Ăn tỏi tươi có tốt không

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác hại của việc ăn tỏi nhiều, theo trang Heathline.

Tăng nguy cơ chảy máu

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của việc ăn quá nhiều tỏi là tăng nguy cơ chảy máu, nhất là khi bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc đang phẫu thuật. Nguyên do là tỏi có đặc tính chống hình thành cục máu đông. Nếu thường xuyên ăn khoảng 12 gram tỏi (khoảng 4 tép) mỗi ngày trước khi phẫu thuật thì nguy cơ bị chảy máu rất cao. Vì vậy, nếu đang ở trong 2 trường hợp trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Hơi thở nặng mùi

Tỏi chứa nhiều hợp chất sunfua, tuy chất này có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại gây hôi miệng, đặc biệt là với tỏi sống. Tỏi nấu chín thì hàm lượng các hợp chất sunfua này đã giảm đáng kể.

Các vấn đề về tiêu hóa

Giống như hành tây và măng tây, tỏi chứa nhiều fructan - một loại carb có thể gây đầy hơi và đau dạ dày. Khi những người không dung nạp được fructan ăn thực phẩm có hàm lượng fructan cao thì chất này sẽ không được ruột non hấp thụ hoàn toàn. Thay vào đó, nó đi vào ruột kết và được lên men trong đó, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

\n

Ợ nóng

Theo trang Heathline, nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hãy ăn ít tỏi lại. Tỏi có thể làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới (LES), ngăn chặn a xít xâm nhập khu vực này. Điều này có thể kích hoạt trào ngược a xít, gây ợ chua và buồn nôn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng ăn nhiều tỏi không gây ra các triệu chứng trên thì không cần phải hạn chế ăn.

Vậy nên ăn bao nhiêu là đủ?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 1- 2 tép tỏi (tương đương 3 - 6 gram) mỗi ngày có thể có lợi cho sức khỏe. Tỏi có giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên ăn mức độ vừa phải và nấu chín tỏi để ngăn ngừa một số tác dụng phụ.

Tỏi có thể dùng làm gia vị nấu ăn hoặc ăn sống hay ngâm giấm. Những ai đã biết ăn tỏi sống có tác dụng gì đều muốn ăn nó mỗi ngày. Nhưng ăn tỏi nhiều có tốt không? Ăn tỏi như thế nào tốt nhất cho sức khỏe. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác dụng và cách dùng tỏi trong bài viết này bạn nhé!

Trong tỏi có thành phần dinh dưỡng gì?

Trong thành phần dinh dưỡng của tỏi có nhiều vitamin và khoáng chất từ protein, carbohydrates, calo, các vitamin nhóm B, sắt, kali, mangan, magie, photpho,... Tuy nhiên thành phần chính làm nên công dụng của tỏi chính là hai hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides, germanium và selen. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn trong nhân sâm hay trà xanh.

Những tác dụng của tỏi với sức khỏe đến từ hoạt chất allicin. Chất này không tự nhiên có trong tỏi tươi mà chỉ khi tỏi được nghiền nhỏ, băm nhuyễn, những enzyme trong tỏi được kích hoạt mới khiến allicin hình thành.

Ăn tỏi tươi có tốt không

Củ tỏi được sử dụng nhiều trong cuộc sống người Việt

Theo các bác sĩ, liều lượng phù hợp nhất với mỗi người trưởng thành là ăn khoảng 1 củ tỏi mỗi ngày. Chúng ta nên duy trì thói quen ăn tỏi hàng ngày nhưng không nên ăn quá nhiều. Lý do là:

  • Trong tỏi tươi chứa nhiều hợp chất sunfua. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng chúng lại có thể gây mùi hăng đặc trưng. Hàm lượng này sẽ giảm đi đáng kể khi chúng ta nấu chín. Vì vậy, những ai ăn nhiều tỏi dễ gặp tình trạng hơi thở có mùi. 
  • Tỏi có tác dụng chống hình thành cục máu đông. Các bác sĩ cho biết việc ăn quá nhiều tỏi có thể khiến một số người bị tăng nguy cơ chảy máu. Điều này đặc biệt không tốt cho những ai sắp hoặc mới phẫu thuật, những ai đang dùng thuốc loãng máu.
  • Một thành phần có nhiều trong tỏi là fructan - đây là một loại carb có thể gây ra chứng đầy bụng, đau dạ dày. Những người khó dung nạp fructan nếu ăn nhiều tỏi sẽ dễ gặp vấn đề về tiêu hóa bởi chất này sẽ bị lên men trong ruột kết. 
  • Những người bị trào ngược dạ dày ăn nhiều tỏi dễ bị ợ chua, tăng triệu chứng trào ngược và cảm thấy buồn nôn.

Ăn tỏi tươi có tốt không
Tỏi nên bằm nhuyễn trước khi ăn

Tác dụng của việc ăn tỏi

“Đẩy lùi” bệnh cảm cúm

Trong tỏi có hàm lượng cao hợp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Ăn tỏi hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm do vi khuẩn, virus gây ra. Các nghiên cứu khoa học cho thấy người ăn tỏi thường xuyên giảm được 63% nguy cơ cảm cúm. Những người có thói quen ăn tỏi khi bị cảm có thể khỏi bệnh nhanh hơn những người khác đến 70%.

Phòng bệnh ung thư quái ác

Ăn tỏi có tác dụng gì? Tỏi rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ giới như: Ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến... Lý do là:

  • Germanium và selen có sẵn trong tỏi có thể phòng ngừa tế bào bị đột biến, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do nên hỗ trợ phòng ung thư hiệu quả.
  • Tỏi ngăn các kim loại nặng, độc tố, chất gây ung thư vào trong cơ thể.
  • Tỏi có thể ức chế quá trình hình thành nitrite trong dịch vị, giúp phòng bệnh ung thư dạ dày.
  • Các hoạt chất diallyl disulphide, s-allystein và ajoene trong tỏi được chứng minh có thể giả 50% kích thước khối u đồng thời làm chậm quá trình phát triển của khối u.
Ăn tỏi tươi có tốt không

Bạn đã biết ăn tỏi nhiều có tốt không?

Tăng cường sức mạnh xương khớp, giảm đau xương khớp

Tỏi tốt cho cả xương khớp khi:

  • Các loại vitamin C, vitamin B6 và khoáng chất như mangan, kẽm cùng các enzyme và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng ngăn ngừa sự chuyển hóa xương.
  • Cũng chính những thành phần này có thể tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Với nữ giới, thói quen ăn tỏi giúp tăng cường hàm lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình loãng xương do lão hóa.
  • Tỏi có tác dụng giảm đau hiệu quả với những bệnh nhân xương khớp.

Kháng khuẩn, chống viêm, phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính

Nhiều người muốn biết ăn tỏi nhiều có tốt không để sử dụng đúng cách bởi loại gia vị này có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính. Hợp chất allicin sẽ hình thành khi chúng ta đập dập, băm nhuyễn tỏi. Chúng làm nên mùi hăng đặc trưng của tỏi. Chính chúng có khả năng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh và ức chế các protein gây viêm.

Kiểm soát huyết áp

Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ Hoạt chất ajoene trong củ tỏi có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu. Polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có thể làm giãn cơ trơn, giãn mạch máu. Tất cả những điều trên giúp người bị cao huyết áp có thể giảm huyết áp tự nhiên khi ăn tỏi. 

Tăng cường sinh lý ở nam giới

Nam giới muốn biết ăn tỏi nhiều có tốt không bởi loại củ này có chứa các hợp chất kích thích sản sinh enzyme nitric oxide synthase có tác dụng tăng số lượng tinh trùng, điều khiển chức năng sinh lý của nam giới.

Ăn tỏi tươi có tốt không

Ăn tỏi thường xuyên là cách để nam giới tăng cường sức mạnh

Phòng các bệnh về tim mạch

Trong tỏi có các thành phần có thể làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giảm tổng lượng cholesterol trong máu. Những mảnh xơ vữa trên thành mạch máu được loại bỏ. Quá trình lão hóa động mạch chủ được làm chậm lại. Tỏi có thể ức chế tích tụ tiểu cầu, ngăn ngừa huyết khối hình thành. Đây chính là lý do tỏi có thể giúp chúng ta phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Cải thiện trí nhớ 

Trong tỏi tươi có chứa nhiều chống oxy hóa. Chúng có thể làm chậm quá trình oxy hóa trong huyết tương và hồng cầu, làm chậm quá trình lão hóa não. Nhờ đó, thói quen ăn tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi và tăng cường trí nhớ ở người trẻ.

Tăng cường sức mạnh cơ bắp

Trong tỏi có chứa creatine và allithiamine có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ bắp, tăng cường thể lực. Ngoài những công dụng trên, ăn tỏi thường xuyên còn có tác dụng:

  • Kích thích tăng sinh collagen và elastin, giúp da và tóc đẹp hơn.
  • Giảm viêm nướu, đau răng, giảm nguy cơ sâu răng do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của tỏi.
  • Tăng cường khả năng đốt cháy calo dư thừa, giúp giảm cân, giữ dáng.
  • Loại bỏ bớt độc tố trong máu, làm sạch hệ hô hấp, tăng cường miễn dịch cơ thể.
Ăn tỏi tươi có tốt không

Tỏi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu như bạn chưa biết ăn tỏi nhiều có tốt không thì đến đây bạn đã có câu trả lời rồi chứ? Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu tỏi nếu ngại ăn tỏi sống có mùi. Hãy ăn tỏi đúng cách, đủ lượng để chăm sóc sức khỏe thật tốt nhé!

Nên ăn bao nhiêu tép tỏi mỗi ngày?

Mặc dù không có khuyến nghị chính thức nào về việc bạn nên ăn bao nhiêu tỏi, nhưng các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ăn 1–2 tép tỏi (3–6 gam) mỗi ngày có thể có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi ăn nhiều hơn số lượng này, hãy xem xét giảm lượng tỏi ăn vào.

Những ai không nên ăn tỏi sống?

Những ai không nên ăn tỏi hoặc hạn chế ăn?.
Có bệnh về mắt. ... .
Có tiền sử bệnh gan. ... .
Thường xuyên bị tiêu chảy. ... .
Huyết áp thấp. ... .
Ăn tỏi sống khi đói. ... .
Kết hợp với một số thực phẩm. ... .
Kết hợp với một số thuốc. ... .
Ăn tỏi quá nhiều..

Ăn tỏi khi nào thì tốt?

Buổi sáng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi, bởi khi bụng còn đói, tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy công dụng tuyệt vời của tỏi với sức khỏe.

Tép tỏi có tác dụng gì?

Tỏi ngoài là một gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, tỏi còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi sáng ăn một tép tỏi sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ngừa bệnh hiệu quả.