayers big bucks”. Toledo Blade. ngày 7 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2007.
  33. 18 U.S.C. § 3056
  34. Biography of Richard M. Nixon, The White House
  35. Michiko Kakutani (book reviewer) (ngày 6 tháng 7 năm 2007). “Unchecked and Unbalanced”. New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. the founding fathers had 'scant affection for strong executives' like England’s king, and... Bush White House’s claims are rooted in ideas "about the ‘divine’ right of kings"... and that certainly did not find their 'way into our founding documents, the 1776 Declaration of Independence and the Constitution of 1787.'
  36. “The Conquest of Presidentialism”. The Huffington Post. ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2009.
  37. interview by David Schimke (September–October 2008). “Presidential Power to the People – Author Dana D. Nelson on why democracy demands that the next president be taken down a notch”. Utne Reader. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2009.
  38. Ross Linker (ngày 27 tháng 9 năm 2007). “Critical of Presidency, Prof. Ginsberg and Crenson unite”. The Johns-Hopkins Newsletter. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. presidents slowly but surely gain more and more power with both the public at large and other political institutions doing nothing to prevent it.
  39. Michiko Kakutani (book reviewer) (ngày 6 tháng 7 năm 2007). “Unchecked and Unbalanced”. New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. UNCHECKED AND UNBALANCED: Presidential Power in a Time of Terror By Frederick A. O. Schwarz Jr. and Aziz Z. Huq (authors)
  40. ^ By Dana D. Nelson (ngày 11 tháng 10 năm 2008). “Opinion–The 'unitary executive' question – What do McCain and Obama think of the concept?”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2009.
  41. Sanford Levinson (ngày 5 tháng 2 năm 2009). “"Wartime Presidents and the Constitution: From Lincoln to Obama" – speech by Sanford Levinson at Wayne Morse Center”. Wayne Morse Center for Law and Politics. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.[liên kết hỏng]
  42. Anand Giridharadas (ngày 25 tháng 9 năm 2009). “Edging Out Congress and the Public”. New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  43. David Sirota (ngày 18 tháng 1 năm 2009). “U.S. moving toward czarism, away from democracy”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2009.
  44. ^ David Sirota (ngày 22 tháng 8 năm 2008). “Why cult of presidency is bad for democracy”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2009.
  45. Scott Shane (ngày 25 tháng 9 năm 2009). “A Critic Finds Obama Policies a Perfect Target”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. There is the small, minority-owned firm with deep ties to President Obama’s Chicago backers, made eligible by the Federal Reserve to handle potentially lucrative credit deals. 'I want to know how these firms are picked and who picked them,' Mr. Wilson, the group’s president, tells his eager researchers.
  46. Rachel Dykoski (ngày 1 tháng 11 năm 2008). “Book note: Presidential idolatry is "Bad for Democracy"”. Twin Cities Daily Planet. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. Dana D. Nelson's book makes the case that we've had 200+ years of propagandized leadership...
  47. John Neffinger (ngày 2 tháng 4 năm 2007). “Democrats vs. Science: Why We're So Damn Good at Losing Elections”. Huffington Post. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. ...back in the 1980s Lesley Stahl of 60 Minutes ran a piece skewering Reagan's policies on the elderly... But while her voiceover delivered a scathing critique, the video footage was all drawn from carefully-staged photo-ops of Reagan smiling with seniors and addressing large crowds... Deaver thanked... Stahl...for broadcasting all those images of Reagan looking his best.
  48. Dana D. Nelson (2008). . U of Minnesota Press. ISBN 9780816656776. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. in rich detail how Kennedy drew on the power of myth as he framed his experience during World War II, when his PT boat was sliced in half by a Japanese...
  49. Dana D. Nelson (2008). . U of Minnesota Press. ISBN 9780816656776. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. Even before Kennedy ran for Congress, he had become fascinated, through his Hollywood acquaintances and visits, with the idea of image... (p.54)
  50. Alessandra Stanley (ngày 10 tháng 6 năm 2004). “THE 40TH PRESIDENT: CRITIC'S NOTEBOOK; A Pageant Over 2 Decades in the Making”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. If anyone is to be credited for providing regal grandeur to the ceremony it is Mrs. Reagan, who, with the help of the loyal aide Michael K. Deaver, had always managed the stagecraft of her husband's political career.
  51. Lexington (ngày 21 tháng 7 năm 2009). “The Cult of the Presidency”. The Economist. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. Gene Healy argues that because voters expect the president to do everything... When they inevitably fail to keep their promises, voters swiftly become disillusioned. Yet they never lose their romantic idea that the president should drive the economy, vanquish enemies, lead the free world, comfort tornado victims, heal the national soul and protect borrowers from hidden credit-card fees.
  52. Justin Ewers (ngày 28 tháng 4 năm 2009). “Why Obama Is Leaving the Reagan Era Behind When It Comes to Economic Policy”. US News & World Report. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. Despite his years of lip service to balancing the budget, total discretionary spending had climbed almost 16 percent by the time he left office, dwarfing the Carter budgets he had once criticized. Revenues, limited by Reagan's tax cuts, were never able to keep pace. The result was a spiraling national debt that nearly tripled during his two terms, hitting $2.7 trillion.
  53. ^ United States Government (2009). “Historical Tables–Budget of the United States Government–Fiscal Year 2009” (PDF). United States Government. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009. see pages 11–12, 25–26, 28–29, 30–31, 333–334 The traditional pattern of running large deficits only in times of war or economic downturns was broken during much of the 1980s. In 1982, partly in response to a recession, large tax cuts were enacted. However, these were accompanied by substantial increases in defense spending. Although reductions were made to nondefense spending, they were not sufficient to offset the impact on the deficit. As a result, deficits averaging $206 billion were incurred between 1983 and 1992. These unprecedented peacetime deficits increased debt held by the public from $789 billion in 1981 to $3.0 trillion (48.1% of GDP) in 1992.(from p.11)
  54. ^ Timothy Taylor (ngày 14 tháng 11 năm 2009). “The deficit doves”. Minneapolis–St. Paul Star Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009. The Congressional Budget Office projects that the accumulation of government debt from 2009 to 2012, relative to the size of the economy, will outstrip the accumulation of debt in Reagan's first term of office.
  55. Peter S. Goodman (ngày 7 tháng 7 năm 2009). “Staggering Budget Gap and a Reluctance to Fill It”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009. The deficit has grown in part because of the $787 billion spending package championed by the Obama administration to aid states, generate jobs and increase benefits for the jobless. But these expenditures landed atop huge deficits run up by the Bush administration, which had cut taxes and prosecuted an expensive war in Iraq. The Congressional Budget Office projects federal spending will exceed revenues by $1.7 trillion this year, or about 12 percent of the nation’s annual economic output — the largest deficit since World War II.
  56. Nick Gillespie (ngày 24 tháng 1 năm 2009). “Bush Was a Big-Government Disaster”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. Mr. Bush... increased the size and scope of the federal government to unprecedented levels... he added a whopping $345 billion (in constant dollars) to the federal budget... added... an additional $287 billion on top of that... Mr. Bush has massively expanded the government
  57. ^ Lori Montgomery (ngày 21 tháng 3 năm 2009). “Deficit Projected To Swell Beyond Earlier Estimates”. Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. Tax collections, meanwhile, would lag well behind spending, producing huge annual budget deficits that would force the nation to borrow nearly $9.3 trillion over the next decade – $2.3 trillion more than the president predicted when he unveiled his budget request just one month ago.
  58. ^ United States Government (2009). “Historical Tables–Budget of the United States Government–Fiscal Year” (PDF). United States Government. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009. Table 17.5—GOVERNMENT EMPLOYMENT AND POPULATION: 1962–2007 (page 339)
  59. Eric Cantor (ngày 30 tháng 7 năm 2009). “Obama's 32 Czars”. The Washington Post. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  60. Dana D. Nelson (ngày 11 tháng 10 năm 2008). “The 'unitary executive' question”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  61. Christopher Lee (ngày 2 tháng 1 năm 2006). “Alito Once Made Case For Presidential Power”. Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  62. Dan Froomkin (ngày 10 tháng 3 năm 2009). “Playing by the Rules”. Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  63. Charlie Savage (ngày 16 tháng 3 năm 2009). “Obama Undercuts Whistle-Blowers, Senator Says”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009.
  64. Transcript – Ray Suarez (ngày 24 tháng 7 năm 2006). “President's Use of 'Signing Statements' Raises Constitutional Concerns”. PBS Online NewsHour. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. The American Bar Association said President Bush's use of "signing statements," which allow him to sign a bill into law but not enforce certain provisions, disregards the rule of law and the separation of powers. Legal experts discuss the implications.
  65. ^ George F. Will – op-ed columnist (ngày 21 tháng 12 năm 2008). “Making Congress Moot”. The Washington Post. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  66. ^ Albert Gore (CQ Transcripts Wire) (16 tháng 1 năm 2006). “Transcript: Former Vice President Gore's Speech on Constitutional Issues”. Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. GORE: President Lincoln, of course, suspended habeas corpus during the Civil War, and some of the worst abuses prior to those of the current administration were committed by President Wilson during and after World War I, with the notorious red scare and "Palmer Raids."
  67. Grigg, William Norman (ngày 16 tháng 6 năm 2003). “FDR's patriot purge. (Cover Story History)”. The New American. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009. federal investigators 'were free to devote a great deal of energy and attention to the tax records and finances of politicians who sought to use anti-Semitic appeals to attack the Roosevelt administration'
  68. Dan Eggen and Dafna Linzer (ngày 18 tháng 8 năm 2006). “Judge Rules Against Wiretaps–NSA Program Called Unconstitutional”. Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. U.S. District Judge Anna Diggs Taylor ordered a halt to the wiretap program, secretly authorized by President Bush in 2001, but both sides in the lawsuit agreed to delay that action until a Sept. 7 hearing.
  69. Staff writer (ngày 15 tháng 7 năm 2008). “Book World: 'The Dark Side': The Inside Story of How The War on Terror Turned into a War on American Ideals (by Jane Mayer)”. Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. Since embarking upon its global war on terror, the United States has blatantly disregarded the Geneva Conventions. It has imprisoned suspects, including U.S. citizens, without charge, holding them indefinitely and denying them due process. It has created an American gulag in which thousands of detainees, including many innocent of any wrongdoing, have been subjected to ritual abuse and humiliation.
  70. Richard Zoglin (ngày 8 tháng 8 năm 1994). “TELEVISION: Nixon Without Nostalgia”. Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. paranoid Nixon White House of the early '70s, so obsessed with political foes that it had a psychiatrist's office burglarized to get dirt on Daniel Ellsberg (who had released the Pentagon papers) and ordered the fateful break-in at the offices of the Democratic National Committee.
  71. Alexis de Tocqueville, translated by Henry Reeve (1899). . Google Books. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009. Intrigue and corruption are the natural defects of elective government; but when the head of the State can be re-elected these evils rise to a great height, and compromise the very existence of the country. When a simple candidate seeks to rise by intrigue, his manoeuvres must necessarily be limited to a narrow sphere; but when the chief magistrate enters the lists, he borrows the strength of the Government for his own purposes.
  72. Dana D. Nelson (ngày 11 tháng 10 năm 2008). “The 'unitary executive' question”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  73. Steve Holland (ngày 1 tháng 5 năm 2009). “Obama revelling in U.S. power unseen in decades”. Reuters UK. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  74. ^ “The Law: The President's War Powers”. Time Magazine. ngày 1 tháng 6 năm 1970. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  75. Alison Mitchell (ngày 2 tháng 5 năm 1999). “The World; Only Congress Can Declare War. Really. It's True”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. Presidents have sent forces abroad more than 100 times; Congress has declared war only five times: the War of 1812, the Mexican War, the Spanish-American War, World War I and World War II.
  76. Alison Mitchell (ngày 2 tháng 5 năm 1999). “The World; Only Congress Can Declare War. Really. It's True”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. President Reagan told Congress of the invasion of Grenada two hours after he had ordered the landing. He told Congressional leaders of the bombing of Libya while the aircraft were on their way.
  77. Michael R. Gordon (ngày 20 tháng 12 năm 1990). . New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. It was not clear whether the White House consulted with Congressional leaders about the military action, or notified them in advance. Thomas S. Foley, the Speaker of the House, said on Tuesday night that he had not been alerted by the Administration.
  78. Stuart Taylor Jr. (ngày 4 tháng 9 năm 2002). “An Invasion of Iraq Requires the Approval of Congress”. The Atlantic. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. Bush may eventually ask for a congressional vote. That would clearly be the wiser course, politically. And that's what Bush's father did in early 1991—notwithstanding his insistence then that he did not need congressional approval as a legal matter and his subsequent boast, "I didn't have to get permission from some old goat in Congress to kick Saddam Hussein out of Kuwait."
  79. Andrew Rosenthal (ngày 28 tháng 2 năm 1991). “Bush Halts Offensive Combat; Kuwait Freed, Iraqis Crushed”. New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. The Speaker of the House, Thomas S. Foley, said: 'The majority in Congress voted to give the President the authority, and he has taken that authority and I think conducted this operation brilliantly.'
  80. David E. Sanger with John F. Burns (ngày 20 tháng 3 năm 2003). “Bush Declares Start of Iraq War; Missile Said to Be Aimed at Hussein”. New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2009. Mr. Bush formally informed Congress in... a seven-page message to Congress, he argued that force was now the only way to 'adequately protect the national security of the United States' and that topping the Iraqi government was 'a vital part' of a broader war against terrorism. The message was required under a statute passed last fall explicitly authorizing war against Iraq after the president determined that a diplomatic solution was impossible.
  81. “Time Essay: Where's Congress?”. Time Magazine. ngày 22 tháng 5 năm 1972. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  82. Michael Kinsley (ngày 15 tháng 3 năm 1993). “The Case for a Big Power Swap”. Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  83. David R. Francis (ngày 2 tháng 9 năm 2008). “Will pocketbooks pick the president?”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009. Nonetheless, after recognizing that an incumbent president has an advantage, the two models depend on the economic numbers for their results and have done better than many sophisticated political analysts in their predictive ability.
  84. Schantz (editor), Harvey L. (1996). American Presidential Elections: Process, Policy, and Political Change. Albany: State University of New York Press. tr. 41. ISBN 0-7914-2864-8. The advantages of incumbency are many: presidents have the aura and experience of the office; they command media coverage; they are able to influence events; and they are able to dispense government grants. (p.41)Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  85. Richard E. Cohen (ngày 12 tháng 8 năm 1990). “PAC Paranoia: Congress Faces Campaign Spending – Politics: Hysteria was the operative word when legislators realized they could not return home without tougher campaign finance laws”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2009.
  86. Joseph A. Califano Jr. (ngày 27 tháng 5 năm 1988). “PAC's Remain a Pox”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2009.
  87. Peter Passell (ngày 28 tháng 11 năm 1990). “Economic Scene; George Bush's Secret Weapon”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009. The election game presented by Mr. Fair is so easy that anyone with a pencil can play. In the latest version of the formula, derived from what statisticians call regression analysis, a Democrat starts with a presumptive claim to 48 percent of the two-party vote. If he is an incumbent, add five percentage points; if he is running against an incumbent Republican, subtract five.
  88. Peter Passell (ngày 28 tháng 11 năm 1990). “Economic Scene; George Bush's Secret Weapon”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009. Mr. Fair, who has just updated his remarkably accurate statistical model for explaining Presidential election results to include the Bush-Dukakis contest, suggests that nothing much can change the predisposition of voters to elect Republicans (especially incumbent Republicans) except parlous economic times.
  89. Staff writer (ngày 13 tháng 10 năm 1987). “Alf Landon, G.O.P. Stand-Bearer, Dies at 100”. NEW YORK TIMES. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009. 523 Electoral Votes to 8 Roosevelt, running for his second term, won 27,747,636 votes to 16,679,543 for his Republican rival. Mr. Landon received 8 electoral votes to Roosevelt's 523.
  90. ^ Matthew Ericson (ngày 3 tháng 11 năm 2004). “THE 2004 ELECTIONS: THE PAST; Electoral College Shifts, In Red and Blue”. NEW YORK TIMES. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009. The coloring indicates which party's candidate received electoral votes in the state. Darker shades indicate that a different party captured the state than in the previous election. E.V.: Electoral votes received by a candidate P.V.: Share of the popular vote received by a candidate
  91. Mike Allen (ngày 3 tháng 11 năm 2004). “Bush Aides Pushed to Declare Victory”. Washington Post. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009. Even before receiving a concession call from his opponent, President Bush scheduled a victory announcement in Washington today, with officials of his reelection campaign asserting that he has won at least 286 electoral votes
  92. David Johnston (ngày 24 tháng 12 năm 1992). “Bush Pardons 6 in Iran Affair, Aborting a Weinberger Trial; Prosecutor Assails 'Cover-Up'”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. But not since President Gerald R. Ford granted clemency to former President Richard M. Nixon for possible crimes in Watergate has a Presidential pardon so pointedly raised the issue of whether the President was trying to shield officials for political purposes.
  93. David Johnston (ngày 24 tháng 12 năm 1992). “Bush Pardons 6 in Iran Affair, Aborting a Weinberger Trial; Prosecutor Assails 'Cover-Up'”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. The prosecutor charged that Mr. Weinberger's efforts to hide his notes may have 'forestalled impeachment proceedings against President Reagan' and formed part of a pattern of 'deception and obstruction.'... In light of President Bush's own misconduct, we are gravely concerned about his decision to pardon others who lied to Congress and obstructed official investigations.
  94. ^ Peter Eisler (ngày 7 tháng 3 năm 2008). “Clinton-papers release blocked”. USA TODAY. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. Former president Clinton issued 140 pardons on his last day in office, including several to controversial figures, such as commodities trader Rich, then a fugitive on tax evasion charges. Rich's ex-wife, Denise, contributed $2,000 in 1999 to Hillary Clinton's Senate campaign; $5,000 to a related political action committee; and $450,000 to a fund set up to build the Clinton library.
  95. Johanna Neuman (ngày 19 tháng 8 năm 2009). “Robert Novak dies at 78; syndicated columnist and TV commentator”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. President George W. Bush later commuted Libby's 2½ -year sentence.
  96. Sheryl Gay Stolberg (ngày 3 tháng 7 năm 2007). “For President, Libby Case Was a Test of Will”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. Indeed, to administration critics, the commutation was a subversion of justice, an act of hypocrisy by a president who once vowed that anyone in his administration who broke the law would 'be taken care of.'
  97. VnExpress. “Quyền ân xá gây tranh cãi của Trump - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress.
  98. Philip D. Zelikow (tháng 11 năm 2009). “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism”. Foreign Affairs Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. There was no World War III... The Soviet Union and Poland held limited elections in early 1989... By the end of 1991, the Soviet empire had disintegrated. Although there had been some bloodshed in China and Romania, there had been no great war.
  99. “Essay: The Lessons of the Cuban Missile Crisis”. Time Magazine. ngày 27 tháng 9 năm 1982. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. Kennedy assembled a task force of advisers. Some of them wanted to invade Cuba. In the end, Kennedy chose a course of artful restraint; he laid down a naval quarantine. After six days, Khrushchev announced that the Soviet missiles would be dismantled.
  100. “Essay: BAY OF PIGS REVISITED: Lessons from a Failure”. Time Magazine. ngày 30 tháng 7 năm 1965. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. U.S.-sponsored Bay of Pigs invasion that had ended in disaster about a year and a half before.
  101. David Ignatius (ngày 8 tháng 6 năm 2004). “Protean Leader”. Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. But after suicide bombers destroyed the U.S. Embassy and Marine barracks there in 1983, Reagan decided to cut his losses and evacuate American troops... The pullout from Lebanon was either an amoral retreat under fire or a prudent exercise of realpolitik, depending on your perspective.
  102. David Ignatius (ngày 8 tháng 6 năm 2004). “Protean Leader”. Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. A somewhat more dubious example of the Reagan administration's realpolitik in the Middle East was the decision to trade arms to Iran to secure the release of U.S. hostages in Lebanon. When the secret deal became public, Reagan managed the political fallout partly by insisting he had done nothing of the sort.
  103. Amy Chua (ngày 22 tháng 10 năm 2009). “Where Is U.S. Foreign Policy Headed?”. New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. One of Bacevich’s most interesting arguments is that the astronomical costs of the Iraq war — not just unregulated hedge funds and subprime mortgages — contributed directly to the 2008 financial collapse. By 2007, he writes, 'the U.S. command in Baghdad was burning through $3 billion per week. That same year, the overall costs of the Iraq war topped the $500 billion mark.'
  104. Dennis Ross (tháng 1 năm 2005). “The Middle East Predicament”. Foreign Affairs Magazine. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. Iraq is a mess—from which the United States cannot easily extricate itself.
  105. Lelyveld, Joseph (ngày 8 tháng 11 năm 2009). “Chuck Hagel–Biography”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. A staunch conservative and a Vietnam veteran, Senator Chuck Hagel of Nebraska is best known as the most outspoken Republican critic of President Bush's policies in Iraq.
  106. Jacob Weisberg (ngày 29 tháng 8 năm 2004). “All the President's Critics”. New York Times: Books. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. But these are largely stand-ins for their opposition to the Bush administration's catastrophically unplanned occupation of Iraq, its self-defeating alienation of allies...
  107. Robert G. Kaiser (ngày 27 tháng 10 năm 2008). “Iraq Aside, Nominees Have Like Views on Use of Force”. Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. Bacevich, who has endorsed Obama, is a stern critic of what he considers the militarization of U.S. foreign policy, and he regards this consensus as "far more important than any apparent differences" between the candidates and their advisers.
  108. “The Mystic Who Lit The Fires of Hatred”. Time Magazine. 7 tháng 1 năm 1980. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. But the U.S. saw the Shah as a stable and valuable ally.... the U.S. lent the Shah its all-out support. President Richard Nixon and Secretary of State Henry Kissinger allowed him to buy all the modern weapons he wanted. Washington also gave its blessing to a flood of American business investment in Iran and dispatched an army of technocrats there.
  109. Michael Abramowitz and Robin Wright (ngày 21 tháng 11 năm 2007). “Bush More Emphatic In Backing Musharraf”. Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. President Bush yesterday offered his strongest support of embattled Pakistani President Pervez Musharraf, saying the general 'hasn't crossed the line' and 'truly is somebody who believes in democracy.'
  110. Henry Grunwald (ngày 12 tháng 5 năm 1986). “Essay: Marcos, Baby Doc – Why Not the Rest?”. Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. Some critics blame the U.S. for the existence of just about all the world's non-Communist dictatorships. While it is true that many of these receive U.S. support, the forces that lead to dictatorship are usually beyond American control.
  111. ^ Joshua Micah Marshall (tháng 11 năm 2003). “Remaking the World: Bush and the Neoconservatives”. Foreign Affairs Magazine. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. In Israel... After giving a low priority to the peace process during his first two years in office, George W. Bush pushed the 'road map' for peace while relegating Yasir Arafat to the sidelines... Finding himself stymied, the new Palestinian prime minister, Mahmoud Abbas, resigned; Arafat faces death or expulsion while being lionized among his constituents; bombings continue; and the region is as volatile and violent as ever.
  112. “Iran's Nuclear Program”. New York Times. ngày 21 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2009. American officials and international inspectors are concerned that Iran seems to have made significant progress in the three technologies necessary to field an effective nuclear weapon: enriching uranium to weapons grade; developing a missile capable of reaching Israel and parts of Western Europe; and designing a warhead that will fit on the missile.
  113. Eric M. Weiss and Charles Lane (ngày 14 tháng 7 năm 2006). “Vice President Sued by Plame And Husband”. Washington Post. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. Plame and Wilson say that, after Wilson accused Bush of twisting intelligence about Iraq's pursuit of weapons of mass destruction, Cheney, Rove and Libby conspired to 'discredit, punish and seek revenge against the plaintiffs that included, among other things, disclosing to members of the press Plaintiff Valerie Plame Wilson's classified CIA employment.'
  114. Michael Noer and Nicole Perlroth (ngày 11 tháng 11 năm 2009). “The World's Most Powerful People”. Forbes. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2009.

Tham khảo

  • Leonard Leo, James Taranto, and William J. Bennett. Presidential Leadership: Rating the Best and the Worst in the White House. Simon and Schuster, June, 2004, hardcover, 304 pages, ISBN 0-7432-5433-3
  • Waldman, Michael, and George Stephanopoulos, My Fellow Americans: The Most Important Speeches of America's Presidents, from George Washington to George W. Bush. Sourcebooks Trade. September 2003. ISBN 1-4022-0027-7
  • Couch, Ernie, Presidential Trivia. Rutledge Hill Press. ngày 1 tháng 3 năm 1996. ISBN 1-55853-412-1
  • Lang, J. Stephen, The Complete Book of Presidential Trivia. Pelican Publishing. September 2001. ISBN 1-56554-877-9
  • Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?
  • Ayton, Mel Plotting to Kill the President: Assassination Attempts from Washington to Hoover (Potomac Books, 2017), United States
  • Balogh, Brian and Bruce J. Schulman, eds. Recapturing the Oval Office: New Historical Approaches to the American Presidency (Cornell University Press, 2015), 311 pp. Bumiller, Elisabeth (tháng 1 năm 2009). “Inside the Presidency”. National Geographic 215 (1): 130–149.

Chủ đề