Báo hà nội mới có bao nhiêu loại hình

Hải Phòng là một trong số ít địa phương hội tụ đủ 5 loại hình giao thông quan trọng gồm: đường bộ, đường biển, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Lợi thế này đưa Hải Phòng trở thành đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc, kết nối với các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đầu mối của các tuyến giao thông hàng hải quốc tế.

2. Cảng biển Hải Phòng lớn thứ mấy miền Bắc?

Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư

Chính xác

Được người Pháp xây dựng từ năm 1874, giờ đây cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc. Cảng Hải Phòng có khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn/năm, trong đó, chi nhánh Cảng Hoàng Diệu chiếm gần 60% lượng hàng hóa bốc xếp.

Mục tiêu đến năm 2030, Hải Phòng được xây dựng và phát triển trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số.

3. Sân bay ở Hải Phòng có tên là gì?

Lan Hạ Cát Bi Cát Bà Long Châu

Chính xác

Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) nằm cách trung tâm thành phố 8km, cách cảng biển Hải Phòng 6km. Tiền thân của Cát Bi là sân bay quân sự, được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc, bị chiến tranh tàn phá, sân bay hư hỏng nặng.

Năm 1985, sân bay được sửa chữa, cải tạo cho mục đích sân bay dân sự. Hơn 10 năm sau, sân bay được cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và nhà ga. Đến năm 2016, sân bay Cát Bi trở thành cảng hàng không quốc tế.

4. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đi qua bao nhiêu tỉnh thành?

1 2 3 4

Chính xác

Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901. Đến năm 1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác. Tuyến đường sắt này dài 102km đi qua 4 tỉnh thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Đây cũng là một cạnh tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Điểm đầu tuyến đường sắt là ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Hải Phòng.

5. Hải Phòng từng là quê hương của vương triều nào?

Lý Lê Mạc Nguyễn

Chính xác

Hải Phòng ngày nay vốn là quê hương của vương triều nhà Mạc. Năm 1527, Mạc Đăng Dung sau khi dẹp các bè phái trong cung đình đã ép vua Lê Cung Hoàng của nhà Hậu Lê nhường ngôi.

Vị Thái tổ sáng lập ra nhà Mạc được sinh thành ở đất Cổ Trai, huyện Nghi Dương, nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Năm 1529, Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con trai cả là Mạc Đăng Doanh để về quê hương làm thái thượng hoàng. Ông cho xây dựng tại đây một kinh đô thứ hai là Dương Kinh, tồn tại song song với kinh thành Thăng Long.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Dương Kinh bao gồm quần thể kiến trúc cung điện, lầu các với quy mô trải rộng. Nơi đây có đồn binh, kho lương và một trường Quốc học song song với Quốc Tử Giám tại Thăng Long.

Bên cạnh những công trình cổ đậm màu sắc phương Đông, thì vẻ đẹp của kiến trúc Pháp cũng là một phần không thể thiếu của Hà Nội cho đến ngày nay. Từ năm 1883, ngay sau khi hoàn thành việc chiếm đóng Bắc Kỳ, Người Pháp đã xác định quy hoạch tổng thể để biến Hà Nội từ một đô thị thời phong kiến, trở thành một đô thị, trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế kiểu phương tây.

Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu tiên, nhiều công trình lớn đã được đầu tư xây dựng một cách bài bản, quy mô và có tầm nhìn, giá trị lâu dài. Những trường đại học, nhà hát, trụ sở hành chính, bệnh viện cho đến những căn biệt thự…đã được xây dựng từ cách đây hơn 100 năm vẫn còn nguyên giá trị và vẻ đẹp cho đến ngày nay, để mang lại cho Hà Nội một dáng vẻ rất riêng và rất khó quên.

Báo hà nội mới có bao nhiêu loại hình

Tòa soạn báo Hà Nội mới

Một trong những công trình kiến trúc được xây dựng tại trung tâm Hà Nội ngay từ cuối thế kỷ 19 và được đánh giá là công trình có giá trị nhất về mặt kiến trúc quanh Hồ Hoàn Kiếm đó chính là công trình Tòa soạn Báo Hà Nội Mới số 44, phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay. Công trình được xây dựng năm 1893 theo phong cách kiến trúc thịnh hành của Pháp những năm thuộc địa ở Đông Dương.

Và hành trình khám phá những điều thú vị quanh Hồ Hoàn kiếm không thể bỏ qua địa điểm này. Các bạn sẽ có được những hình dung cụ thể về công trình kiến trúc này qua câu chuyện được chia sẻ từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – Báo Hà Nội mới:

Điểm Dừng

Qua câu chuyện mà nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến vừa chia sẻ thì dễ dàng thấy được hơn một thế kỷ qua, tòa soạn báo Hà Nội Mới là một trong những điểm nhấn rõ nét, góp phần tô điểm cho không gian của phố đi bộ Tràng Tiền cũng như toàn bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm

Toà soạn báo Hà Nội Mới có kết câu ba tầng chính và một tầng áp mái với màu sơn vàng nhạt, kiến trúc kiểu Pháp gần như vẫn được giữ nguyên vẹn. Mỗi khi có nắng, mặt tiền toàn soạn ánh lên như được dát vàng, nổi bật giữa màu xanh của những hàng sấu ven Hồ Gươm. Bên trái tòa soạn có đặt một bảng tin rộng chừng 2 mét để tòa soạn dán những tờ báo in số ra hàng ngày cho người dân thủ đô qua đây xem và đọc. Có lẽ đây là một nét đặc biệt so với nhiều tòa soạn báo khác của Hà Nội.

Báo hà nội mới có bao nhiêu loại hình

Đã thành thói quen, mỗi buổi sáng sớm, ông Nguyên nhà ở phố Hàng Ngang vẫn đều đặn đi tập thể dục và không quên ghé qua bảng tin của tòa soạn để đọc những thông tin mới. Ông cho biết :

Mặc dù mắt kém, có tuổi rồi nhưng Ông Nguyễn Duy Việt ở phố Thanh Nhàn- quận Hai Bà Trưng vẫn cần mẫn đạp xe đến phố Lê Thái Tổ để rồi chăm chú đọc từng mẩu tin trên báo được dán trên tường. Ông bảo báo bây giờ được người ta giao đến tận nhà, truyền hình cáp, internet con cái lắp cho không thiếu thứ gì nhưng ông và các bạn tuổi già vẫn có sở thích ra đứng đọc báo dán ở đây. Ông kể:

Trong sự thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin, những tờ báo mạng, trang xã hội cá nhân ra đời thì văn hóa đọc...đặc biệt là đọc báo trên bảng tin đang dần mai một, xa vời. Và vì thế, đọc báo trên bảng tin chỉ còn là thói quen của những người muôn năm cũ. Ông Việt ngậm ngùi tiếc nuối:

Ngày nay, thế giới công nghệ và thông tin hiện đại có thể giúp con người xóa bỏ được mọi khoảng cách và kết nối với nhau nhưng cũng khiến cho những người thân thiết xung quanh chúng ta dễ trở nên xa cách hơn. Có thể chúng ta đang ngồi cạnh nhau đấy nhưng mỗi người lại đang đắm mình trong một thế giới riêng của những thiết bị công nghệ thông minh thì hình ảnh những mái đầu chụm lại trước bảng tin đọc báo mỗi sáng ở Hồ Gươm, những câu chuyện được kể, được bàn luận hay vài câu hỏi thăm mà mọi người dành cho nhau cũng thấy sao mà đáng quý, đáng trân trọng đến thế.

Báo hà nội mới có bao nhiêu loại hình

Những tờ báo Hà Nội mới được dán trên bảng tin mỗi ngày như một tia nắng sớm vẫn còn lưu giữ lại giọt sương mai trong trẻo, để những dòng chữ trên trang báo giấy mãi là sợi dây bền chặt kết nối lòng người, kết nối những nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong lòng Hà Nội.

Cảm nhận của tôi

Đi bộ xung quanh Hồ Gươm dừng chân trước cửa tòa soạn Báo Hà nội mới bạn sẽ phải ngỡ ngàng xúc động trước hình ảnh những cụ ông cụ bà tuổi đã ngoài bảy mươi, tám mươi vẫn giương kính, mắt nheo nheo soi từng chữ nhỏ xíu trên tờ báo giấy treo trên bảng tin đặt ngoài cổng. Với họ đọc báo giấy là một thói quen khó bỏ, đọc báo ở bảng tin lại là một thú vui bình dị gợi nhắc về những lề thói sinh hoạt công cộng ngoài phố khi xưa, cái thời mà bảng tin phường nào cũng dán đầy báo in trên bảng tin hàng ngày, cái thời mà văn hóa đọc nó được hình thành và phát triển một cách vô cùng tự nhiên khi dường như từ người dân lao động cho tới người tri thức cũng cảm thấy khát chữ, khát thông tin.

Báo hà nội mới có bao nhiêu loại hình

Nhìn lại chúng ta ngày nay thì sao? Cách mà chúng ta tiếp cận thông tin ngày nay quá nhanh, và ngược lại, thông tin đến nhiều đôi khi khiến chúng ta bội thực, hoang mang và trở nên dễ nghi kỵ hơn. Bạn chỉ cần môt chiếc điện thoại cài đặt 3G, wifi phủ sóng là có thể tìm kiếm bất kỳ một thông tin nào ngay cả lịch sử của tòa nhà này nhưng bạn sẽ không hiểu được cái thú vị của sự chờ đợi những dòng tin tức nóng hổi trên các trang báo mỗi sáng sớm.

Bạn sẽ không cảm nhận được niềm vui khi bên cạnh mình có nhiều người cùng đứng đọc báo và thi thoảng lại quay ra mỉm cười nhìn nhau bàn luận về sự kiện này sự kiện kia. Có nhiều người đã thành những đôi bạn tri kỷ nhờ những lần ra đứng đọc báo ở bảng tin thế này, có những niềm vui của tuổi già, của tuổi trẻ, của cả những em bé nhỏ tuổi, chưa biết chữ, đi cùng ông bà mà bạn sẽ cảm nhận được rất rõ khi đứng lại trước bảng tin công cộng này, và đó là điều bạn không bao giờ tìm thấy một cách trọn vẹn khi ôm chiếc điện thoại hay chiếc máy tính, ti vi.

Vẫn biết những độc giả đọc báo giấy, báo bảng tin còn lại thường là người cao tuổi, những người về hưu vẫn còn giữ lối sinh hoạt xưa cũ, những người lao động xung quanh khu vực Hồ Gươm nhưng thực sự, nhìn thái độ trân trọng những dòng chữ họ đang đọc mới nhận thấy họ chính là những người đang góp phần quan trọng trong việc giữ gìn văn hóa đọc của người Hà Nội. Không cần tới những khẩu hiệu hô hào hay phong trào rầm rộ để kêu gọi, cổ vũ văn hóa đọc nữa khi chúng ta biết sống chậm lại một chút, ngẫm lâu hơn một chút như khi đứng lại đọc một mẩu tin trên tờ báo giấy vậy.

Và liệu khi những lớp người cũ không còn thì những bảng tin, trạm thông tin công cộng như thế có trở thành dĩ vãng hay không? Như rất nhiều điều đã từng mất đi ở quanh khu vực Hồ Gươm này thì có thể, điều này cũng không phải ngoại lệ, nhưng hy vọng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm qua ở địa chỉ tòa soạn báo Hà Nội mới sẽ mãi được lưu giữ ở nơi Hồ gươm linh thiêng này.

Tòa soạn báo Hà Nội Mới là một công trình kinh điển về phong cách kiến trúc Pháp tại Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, một điểm hẹn đọc báo hữu ích gần gũi của bạn đọc thủ đô hơn một thế kỷ qua. Mong rằng những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ cùng các bạn từ địa chỉ tòa soạn báo Hà Nội mới về văn hóa đọc, về những con người, sự vật nơi đây sẽ lan tỏa tới nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, vốn đã quá quen với báo mạng và truyền hình công nghệ có thể hiểu và trân trọng những giá trị đẹp đẽ này trong lòng thủ đô.