Bạch đầu ông tên khoa học là gì năm 2024

Theo Đông y, bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần. Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng trị sổ mũi, sốt, ho (lá); lỵ,tiêu chảy, đau dạ dày (rễ); viêm gan (hoàng đản cấp tính); suy nhược thần kinh; mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn...

Một số bài thuốc kinh nghiệm từ bạch đầu ông:

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Bạch đầu ông, chua me đất, hy thiêm (mỗi vị 15g), đun sôi lấy nước uống. Có thể dùng liên tục trong nhiều ngày.

Chữa sổ mũi, sốt, ho: Bạch đầu ông, ngũ trảo, rễ bồ hòn, lá gừa (sanh) mỗi vị 15g nấu nước uống. Dùng 3 - 5 ngày.

Trị chứng suy nhược thần kinh: Bạch đầu ông, hy thiêm (mỗi vị 15g), chua me đất, rau bợ (mỗi vị 12g), sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.

Trị rong huyết, rong kinh: Bạch đầu ông, bạc thau, lá ngải cứu, mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống. Uống trước khi có kinh, 10 ngày là một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da cấp tính: Bạch đầu ông, diệp hạ châu (chó đẻ), cỏ mực (mỗi thứ 30g dược liệu khô), sắc uống. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 5 ngày sau đó lại dùng tiếp liệu trình mới.

Trị lỵ kèm sưng họng: Bạch đầu ông, hoàng liên mỗi thứ 30g, mộc hương 15g, sắc với 5 bát nước còn 1 bát rưỡi, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

Trị các loại trĩ ra máu: Bạch đầu ông 20g, hoàng liên 6g, hoàng bá, tần bì mỗi thứ 12g, sắc uống (Bạch Đầu Ông Thang Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc: Bạch đầu ông 160g, băng phiến 2g, tán bột. Nấu bạch đầu ông với nước cho thành cao (bỏ bã), khi được cao trộn băng phiến vào khuấy đều trị lở ngứa trên đầu, khi dùng cạo tóc ở vùng bị lở ngứa rồi dán cao vào (Bạch Đầu Ông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị âm đạo viêm, ngứa: Bạch đầu ông, khổ sâm mỗi thứ 20g, nấu nước rửa âm đạo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bạch đầu ông còn có tên gọi khác là bạc đầu nâu, bạch đầu thảo, phấn nhũ thảo, phấn thảo, chú chi hoa, lão ông tu… thuộc họ Cúc. Cây mọc hoang khắp nơi, là loài thân thảo cao 20-100cm. Lá có phiến bìa nguyên hay có răng, gân phụ 3 - 4 cặp; cuống dài 1cm. Lá hoa có lông năm tiết, hoa toàn hình ống. Bế quả có lông màu trắng, lông vòng ngoài ngắn, lông trong dài cỡ 5mm. Mùa ra hoa tháng 11 đến tháng 6.

Cây bạch đầu ông cũng được chỉ định dùng để điều trị tình trạng đau đầu do căng thẳng, mất ngủ, chứng tăng động, mụn ngọt, hen suyễn và những bệnh về phổi

Mô tả đặc điểm cây thuốc

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết Bạch đầu ông có tên khoa học Vernonia cinerea (L.) Less, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Nó là cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 30 – 80cm. Thân cây thẳng đứng, có khía, màu xanh lục, lông tơ mềm trắng bao quanh. Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ màu trắng.

Lá mọc so le, có nhiều hình dạng: hình dài, hình mũi mác, hình quả trám. Kích thước cuống lá dài hơn ngọn lá. Phiến lá nhọn ở 2 đầu, mép lá có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vảy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vảy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, màu tím. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3 – 5. ra quả vào tháng 5 – 6.

Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng.

Phân bố

Bạch đầu ông phân bố nhiều ở các nước châu Phi, châu Đại Dương và khu vực Đông Á. Nói chung chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở nước ta, cây mọc hoang khắp các nơi đường đi, bãi cát, bờ ruộng, những nơi có đất ẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Toàn cây Bạch đầu ông đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng hoa, lá tốt nhất là hái vào mùa hè. Rễ cây lấy lúc cây đã trưởng thành.

Tùy mục đích sử dụng mà các bộ phận khi lấy về có thể đem rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua để dùng dần.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại thuốc.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu

Người ta thấy trong Bạch đầu ông chứa:

15 nguyên tố hóa học: Fe, Mg, Al, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Cu, Pb, Cd, Zn, Zr, Na

Các ion: K+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, Cl–, SO42-

Trong lá và thân Bạch đầu ông chứa: sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin và glycosid.

Ngoài ra trong Bạch đầu ông còn chứa Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (theo “Trung Dược Đại Từ Điển”)

Một số công trình nghiên cứu Bệnh Học trong việc ứng dụng Bạch đầu ông cho thấy:

Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn: nước sắc có tác dụng với Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa, và có tác dụng ức chế mạnh với Shigella Dysenteriae.

Điều trị lỵ amip: công trình nghiên cứu trên 23 bệnh nhân bị lỵ amip đều khỏi. Nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1 – 4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

Công dụng của dược liệu

Bạch đầu ông vị đắng, tính hàn. Chủ trị:

Chữa lỵ nhiệt, lỵ mót nhưng không rặn ra được

Chữa chứng lỵ đỏ ra máu

Trị tràng phong hạ huyết (phong tà nhiễm đại tràng, đi ra máu tươi)

Dùng đắp trĩ ngoại bị sưng đau

Trị chảy máu cam

Môt số bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa nhiệt lỵ

Bạch đầu ông (rễ), Hoàng liên, Hoàng bá, Trần bì. Sắc nước uống ấm. (theo bài “Bạch đầu ông thang”)

Bài thuốc chữa người bị trĩ ngoại sưng đau

Dùng cả gốc rễ Bạch đầu ông rửa sạch để sống, giã nát đắp vào vết trĩ, nó có thể trục huyết làm cho khỏi đau. (theo “Vệ sinh phương”)

Chủ đề