Bài tập phép nhân số nguyên khác dấu năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu \("-"\) trước kết quả nhận được.

Lưu ý: Tích của một số nguyên với số 0 bằng 0.

Ví dụ: \(3.(-15)=-(3.15)=-45\); \(-113.0=0\)

2. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Nhân hai số nguyên khác dấu

Phương pháp:

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

Dạng 2: Bài toán đưa về thực hiện phép nhân hai số nguyên

Phương pháp:

Căn cứ vào đề bài, suy luận để dẫn đến việc thực hiện phép nhân hai số nguyên.

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong đẳng thức dạng A.B = 0

Phương pháp:

Sử dụng nhận xét:

Nếu A.B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0.

Loigiaihay.com

  • Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 88 SGK Toán 6 Tập 1 Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 88 Toán 6 Tập 1. Hoàn thành phép tính:
  • Trả lời câu hỏi 4 Bài 10 trang 89 SGK Toán 6 Tập 1 Trả lời câu hỏi 4 Bài 10 trang 89 Toán 6 Tập 1. Tính a) 5.(-14) b) (-25).2
  • Bài 73 trang 89 SGK Toán 6 tập 1 Giải bài 73 trang 89 SGK Toán 6 tập 1. Thực hiện phép tính:
  • Bài 74 trang 89 SGK Toán 6 tập 1 Giải bài 74 trang 89 SGK Toán 6 tập 1. Tính 125 . 4. Từ đó suy ra kết quả của: Bài 75 trang 89 SGK Toán 6 tập 1

Giải bài 75 trang 89 SGK Toán 6 tập 1. So sánh:a) (-67) . 8 với 0;b) 15 . (-3) với 15;c) (-7) . 2 với -7.

- Tích của hai số nguyên khác dấu bất kì khác 0 luôn mang dấu trừ. Hay nói cách khác, kết quả của phép nhân hai số nguyên khác dấu khác 0 luôn nhỏ hơn 0.

- Tích của một số nguyên a bất kì với 0 đều có kết quả là 0, tức là: a . 0 = 0

2. Một số dạng toán vận dụng nhân hai số nguyên khác dấu thường gặp

2.1. Nhân hai số nguyên khác dấu

*Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:

  1. 12 . (-15)
  1. (-167) . 34
  1. 395 . (-121)
  1. 434.(-12)
  1. (-170).92

ĐÁP ÁN

  1. 12 . (-15) = - (12.15) = -180
  1. (-167).34 = - (167.34) = -5 678
  1. 395.(-121) = - (395.121) = -47 795
  1. 434.(-12) = - (434.12) = -5208
  1. (-170).92 = -(170.92) = -15640

Bài 2: Tính tích 178.12. Từ đó suy ra các tích sau:

  1. (-178).12
  1. 178.(-12)

ĐÁP ÁN

Ta có: 178.12 = 2136

Từ đó suy ra:

  1. (-178).12 = -2136
  1. 178.(-12) = -2136

2.2. Bài toán đưa về thực hiện phép nhân hai số nguyên khác dấu

*Phương pháp giải:

Căn cứ vào đề bài, phân tích, suy luận để dẫn đến việc thực hiện phép nhân hai số nguyên khác dấu.

Bài tập áp dụng

Bài 1: Tính một cách hợp lý nhất:

  1. (29 - 9).(-9) + (-13 - 7).21
  1. 27.(-13) + 13.(-38) + (-13).35
  1. (-3).(34 -4) + (3 - 37).27

ĐÁP ÁN

  1. (29 - 9).(-9) + (-13 - 7).21

\= 20.(-9) + [-(13+7).21]

\= 20.(-9) + (-20).21

\= (-20).9 + (-20).21

\= - 20.(9 +21)

\= - 20.30

\= - 600

  1. 27.(-13) + 13.(-38) + (-13).35

\= 27.(-13) + (-13).38 + (-13).35

\= -13.(27 + 38 + 35)

\= -13. 100

\= -1300

  1. (-3).(34 -4) + (3 - 37).27

\= (-3).30 + (-30).27

\= 3.(-30) + (-30).27

\= (-30).(3 + 27)

\= (-30). 30

\= -900

Bài 2: Điền các số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

a-486-120-85129-1780b27-3023-9132-92a.bĐÁP ÁN

- Với a = -4, b = 27, ta có: a.b = (-4).27 = - (4.27) = - 108

- Với a = 86, b = -3, ta có: a.b = 86.(-3) = - (86.3) = - 258

- Với a = -120, b = 0, ta có: a.b = (-120).0 = 0

- Với a = -85, b = 23, ta có: a.b = (-85).23 = - (85.23) = - 1955

- Với a = 129, b = -91, ta có: a.b = 129.(-91) = - (129.91) = - 11739

- Với a = -178, b = 32, ta có: a.b = (-178).32 = - (178.32) = - 5696

- Với a = 0, b = -92, ta có: a.b = 0.(-92) = 0

Khi đó, ta có bảng sau:

a-486-120-85129-1780b27-3023-9132-92a.b-108-2580-1955-11739-56960

Bài 3: Một xí nghiệp may chuyển đổi may mẫu quần áo kiểu mới. Biết rằng số vải để may mỗi bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x (m) so với mẫu cũ. Hỏi trong mỗi trường hợp sau, số vải dùng để may 590 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm bao nhiêu mét?

  1. x = -29
  1. x= -45

ĐÁP ÁN

Để may mỗi bộ quần áo kiểu mới, số vải cần dùng tăng thêm x (m). Do đó để may 590 bộ, số vải cần dùng tăng thêm 590.x (m).

  1. Khi x = -29 (m), số vải tăng thêm là: 590.(-29) = -17110 (m), nghĩa là số vải cần dùng ít hơn 17110 (m) so với may theo kiểu cũ.
  1. Khi x = -45 (m), số vải tăng thêm là: 590.(-45) = -26550 (m), nghĩa là số vải cần dùng ít hơn 26550 (m) so với may theo kiểu cũ.

Vậy: - Với x = -29 , số vải cần dùng ít hơn 17110 (m) so với may kiểu cũ.

- Với x = -45, số vải cần dùng ít hơn 26550 (m) so với may kiểu cũ.

Bài 4: Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu tích a.b là một số nguyên âm.

ĐÁP ÁN

Ta có a.b là một số nguyên âm nên a và b khác dấu. Mà a là số nguyên dương nên b là số nguyên âm.

Bài 5: Tìm số nguyên x, sao cho:

  1. x.(x + 2) < 0
  1. (x - 4).(x - 10) < 0
  1. x.(x - 3) < 0
  1. (x2 - 1).(x2 - 4) < 0

ĐÁP ÁN

  1. Vì x.(x +2) < 0 nên x và x +2 là hai số nguyên khác dấu.

Nên để x.(x + 2) < 0 ta xét 2 trường hợp sau:

- TH1: (Vô lí)

- TH2:

Vậy

  1. Vì (x - 4).(x -10) < 0 nên x - 4 và x - 10 là hai số nguyên khác dấu.

Nên để (x - 4).(x - 10) < 0 ta xét 2 trường hợp sau:

- TH1: (Vô lý)

- TH2:

Vậy:

  1. Vì x.(x - 3) < 0 nên x và x - 3 là hai số nguyên khác dấu.

Nên để x.(x - 3) < 0 ta xét 2 trường hợp sau:

- TH1: (vô lý) - TH2:

Vậy :

  1. Vì (x2 - 1).(x2 - 4) < 0 nên (x2 - 1) và (x2 - 4) là hai số khác dấu.

Nên để (x2 - 1).(x2 - 4) < 0 ta xét 2 trường hợp sau:

- TH1: (Vô lý)

- TH2:

⇔ Không có x nào thỏa mãn (Vì x là số nguyên)

Vậy không có số nguyên x nào thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 6: Không làm phép tính, hãy so sánh:

  1. (-21).34 với 0
  1. 45.(-7) với 23

ĐÁP ÁN

  1. Vì (-21).34 là số nguyên âm nên (-21).34 < 0.
  1. Vì 45.(-7) là số nguyên âm nên 45.(-7) < 23

Bài viết này đã tổng hợp các kiến thức về quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và các dạng toán cơ bản áp dụng phép nhân hai số nguyên khác dấu. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho các bạn học sinh hiểu rõ hơn về quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và áp dụng các kiến thức ấy vào việc giải các bài tập ở trên lớp cũng như ở nhà.

Chủ đề