Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Hóa học theo đánh giá của đại đa số học sinh là môn học khó, khô khan. Vì vậy mà việc giải bài tập hóa là điều không hề dễ dàng chút nào. Ngay từ những điều cơ bản nhất về bảng tuần hoàn cũng có rất nhiều các dạng bài tập liên quan. Trong bài viết này, Admin sẽ tổng hợp đầy đủ các dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học, có kèm theo cách giải để giúp các em nắm được kỹ năng giải bài tập để học hóa tốt hơn.

Theo kinh nghiệm học tập được các bạn học sinh giỏi hóa, chuyên hóa chia sẻ với Admin. Admin min nhận thấy việc biết và nắm rõ cách giải của các dạng bài tập về bảng tuần hoàn sẽ giúp các em làm bài tập trắc nghiệm liên quan lấy được điểm tuyệt đối từ giáo viên.

Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Cần nắm rõ về các dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học

Không những vậy, việc nắm rõ các dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học cũng là cách để các em có thể phân biết cách giải các bài. Từ đó đảm bảo giảm tỷ lệ giải sai, đưa ra đáp án không chuẩn. Đồng thời giúp các em thực sự hiểu sâu về vấn đề để cải thiện kết quả học hóa của bản thân được tốt nhất.

Có nhiều dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học. Admin đã tổng hợp 7 dạng từ cơ bản đến nâng cao có kèm theo cách giải giúp các em dễ dàng tìm được đáp án đúng khi gặp bài tương tự. Chi tiết như sau:

Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Tổng hợp các dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học và cách giải

Dạng 1: Cho cấu hình electron của nguyên tử, xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hóa học hoặc ngược lại

Với dạng bài tập này, giáo viên thường đưa ra một cấu hình electron cụ thể với số e của từng lớp nguyên tử. Để có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó là gì trong bảng tuần hoàn hóa học, các em cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Đầu tiên các em cần xét nguyên X cần tìm được đề bài cho.
  2. Sau đó, các em đếm số lượng e trong các lớp nguyên tử, đó chính là Zx = số thứ tự của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn hóa học.
  3. Tiếp đó, các em xét xem số lớp e của nguyên tố X có bao nhiêu lớp, thì đó chính là số chu kỳ của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  4. Tiếp tục các em sẽ nhìn vào số e hóa trị để tìm được ra số thứ tự nhóm của nguyên tố X.
  5. Để xác định được nguyên tố X thuộc nhóm A hay B trên bảng tuần hoàn hóa học như sau:
  6. Nguyên tố có lớp e ngoài cùng dạng nsanpb thì các em lấy a + b sẽ ra số nhóm A.
  7. Còn nếu lớp e ngoài cùng có dạng (n - 1)dxnsy với x có giá trị từ 1 đến 10 và y từ 1 đến 2 thì nguyên tố thuộc nhóm B. Trong đó, nếu x + y nhỏ hơn 8 thì đó chính là số nhóm của nguyên tố, nhưng nếu giá trị từ 8 đến 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB, nếu giá trị lớn hơn 10 thì các bạn lấy giá trị trừ đi 10 là ra số nhóm của nguyên tố X thuộc nhóm B.
  8. Cuối cùng các em tìm được nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nhờ các dữ liệu được phân tích chi tiết ở trên.

Dạng 2: Từ đặc điểm vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, xác định tên nguyên tố hóa học

Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Dạng 2: Từ đặc điểm vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, xác định tên nguyên tố hóa học

Giáo viên thường cho các em biết về vị trí nhóm, chu kỳ của nguyên tố, và yêu cầu các em xác định tên của nguyên tố đó. Với dạng bài tập này, các giải vô cùng đơn giản, các em chỉ cần áp dụng phương pháp mà Admin chia sẻ như sau:

  • Các em xác định nhóm của nguyên tố X được đề cập là thuộc nhóm A hay B.
  • Tiếp tục các em xác định xem nguyên tố X thuộc chu kỳ mấy theo đề bài.
  • Cuối cùng các em áp dữ kiện trên lên bảng tuần hoàn có thể xác định ngay nguyên tố hóa học cần tìm.

Đây là một dạng bài tập cực kỳ đơn giản và cơ bản, nó còn dễ hơn rất nhiều so với dạng bài tập đầu tiên. Tuy nhiên, các em cần có bảng tuần hoàn thì mới có thể giải được bài tập này.

Dạng 3: Xác định nguyên tố hóa học liên tục thuộc 2 nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học

Một trong các dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học được nhiều giáo viên đưa ra chính là yêu cầu các em xác định nguyên tố thuộc 2 nhóm liên tục trong bảng tuần hoàn. Muốn giải bài tập này, các em tiến hành theo phương pháp sau:

  • Các em cần lấu số hiệu nguyên tử của A - B, nếu nó nằm trong khoảng lớn hơn 4 và nhỏ hơn 32 thì nguyên tố A và nguyên tố B sẽ thuộc chu kỳ nhỏ, tức ZA - ZB = 8.
  • Khi số hiệu nguyên tử của A - B lớn hơn 32 thì lúc này các em cần phải xét đến 3 trường hợp là:
  • Nguyên tố A là H
  • Nguyên tố A và B cách nhau 8 đơn vị
  • Nguyên tố A và B cách nhau 18 đơn vị
  • Nhưng theo đề bài thì 2 nguyên tố hóa học A và B thuộc cùng 1 nhóm nên chúng có tính chất tương tự nhau. Khi các em giải các bài toán liên quan đến hỗn hợp phản ứng hóa học, các em thay hỗn hợp bằng các công thức chung. Khi đó các em có thể tìm M trung bình. Từ đó, các em có thể tìm ra được 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ có cùng nhóm sao cho:

MA < M− < MB (MA < MB)

Dạng 4: Xác định nguyên tố hóa học khi cho dữ liệu về nguyên tử khối

Với dạng bài tập này, giáo viên thường cho các bài tập về phản ứng hóa học. Sau đó yêu cầu các em tìm ra nguyên tố M nào đó đã tham gia phản ứng. Cách giải bài tập này là các em cần dựa vào thành phần % của nguyên tố M trong hợp chất, sau đó dựa vào nguyên tố hóa học để tìm ra nguyên tử khối của nguyên tố M. Khi đó các em sẽ dễ dàng xác định M là nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn hóa học.

Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Dạng 4: Xác định nguyên tố hóa học khi cho dữ liệu về nguyên tử khối

Dạng 5: Xác định 2 nguyên tố hóa học liên tiếp thuộc 2 nhóm A liên tiếp

Muốn giải bài tập dạng này, các em cần áp dụng phương pháp giải như sau:

  • Giả sử 2 nguyên tố các em cần tìm là ZA và ZB với ZA < ZB
  • Khi đó có thể xảy ra 2 trường hợp là:
  • Hai nguyên tố cùng thuộc 1 chu kỳ thì ZB = ZA + 1

Hai nguyên tố khác chu kỳ: Trung bình Z = Z/2 → ZA < Z trung bình < ZB với điều kiện này, khả năng xảy ra đối với các nguyên tố A hoặc B đồng thời kết hợp với giả thiết đề bài đưa ra. Khi đó các em sẽ tìm được kết quả để xác định nguyên tố chính xác trong bảng tuần hoàn.

Dạng 6: Xác định tên nguyên tố hóa học khi biết thành phần nguyên tố trong hợp chất

Một dạng bài khá hay liên quan đến bảng tuần hoàn hóa học chính là các định nguyên tố khi biết thành phần trong hợp chất bất kỳ. Phương pháp giải bài tập này như sau:

  • Các em cần xác định hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố chính là số thứ tự của nguyên tố đó trong nhóm A.
  • Các em cũng có thể sử dụng hóa trị với H (nếu có) bằng 8 xong trừ đó số hóa trị cao nhất của oxi.
  • Tiếp đó các em cần tính % khối lượng của nguyên tố A trong hợp chất AxBy là:

%A = MA*100/M

  • Từ đó các em có thể xác định nguyên tố nào cần tìm được M để tìm ra nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.

Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Dạng 6: Xác định tên nguyên tố hóa học khi biết thành phần nguyên tố trong hợp chất

Dạng 7: Bài tập liên quan đến sự biến thiên của các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Thường dạng bài liên quan đến sự biến thiên sẽ được triển khai cho các kiểu bài trắc nghiệm. Để giải dạng bài tập này, các em sẽ cần nắm rõ về quy luật liên quan đến chu kỳ hoặc nhóm trong bảng tuần hoàn. Cụ thể như sau:

  • Trong chu kỳ, tính kim loại giảm dần thì tính phi kim tăng dần, tính bazo giảm ngược lại tính axit tăng. Sự biến thiên này thay đổi theo chiều của điện tích hạt nhất từ là Z tăng theo chiều từ trái sang phải.
  • Trong nhóm, tính kim loại tăng thì tính phi kim giảm dần. Bên cạnh đó, tính bazo tăng dần thì tính axit lại giảm dần theo chiều Z tăng dần từ trên xuống dưới.

Các em gặp bài tập khó liên quan đến bảng tuần hoàn hóa học hoặc bất kỳ bài tập hóa học nào không thể giải? Vậy hãy nhờ sự trợ giúp từ FQA để mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Các em đăng ký tài khoản để đăng nhập vào FQA. Sau đó các em có thể nhờ ChatGPT - Timi để hỗ trợ giải đáp các câu hỏi. Hoặc các em có thể gửi câu hỏi lên cộng đồng để nhờ mọi người giúp đỡ.

Bai tâp hóa học vê bang tuan hoan năm 2024

Giải các dạng bài tập về bảng toàn hoàn hóa học dễ dàng hơn nhờ FQA

Với cộng đồng hàng triệu học sinh trong khối K12, các câu hỏi được các em gửi lên sẽ nhanh chóng có đáp án. Chưa đến 9 phút, từ các bài hóa đơn giản, cho đến các bài tập hóa khó khăn sẽ được giải quyết. Tham khảo các giải, cùng học sinh khác trao đổi, thảo luận để hiểu hơn về vấn đề sẽ giúp các em hiểu bản chất để giải bài tập tương tự trong những lần sau dễ dàng hơn.

Không dừng lại ở đó, các em còn có thể tận dụng thêm cẩm nang học tập hoặc giải bài tập SGK, bảng tuần hoàn hóa học online. Từ đó các em có thể phát triển hơn nữa kiến thức của bản thân, biết các kinh nghiệm học tập và làm bài thi hóa hiệu quả. Từ đó các em áp dụng cho chính bản thân mình để tăng điểm số, cải thiện kết quả học tập với môn hóa của bản thân.

Trên đây là tất cả các dạng bài tập về bảng tuần hoàn hóa học có hướng dẫn chi tiết về cách giải để các em tham khảo. Hy vọng nó không chỉ bổ ích mà còn giúp các em giải quyết bài tập dễ dàng hơn. Đừng quên tham gia FQA để tận dụng các tính năng trên nền tảng này để cải thiện hiệu quả học tập của các em nhé!