Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

- Tiến hành thí nghiệm: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng

+ Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm

+ Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống thứ 2

+ Quan sát hiện tượng

Video hướng dẫn giải

Quảng cáo

Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

Lời giải chi tiết

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

- Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

- Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.

- PTHH:

2Al + 6HCl \( \to\) 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dung dịch HCl loãng

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

- Hiện tượng: Trên thanh Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu), dung dịch nhạt dần màu xanh (Cu2+ phản ứng và nồng độ dung dịch giảm)

- Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

- PTHH:

Fe + CuSO4 \( \to\) FeSO4 + Cu

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Hiện tượng:

+ Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau

+ Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1

- Giải thích: Zn + Cu2+ \( \to\) Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 tạo thành pin điện (ăn mòn điện hóa học)

- PTHH:

Zn + H2SO4 \( \to\) ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 \( \to\) ZnSO4 + Cu

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 6, với nội dung tài liệu gồm 6 bài tập trang 38, 39 SGK kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Hóa học. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 1 (trang 38 sgk Hóa 12 nâng cao): Chọn phát biểu đúng: Trong phân tử disaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit

  1. Được ghi theo chiều kim đồng hồ
  1. Được bắt đầu từ nhóm –CH2OH
  1. Được bắt đầu từ C liên kết với cầu O nối liền 2 gốc monosaccarit
  1. Được ghi như ở mỗi monosaccarit

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2 (trang 38 sgk Hóa 12 nâng cao): Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt là saccarozo, mantozo, etanol và fomadehit người ta có thể dùng một trong các hóa chất nào sau đây?

  1. Cu(OH)2/OH-
  1. AgNO3/NH3
  1. H2/Ni
  1. Vôi sữa

Lời giải:

Đáp án A

Bài 3 (trang 38 sgk Hóa học 12 nâng cao): a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?

  1. Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử

Lời giải:

  1. Công thức cấu tạo của saccarozo

Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O

  1. Công thức cấu tạo của mantozo

Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử

Bài 4 (trang 38 sgk Hóa 12 nâng cao): Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) giữa saccarozo với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường và đun nóng) với dung dịch AgNO3 trong amoniac (đun nhẹ) và với dung dịch H2SO4 (loãng đun nhẹ)

Cũng câu hỏi như vậy nhưng thay saccarozo bằng mantozo

Lời giải:

Phản ứng của saccarozo:

Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

Phản ứng của mantozo:

Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

Bài 5 (trang 39 sgk Hóa 12 nâng cao): Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học

  1. saccarozo, glucozo, glixerol
  1. saccarozo, mantozo và andehit
  1. saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic

Lời giải:

a.- Cho các chất thực hiện phản ứng tráng bạc nhận ra glucozo do tạo kết tủa Ag.

Báo cáo bài thực hành 6 hóa 12 nâng cao năm 2024

- Hai chất còn lại cho tác dụng với dung dịch sữa vôi, nếu phản ứng xảy ra tạo thành dung dịch đồng nhất thì đó là saccarozo, chất không phản ứng là glixerol.

  1. Cho Cu(OH)2 vào 3 dung dịch rồi đun nóng.

- Nhận ra saccarozo vì tạo ra dung dịch màu xanh lam

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

- Nhận ra mantozo do lúc đầu tạo dung dịch màu xanh lam, khi đun nóng xuất hiện kết tủa đỏ gạch

2C12H22O11 + Cu(OH)2 (to thường) → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

C11H21O10CH=O + 2Cu(OH)2 (to)→ C12H21O10-COOH + 2H2O + Cu2O (kết tủa)

- Nhận ra andehit axetic vì tạo kết tủa đỏ gạch

CH3CHO + 2Cu(OH)2 (to)→ CH3COOH + 2H2O + Cu2O (kết tủa)

  1. Phân biệt saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic

Cho 4 chất tác dụng với phức bạc amoniac. Chia 4 chất thành 2 nhóm

- Nhóm có phản ứng tráng bạc gồm mantozo và andehit axetic(nhóm 1)

C11H21O10CHO + 2[Ag(NH3)2]OH (to)→ C11H21O11-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH (to)→ CH3-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)

- Nhóm không có phản ứng tráng bạc gồm saccarozo và glixerol (nhóm 2)

Cho 2 chất thuộc nhóm 1 tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thương

- Nhận ra mantozo vì nhó hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam

2C12H22O11 + Cu(OH)2 (to thường) → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

- Andehit axetic không có phản ứng trên

Cho hai chất nhóm 2 tác dụng với sữa vôi, nếu tạo thành dung dịch trong suốt thì đó là saccarozo, do tạo thành saccarat canxi tan

- Glixerol không có phản ứng trên

Bài 6 (trang 39 sgk Hóa 12 nâng cao): Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa