5 câu nói đứa trẻ nào cũng phải được nghe năm 2024

5 câu nói khiến trẻ ngoan ngoãn nghe lời như “con có thể chọn, hoặc là... hoặc là...”, “bố/mẹ cảm ơn/xin lỗi con”, “mẹ biết là con thích... nhưng...”, “con nói đi, bố/mẹ nghe mà”, và “con có cảm thấy buồn không?” Đây đều là những câu nói ngọt ngào mà mà rất thích, dù trẻ nào ngang bướng cũng sẽ cảm thấy rất dễ nghe, có thể bị thuyết phục theo.

1. Con nói đi, bố/mẹ nghe mà

Đối với trẻ, có những lúc phụ huynh không cần phải có hành động gì hết mà hãy dành chút thời gian ở bên con và lắng nghe con nói, kể chuyện sinh hoạt của chúng trong ngày. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy ấm áp vì được tôn trọng, quan tâm và yêu thương, xây dựng cho chúng lòng tự tin cho cuộc sống sau này.

2. Bố/mẹ cảm ơn/xin lỗi con

Đường nghĩ rằng bản thân mình là người lớn và không cần phải nói lời “xin lỗi” khi mắc lỗi hoặc “cảm ơn” khi được con giúp đỡ. Đây là một quan niệm sai lầm trong cách dạy con. Thay vì thế, bạn hãy dành cho con lời “cảm ơn” khi được con giúp, tặng cho món quà và cũng nên nói lời xin lỗi chúng khi mắc lỗi để trẻ noi gương và họ hỏi theo. Chúng sẽ hiểu rằng, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, ai sai cũng nên nói lời xin lời và ai làm việc tốt sẽ được cảm ơn. Hành động của phụ huynh sẽ giúp bé nhìn thấy rõ nhất và dễ dàng tiếp thu nhất.

3. Con có thể chọn, hoặc là... hoặc là...

Khi trao cho bé quyền lựa chọn một món đồ chơi hay công việc là chọn theo yêu cầu cũng khiến trẻ cảm thấy vui lòng và thoải mái. Bởi điều này giúp bé cảm thấy lựa chọn điều tốt nhất mà không bị gò bó hay ép buộc.

4. Mẹ biết là con thích... nhưng...

“Mẹ biết con thích mua đồ chơi nhưng giờ mẹ hết tiền rồi, hẹn con lần sau nhé”. Với những câu nói tương tự như thế, bé sẽ cảm thấy bản thân mình được quan tâm vì được hiểu ý, nhưng chì vì lý do gì đó thôi nên mới không được thực hiện. Điều này cũng sẽ dễ giúp bé hiểu được hoàn cảnh của bạn và có thể được bé chia sẻ và không tỏ vẻ bực bội, tức tối.

5. Con có cảm thấy buồn không?

Trẻ nhỏ, chúng chưa thể nhận thức được chính xác cảm xúc hiện tại của chúng là gì. Do đó, phụ huynh cần giúp bé nhận thức để xác định được hiện tại bé đang có cảm giác thể nào như buồn, vui, giận dữ,… qua hành động thể hiện của bé.

VOV.VN -Trong hàng ngàn từ ngữ cha mẹ nói với trẻ mỗi ngày, có những câu nói kì diệu khiến trẻ mạnh mẽ, thông minh, tốt bụng và tự tin hơn.

Hành vi của trẻ giống như một phép thử về cách ứng xử của cha mẹ như thể con muốn nói: “Mẹ có yêu con ngay cả khi con thế này không?” Câu trả lời của bạn phải rõ ràng: “Dĩ nhiên, cha mẹ luôn hạnh phúc khi có con. Nếu được chọn trong số tất cả trẻ em trên thế giới, cha mẹ vẫn sẽ chọn con”. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển một tâm lý vững vàng.

Ba từ đơn giản này rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Ngoài ra, hãy để lời nói đi cùng với hành động: hãy thể hiện tình yêu ấy bằng việc dành thời gian bên con, chơi đùa, ôm con vào lòng, cho con lời khuyên hoặc ủng hộ con khi cần thiết.

“Ồ, phòng con sạch sẽ quá”; “Con gấp quần áo thật gọn gàng! Làm tốt lắm”…Những lời khen ngợi như vậy luôn khiến trẻ thấy những nỗ lực của mình được coi trọng và ủng hộ. Ngoài ra, điều này còn thúc đẩy những suy nghĩ tích cực và tạo động lực để trẻ làm tốt hơn trong những lần sau.

Chúng ta đều là con người, vì thế ai cũng có thể phạm sai lầm. Thú nhận sai lầm và xin sự tha thứ từ trẻ là điều rất quan trọng với cha mẹ. Cách ứng xử này giúp trẻ hiểu chúng luôn được coi trọng và cũng dạy trẻ biết rằng khi một người làm sai, người đó nên xin lỗi và không tái phạm sai lầm nữa.

Kìm nén những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến những căn bệnh về tâm lý. Trẻ em cũng được quyền tức giận. Chúng có thể buồn khi đồ chơi bị mất hoặc khóc khi đau đớn. Cấm thể hiện những cảm xúc tiêu cực cũng đồng thời là cấm không được trở thành chính mình vậy.

Ai cũng có nỗi sợ hãi của riêng mình. Nếu trẻ sợ hãi điều gì đó, cha mẹ hãy chia sẻ với con những kinh nghiệm của bản thân để giúp trẻ hiểu rằng lòng dũng cảm thực chất là học cách để vượt qua sợ hãi.

Cho trẻ quyền lựa chọn, dạy trẻ biết lắng nghe bản thân và không sợ lên tiếng khi bất đồng với ý kiến của người khác là những điều cần thiết bởi đó là nền tảng cho sự trưởng thành, độc lập và chủ động của trẻ sau này.

Bằng cách gợi nhắc những thành công trước đó, bạn sẽ giúp con tin vào bản thân và nhận ra chúng có thể làm mọi việc tốt hơn.

“Ổn thôi! Thử lại nào”; “Cha mẹ tin con”; “Không ai làm tốt ngay tức khắc cả”. Đó là những gì bạn nên nói với trẻ khi chúng gặp thất bại. Con bạn nên hiểu những sai lầm đấy sẽ giúp con rèn luyện bản thân. Dù vậy, điều quan trọng nhất là hãy để trẻ biết rằng thất bại của con sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến việc cha mẹ yêu thương con nhiều thế nào.

“Con thấy thế nào?” “Ngày hôm nay của con ra sao?” Những câu hỏi như vậy góp phần tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái cũng như rèn luyện khả năng suy nghĩ của trẻ.

Cha mẹ thường dùng từ “chúng ta” để nói với trẻ: “Chúng ta cùng bò nhé”, “Chúng ta đi nhà trẻ nhé”, “Chúng ta sắp lên lớp 2 rồi”. Khi trẻ còn nhỏ, cách xưng hô như vậy sẽ tăng sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, trong tương lai, cách xưng hô là “con” sẽ tốt hơn vì từ “chúng ta” có thể cản trở sự phát triển và tâm lý độc lập của trẻ.

Chủ đề