Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

TPO - Ông Trần Trọng Đạo, 41 tuổi vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công nhận là Hiệu trưởng trường đại học (ĐH) Tôn Đức Thắng, nhiệm kỳ 2021- 2026.

Chiều 19/11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn và hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng về công tác cán bộ.

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

Tiến sĩ Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Trước đó, ngày 16/11, Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng đã bầu ông Trần Trọng Đạo giữ chức vụ Hiệu trưởng với 16/16 phiếu đồng ý, đạt tỷ lệ 100%.

Ông Đạo sinh năm 1981 tại Quảng Ngãi, là tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển. Trước khi được bầu và công nhận hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng, ông là Phó hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, quyền Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.

Được biết, từ tháng 8/2020, ông Đạo được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao quyền quản lý và điều hành ĐH Tôn Đức Thắng trong thời gian chờ Hội đồng trường kiện toàn ban giám hiệu.

Đến tháng 4/2021, ông Đạo được Tổng Liên đoàn Lao động TPHCM bổ nhiệm làm quyền hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

Toàn cảnh ĐH Tôn Đức Thắng

Cũng trong đợt này, Hội đồng trường công bố quyết định bổ nhiệm Phó hiệu trưởng đối với TS Võ Hoàng Duy - Trưởng phòng Sau đại học. Ông Duy sinh năm 1975, là tiến sĩ Cơ điện tử. Ông là Phó hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019.

MỚI - NÓNG

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

TPO - Việc ĐT Hàn Quốc thắng Bồ Đào Nha vào đêm qua đã để lại nhiều dư âm. Người hâm mộ xứ kim chi ngây ngất về chiến thắng của đội bóng châu Á, đồng thời cũng bị chú ý vì những hành xử của Ronaldo.

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

TPO - Một trong 4 nhóm vấn đề dự kiến xin ý kiến lựa chọn làm nội dung chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố Hà Nội là việc thực hiện kết luận sau giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND thành phố, của Thường trực HĐND thành phố và những cam kết, lời hứa của UBND thành phố và một số các cơ quan của thành phố.

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

TPO - MC Quyền Linh cho biết chương trình về trẻ tự kỷ là một trong những game show khó nhất trong sự nghiệp 20 năm của anh. Ngoài việc khó thuyết phục các bé, chương trình lại khó mang tính thương mại và cạnh tranh với show giải trí.

(HNMO) - Chiều 10-6, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã gặp gỡ các phóng viên, chính thức trả lời về các phát ngôn gần đây của Ban Giám hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh). Dự buổi gặp có Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải và các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Ngọ Duy Hiểu, Phan Văn Anh, Trần Văn Thuật.
 

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, Ban Giám hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có những phát ngôn không đúng bản chất và sự thật. Cụ thể, về vấn đề nhà trường nói Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam “buộc”, “đòi” nhà trường nộp 30% chênh lệch thu chi, Tổng Liên đoàn cho biết, theo Quy định 1684 năm 2006 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì “Đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định”. Trong văn bản góp ý của các ban thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối với quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường có tiếp tục nêu lại nội dung này. Tuy nhiên, căn cứ Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 29-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã quyết định không thu của trường. Việc nêu nội dung trên chỉ là kiến nghị của đoàn kiểm tra và ý kiến của các ban chuyên môn Tổng Liên đoàn, không phải là chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hằng năm, Tổng Liên đoàn cũng không giao cho trường dự toán phải nộp nghĩa vụ, và thực tế đến nay, hoàn toàn không thu của trường khoản tiền nào.

Về việc lãnh đạo nhà trường cho rằng Tổng Liên đoàn yêu cầu trường nộp 30% chênh lệch thu chi để xây dựng thiết chế công đoàn là hoàn toàn sai sự thật... 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, Hiệu trưởng nhà trường có dấu hiệu lạm quyền khi triệu tập và chủ trì họp Hội đồng trường bất thường mà không báo cáo, đề nghị với Chủ tịch Hội đồng trường là Tiến sĩ Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Vì lý do đi công tác nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng trường đã yêu cầu lùi thời gian tổ chức cuộc họp, tuy nhiên, Hiệu trưởng nhà trường vẫn chủ trì cuộc họp và ra các quyết nghị, trong khi quy định tại Điều lệ Trường đại học thì chỉ có Chủ tịch Hội đồng trường mới có quyền chủ tọa cuộc họp Hội đồng trường...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng khẳng định, Trường Đại học Tôn Đức Thắng có được hành trang như hôm nay chắc chắn có sự lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, hiệu quả và tôn trọng quyền tự chủ của cơ quan cấp trên là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT về hoạt động của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã cho thấy chiếc ghế hiệu trưởng của trường này khó có thể tìm được người vẹn cả đôi đường.

Có hai vấn đề quan trọng nhất để ổn định lại trường Đại học Tôn Đức Thắng là thành lập Hội đồng trường và kiện toàn Ban giám hiệu.

Cả hai nội dung này, nếu Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cơ quan chủ quản của trường) không cho phép vận dụng linh hoạt thì khó có thể đạt được như yêu cầu.

Ban giám hiệu đại học Tôn Đức Thắng

Báo cáo của Bộ GD&ĐT về hoạt động của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã cho thấy chiếc ghế hiệu trưởng của trường này khó có thể tìm được người vẹn cả đôi đường. Ảnh: ĐH Tôn Đức Thắng.

Theo báo cáo, dù Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019 đã kết thúc vào ngày 20/7/2019 (theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng), nhưng trường này vẫn không có hội đồng trường nhiệm kỳ mới.

Tổng liên đoàn đã 2 lần ra quyết định kéo dài thời gian nhiệm kỳ của hội đồng trường và ban giám hiệu. Đồng thời, tổng liên đoàn cũng yêu cầu trong thời gian tối đa 60 ngày làm việc kể từ khi Nghị định 99 của Chính phủ (về việc thực hiện luật Giáo dục đại học bổ sung, sửa đổi) có hiệu lực, trường ĐH Tôn Đức Thắng có trách nhiệm thực hiện quy trình, thủ tục thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ mới.

Tuy nhiên, ngay sau đó (31/12/2019), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM có quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy trường và cá nhân Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh.

Vì thế, đại diện tổng liên đoàn và tập thể lãnh đạo trường đã có một quyết định mà theo nhận định của Bộ GD&ĐT, là “không phù hợp”, đó là tạm dừng triển khai thành lập hội đồng trường cho đến khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM.

Vì thế, từ 15/2 (ngày Nghị định 99 có hiệu lực thi hành) cho đến nay, trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có hội đồng trường và từ tháng 8 (khoảng thời gian ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ công tác) cho đến nay, đã 5 tháng, trường này không có hiệu trưởng.

Điều này đã ảnh hưởng đến hàng nghìn sinh viên ra trường nhưng không được nhận bằng tốt nghiệp. Vì dù tổng liên đoàn giao cho TS Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019 quản lý, điều hành hoạt động trường nhưng theo quy định của Bộ GD&ĐT, ông Đạo không đủ tư cách pháp nhân để ký bằng tốt nghiệp. Không những thế, sắp tới, lại có đợt sinh viên tốt nghiệp tiếp theo.

Cán bộ chủ chốt của trường chưa đồng thuận

Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc điều hành trường ĐH Tôn Đức Thắng đang được giao cho một viên chức là Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019 nhưng hiện không có chức danh lãnh đạo, quản lý chính thức nên gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt của trường chưa đồng thuận việc quyết định hay không quyết định giao quyền hiệu trưởng cho một người trong thời gian chưa có HĐT.

Tại cuộc họp của đoàn công tác liên ngành do Bộ GD&ĐT chủ trì với tập thể lãnh đạo trường, một số ý kiến đề nghị trong thời gian chưa thành lập được hội đồng trường và thực hiện quy trình nhân sự hiệu trưởng theo quy định, có thể giao quyền hiệu trưởng để điều hành trường và đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.

Tuy nhiên, có 14/18 ý kiến không thống nhất việc thực hiện giao quyền hiệu trưởng ở thời điểm này.

“Việc lựa chọn một nhân sự đứng đầu bộ máy lãnh đạo, quản lý ngay trong thời gian tới sẽ rất khó khăn”, báo cáo của Bộ GD&ĐT viết.

Theo Bộ GD&ĐT, việc triển khai thành lập hội đồng trường và kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý của ĐH Tôn Đức Thắng hiện nay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hiện trường này chưa ban hành được quy chế mới về tổ chức và hoạt động để phù hợp với luật Giáo dục đại học sửa đổi.

Trong báo cáo, Bộ GD&ĐT cũng nhận định, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân ông Lê Vinh Danh là khá lớn.

Theo Bộ GD&ĐT, tập thể lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng phải khẩn trương thực hiện quy trình thành lập hội đồng trường, trong đó để khuyết một số vị trí thành viên đương nhiên.

Nếu chưa có nhân sự đáp ứng ngay tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh chủ tịch hội đồng trường thì chỉ thực hiện giới thiệu và bầu các thành viên hội đồng trường và đề nghị tổng liên đoàn công nhận hội đồng trường; chưa tiến hành thủ tục giới thiệu và bầu chủ tịch hội đồng trường.