Thu nhập trung bình ở hà nội năm 2024

(ĐCSVN) - Dự kiến đến năm 2025, chỉ tiêu thu nhập bình quân của người DTTS chỉ đạt 83% theo Nghị quyết của Quốc hội và đạt khoảng 96% theo kế hoạch của Thành phố Hà Nội.

Nghị quyết số 88/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số (DTTS) tăng trên 2 lần so với năm 2020; Đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng ½ thu nhập bình quân chung của cả nước.

Tại Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi Thủ đô, theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 20%/năm; đến năm 2030, mức sống và thu nhập cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành của Thành phố Hà Nội.

Sau 3 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022, thu nhập bình quân của người DTTS của Thành phố Hà Nội đạt 60,74 triệu đồng/người/năm. Dự kiến năm 2023, đạt 66,1 triệu đồng/người/năm; năm 2024, đạt 72,5 triệu đồng/người/năm; năm 2025, đạt khoảng 78,3 triệu đồng/người/năm (Năm 2020, thu nhập bình quân của người DTTS là 40 triệu/người/năm).

UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, như vậy, đến năm 2025, chỉ tiêu thu nhập bình quân của người DTTS chỉ đạt 83% theo Nghị quyết của Quốc hội và đạt khoảng 96% theo kế hoạch của Thành phố.

Mặc dù các huyện vùng đồng bào DTTS, miền núi đã được Thành phố Hà Nội quan tâm dành nguồn lực đầu tư, song với đặc thù là xa trung tâm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nên tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân và đồng bào DTTS hàng năm còn chậm. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thành phố Hà Nội khó đạt được theo kế hoạch./.

Theo ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 54-NQ/TW), kinh tế Thủ đô duy trì phát triển và đạt mức tăng trưởng khá.

Giai đoạn 2011-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,83%/năm (gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước). Quy mô GRDP năm 2021 theo giá hiện hành đạt 1,067 triệu tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 2008, chiếm 65,4% quy mô GRDP vùng đồng bằng sông Hồng và 17,7% giá trị tổng sản phẩm (GDP) bình quân cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ mức 120,3 triệu đồng/người năm 2019 lên 128,2 triệu đồng/người năm 2021 (gấp 1,4 lần so với bình quân cả nước và 1,2 lần so với bình quân vùng). Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của Hà Nội giảm còn 0,16%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 106,0% dự toán và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 12,2%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố năm 2021 đạt 411.261 tỷ đồng (bằng 40,8% so với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội vùng, bằng 13,8% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội cả nước).

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút mới khoảng 4.500 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 32,7 tỷ USD. Hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 326.000 đơn vị.

Về phát triển văn hóa - xã hội, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.../.

Cần sớm có Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, để tiếp tục phát huy hiệu quả tinh thần của Nghị quyết số 54-NQ/TW, cần sớm hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phê duyệt quy hoạch vùng sẽ làm cơ sở để các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương xây dựng thể chế liên kết vùng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21-4-2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

Tháng 5/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết 15 về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/8/2008.

Theo Nghị quyết, thủ đô bao gồm: Hà Nội, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Sau sáp nhập, Hà Nội có diện tích rộng hơn 3.300 km2 và nằm trong số 17 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, Thành ủy Hà Nội cho biết, thời điểm hợp nhất (tháng 8/2008) với dân số 6,2 triệu người, qua 15 năm phát triển, đến nay dân số của Hà Nội khoảng 8,6 triệu người (gấp 1,37 lần so với thời điểm sáp nhập).

Sau sáp nhập, an sinh xã hội được đảm bảo, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội được nâng cao. Thành phố triển khai 4 dự án nước sạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và mở rộng. Từ năm 2008, không còn xã, thông trong diện đặc biệt khó khăn.

Thu nhập trung bình ở hà nội năm 2024
Người dân huyện Mê Linh nhận tiền bồi thường đường Vành đai 4. (Ảnh: Quang Phong)

Đời sống nhân dân ở các khu vực của Hà Nội đã cải thiện một bước đáng kể. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố đạt 141,8 triệu đồng, tương đương với 5.991 USD (tỷ giá hiện tại), gấp hơn 3,5 lần năm 2008 (1.697 USD).

Đầu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn TP Hà Nội còn đến 8,43%. Đến đầu năm 2023, Hà Nội chỉ còn 2.134 hộ nghèo, chiếm 0,095% tổng dân số; đặc biệt, 16 quận, huyện đã không còn hộ nghèo.

Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 92,5%.

Hà Nội nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Giáo dục đại học, nghề nghiệp có đóng góp quan trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao.

Định hướng thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục đại trà; nâng cao dân trí, chú trọng giáo dục chất lượng, nhân cách, văn hóa, lịch sử đi đôi với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy đổi mới, sáng tạo cho người học, xây dựng thế hệ trẻ sáng tạo.

TP Hà Nội đặt mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng chiến lược và có kế hoạch cụ thể trọng dụng nhân tài. Phấn đấu hoàn thành 100% trường học đạt chuẩn quốc gia trước năm 2030.

Hà Nội định hướng xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, đến năm 2030 ngang bằng và có khả năng cạnh tranh với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước phát triển trên thế giới.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng định hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thuộc diện hưởng thụ chính sách. Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Thu nhập trung bình ở hà nội năm 2024

15 năm sáp nhập, diện mạo Hà Nội thay đổi thế nào?

15 năm điều chỉnh địa giới hành chính, dân số Hà Nội tăng từ 6,2 triệu lên 8,6 triệu người (gấp 1,37 lần). Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao (gần 6,7%/năm), an sinh xã hội được đảm bảo và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Thu nhập trung bình ở hà nội năm 2024

Hà Nội sáp nhập lại 1 quận và 176 xã

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong giai đoạn 2023-2030, TP Hà Nội có 1 quận và 176 xã, phường thuộc diện sắp xếp lại.