Bài tập nguyên phân lớp 10 bài 18 năm 2024

Câu 7: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật

  • A. Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào
  • B. Màng nhân xuất hiện bao lấy NST
  • C. NST nhả xoắn cực đại
  • D. Thoi tơ vô sắc biến mất

Câu 8: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?

  • A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
  • B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
  • C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
  • D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản

Câu 9: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
  • B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
  • C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
  • D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau

Câu 10: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì:

  • A. kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
  • B. nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
  • C. Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
  • D. nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào

Câu 11: Cho các dữ kiện sau:

  1. Các NST kép dần co xoắn
  2. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
  3. Màng nhân và nhân con xuất hiện
  4. Thoi phân bào dần xuất hiện
  5. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
  6. Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
  7. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
  8. NST dãn xoắn dần

Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là

  • A. (1), (2), (7)
  • B. (1), (2), (4)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (2), (4), (8)

Câu 12: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do:

  • A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
  • B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
  • C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
  • D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào

Câu 13: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?

  • A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối
  • B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
  • C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa
  • D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

Câu 14: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?

  • A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
  • B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì giống nòi
  • C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
  • D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản

Câu 15: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?

  • A. Thuận lợi cho sự phân li
  • B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST
  • C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST
  • D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn

Câu 16: Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào sau đây?

  • A. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn
  • B. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân
  • C. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ
  • D. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần

Câu 17: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?

  • A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
  • B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
  • C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
  • D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới

Câu 18: Quá trình nguyên phân của một hợp tử ở đậu Hà lan đã tạo nên 8 tế bào con. Số NST trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân cuối trong quá trình trên là:

- Xem lại chu kì tế bào, nắm được những giai đoạn của chu kì tế bào, ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Hướng dẫn giải

- Chu kì tế bào và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào: Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.

- Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào như con người, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể. Vì vậy, sự phân chia tế bào cũng phải được điều hòa một cách chặt chẽ nếu không sẽ gay ra những hậu quả khôn lường.

2. Giải bài 2 trang 75 SGK Sinh học 10

- Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Phương pháp giải

- Xem lại chu kì tế bào, giải thích tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau. Ở kì sau, các NST tách nhau ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào.

Hướng dẫn giải

- Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để tránh sự cồng kềnh khó di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong, NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phiên mã.

3. Giải bài 3 trang 75 SGK Sinh học 10

- Điều gì xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, các thoi vô sắc bị phá hủy?

Phương pháp giải

- Trong quá trình nguyên phân bình thường, các NST sau khi nhân đôi vẫn dính nhau ở tâm động rồi xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo sau đó di chuyển về 2 cực của tế bào.

Hướng dẫn giải

- Trong phân bào, các NST trượt trên thoi vô sắc (thoi phân bào) về 2 cực của tế bào. Nếu thoi vô sắc bị phá hủy thì các NST này sẽ không tiến về 2 cực trong khi bộ NST đã nhân đôi, các bào quan và tế bào chất đều nhân lên gấp 2 về số lượng. Tế bào này tạo ra một tế bào bị đột biến tạo thành thể tứ bội (từ 2n → 4n) tế bào trong trường hợp này sẽ to hơn so với tế bào bình thường và một tế bào không chứa NST nào.