1 HP bằng bao nhiêu?

Ngành công nghiệp điện đã hình thành và phát triển qua hàng trăm năm với nhiều nhà khoa học nổi tiếng, lỗi lạc. Cũng chính vì vậy, mà những khái niệm, thuật ngữ chuyên môn không ngừng ra đời để nhằm thu gọn tối ưu hơn những thuật ngữ, đơn vị, công thức cũ. Và HP là một minh hoạ điển hình cho việc đổi mới đơn vị đo theo hướng hiện đại và tối ưu hơn cả khi nhắc đến thông số kỹ thuật của các thiết bị quạt công nghiệp.

Vậy HP là gì? 1HP bằng bao nhiêu KW? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Đơn vị HP là gì?

Thuật ngữ HP được đề cập bởi kỹ sư người là Scotland James Watt vào năm 1782 để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước với sức ngựa. Sau này, nó được mở rộng ra để áp dụng cho sức mạnh đầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines, motor điện hay nhiều loại máy móc khác như quạt công nghiệp.

Vậy đơn vị HP là gì? HP (tiếng Anh “horse power” có nghĩa là mã lực) là đơn vị đo lường để đo công suất – tốc độ hoàn thành một công việc. Theo định nghĩa, mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây (1 mã lực = 75kgm/s).

1 HP bằng bao nhiêu?

Phân loại mã lực

Có nhiều loại mã lực khác nhau nhưng sử dụng phổ biến nhất là 4 loại sau: Mã lực cơ học, mã lực điện, mã lực hệ mét và mã lực nồi hơi, cụ thể:

  1. Mã lực cơ học là một đơn vị công suất phổ thông của Hoa Kỳ, một trong số những nước đi đầu về công nghiệp của thế giới. Một mã lực cơ học tương đương với 745,6 W. Mã lực cơ học có thể được viết tắt là HP(I).
  2. Mã lực điện được sử dụng để đo sản lượng của động cơ điện và các máy móc điện. Một mã lực điện tương đương với 746W. Chúng còn có thể được viết tắt là HP(E).
  3. Mã lực hệ mét là mức công suất cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ một mét trên mỗi giây. Một mã lực hệ mét tương đương với 735,49875 W. Chúng còn có thể được viết tắt là HP(M).
  4. Mã lực nồi hơi được sử dụng để đo công suất của lò hơi để tạo ra hơi nước. Mã lực nồi hơi có thể được viết tắt là HP(S).

1HP bằng bao nhiêu KW?

Trên thực tế, để chuyển đổi mã lực HP thành đơn vị công suất KW, chúng ta sẽ sử dụng một trong 4 công thức tương ứng với 4 loại mã lực dưới đây:

  • Chuyển đổi mã lực cơ học sang KW

Công thức để chuyển đổi HP cơ học sang KW:

KW = HP(I) x 0,7456 

Vì 1 ngựa cơ học bằng 0,7456 kilowatt (KW), nên công thức để quy đổi mã lực sang kilowatt là nhân số ngựa với 0,7456. 

Khi đó: 1HP = 1 x 0,7456 = 0,7456 KW.

  • Chuyển đổi mã lực điện sang KW

Công thức để chuyển đổi mã lực điện sang KW:

KW = HP(E) x 0,746

Vì một mã lực điện bằng 0,746 kilowatt, nên công thức để đổi HP sang KW là lấy công suất mã lực điện nhân với 0,746.

Khi đó: 1HP = 1 x 0,746 = 0,746KW 

  • Chuyển đổi mã lực theo hệ mét sang KW

Công thức để chuyển đổi mã lực theo hệ mét sang kilowatt:

KW = HP(M) x 0,735499

Vì một mã lực hệ mét chỉ bằng 0,735499 kilowatt, nên để chuyển đổi ngựa sang KW ta chỉ cần nhân số HP với 0,735499.

Khi đó: 1HP = 1 x 0,735499 = 0,735499KW

  • Chuyển đổi mã lực nồi hơi sang KW

Công thức để chuyển đổi từ mã lực nồi hơi sang kilowatt là:

KW = HP(S) x 9,8095

Vì một mã lực nồi hơi bằng 9,8095 kilowatt, nên để chuyển đổi mã lực nồi hơi sang kilowatt ta chỉ cần nhân số HP với 9,8095.

Khi đó: 1HP = 1 x 9,8095 = 9,8095 KW

Với những cách chuyển đổi HP sang KW ở trên, bạn sẽ rất dễ dàng quy đổi theo đơn vị công suất sao cho linh hoạt nhất. Dù là đơn vị nào, cốt lõi vẫn là chỉ khả năng hoạt động của thiết bị mạnh hay yếu, hãy chú trọng đến thông số công suất HP/KW này để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé!

Chúng ta vẫn thường hay thấy công suất máy được đo bằng đơn vị hp. Vậy thực chất đơn vị hp là gì? 1hp bằng bao nhiêu kw? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tham khảo các bài viết:

  • Phèn chua là gì? Mua phèn chua ở đâu tốt?
  • Đặc điểm và các công đoạn sản xuất sản xuất bao bì PP
  • Mua máy đóng gói tự động túi rời chất lượng tại công ty Đức Phát

1 HP bằng bao nhiêu?
1 HP bằng bao nhiêu?

Tóm tắt nội dung chính

Toggle

Đơn vị hp là gì?

HP là viết tắt “horse power”, hay còn gọi là mã lực. Người đầu tiên đưa ra khái niệm này là James Watt, vào năm 1782.

Tuy nhiên, trước đó Thomas Savery đã sử dụng thuật ngữ “mã lực” để chỉ ra sức mạnh của động cơ này có thể thay thế được cho bao nhiêu con ngựa.

Từ lúc Thomas Savery phát minh ra máy hơi nước, cho đến khi được James Watt hoàn chỉnh, mã lực là một đơn vị đo đếm mang tính chất chung chung mà không có bất cứ chuẩn mực nào, vì thế mà đơn vị này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Định nghĩa về mã lực được hiểu đơn giản: mã lực là đơn vị dùng để chỉ công suất, được viết tắt là hp. Động cơ của một chiếc xe càng nhiều mã lực thì nó có thể di chuyển càng nhanh. 

Đơn vị hp này được nhắc đến nhiều trong ngành công nghiệp đóng gói bao bì. Dùng để chỉ công suất của các máy phụ trợ máy đóng gói, ví dụ như máy nén khí

>> Đức Phát cung cấp các dòng máy đóng gói dạng bột như: bột mì, bột gạo, bột ngũ cốc, bột rau câu…

Cách quy đổi mã lực (hp)

1 HP bằng bao nhiêu?
1 HP bằng bao nhiêu?

1hp bằng bao nhiêu kW?

Mã lực (hp) được đưa ra với những định nghĩa khác nhau tùy theo từng vùng địa lý. Trong đó, mã lực chính thống là mã lực của Anh được quy đổi như sau:

1 hp = 0,746 kW

1hp bằng bao nhiêu w?

Quy đổi tương tự theo tiêu chuẩn ở trên, ta có:

1hp = 746 W

1hp bằng bao nhiêu btu?

BTU có nghĩa là British thermal unit – đơn vị nhiệt Anh. BTU được dùng để mô tả giá trị năng lượng của nhiên liệu và công suất của các thiết bị sưởi ấm và làm mát, ví dụ như lò sưởi, lò sấy, lò nướng và máy lạnh.

Như vậy, có thể hiểu BTU là đơn vị dùng để đo công suất của máy lạnh. Chiếc máy lạnh hoạt động với công suất lớn hay nhỏ, tiêu thụ nhiều hay ít điện sẽ do chỉ số của BTU quyết định.

Trên thị trường hiện nay các hãng điều hòa thường có những công suất phổ biến như: 9000BTU, 12000BTU, 18000BTU, 24000BTU…

Khi được dùng như một đơn vị tính công suất, chúng được viết dưới dạng ký hiệu BTU/h ( BTU trên giờ).

Khi quy đổi BTU, có 2 cách quy đổi mà bạn cần phân biệt rõ. Đó là quy đổi để tính công suất làm lạnh hay để tính công suất tiêu thụ điện của máy.

Tính công suất làm lạnh

Công suất lạnh là chỉ số để đo khả năng làm lạnh của máy lạnh, điều hòa. Một máy điều hòa có chỉ số công suất lạnh lớn thì sẽ có khả năng làm lạnh lớn, cao và ngược lại. 

Việc quy đổi trực tiếp từ BTU sang W, kW là quy đổi để tính công suất làm lạnh. Nhiều người bị nhầm lẫn và tưởng rằng cách quy đổi này cũng được dùng để tính công suất tiêu thụ điện. Thực chất khi quy đổi để tính công suất điện thì sẽ phải tính theo cách khác.

Công thức quy đổi: 1 kW = 3412 BTU/hour

Ví dụ: Điều hòa 9000 BTU sẽ có công suất làm lạnh là 9000/3412 = 2,64 kW

Tính công suất tiêu thụ điện

Công suất điện là công suất tiêu hao điện năng của máy lạnh. Công suất điện chỉ đánh giá mức độ tiêu thụ điện năng của máy là máy tiết kiệm điện hay không chứ không cho chúng ta biết được máy có làm lạnh tốt không, làm lạnh được căn phòng lớn hay không.

Để tính công suất tiêu thụ của máy thì ta phải quy đổi từ BTU sang HP và từ HP quy đổi thành kW.

Ta có công thức quy đổi:

1 HP = 2545 BTU/hour

1 HP = 0.746 kW

1hp bằng bao nhiêu kw lạnh? 

1 HP bằng bao nhiêu?
1 HP bằng bao nhiêu?

kW khi được dùng để đo công suất lạnh thì thường được gọi là kW lạnh (để phân biệt với kW đo công suất điện). Trên thực tế, không ai sử dụng hp để đo công suất lạnh của máy điều hòa vì hp là đơn vị đo công suất điện. Và cũng không thể quy đổi trực tiếp hp sang kW lạnh bởi vì để đổi hp ra kW lạnh còn phụ thuộc vào hệ số tiết kiệm năng lượng COP. Đây là hệ số công suất lạnh và công suất điện, được tính bởi công thức:

Công suất điện = Công suất lạnh/ COP

Tùy mỗi nhà sản xuất thì COP sẽ khác nhau. Chỉ số này thường dao động từ 3-4. Thường hệ số COP của các hãng điện tử Nhật Bản sẽ cao gần bằng 4.

Vì vậy để trả lời cho câu hỏi “1 hp bằng bao nhiêu kw lạnh”, ta cần quy chiếu vào bảng quy đổi của từng hãng sản xuất để biết chính xác hơn.

Máy lạnh 1hp bằng bao nhiêu btu?

Theo đúng đơn vị vật lý và các công thức đã nêu ở trên thì 9000BTU/h = 3,5 HP

Tuy nhiên có nhiều người nói rằng 9000BTU/h = 1 HP. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Như đã nói ở trên, 1HP = 746W. Đây là công thức để đo công suất điện. Tuy nhiên, đối với ngành điện lạnh, khác với công suất trong điện, công thức này có nghĩa là phải tốn 1 công là 756w để đạt được một lượng nhiệt khoảng: 9000-9500 Btu/h. Do đó người ta thường tính: 1HP = 9000 Btu/h.

Như vậy, không có cách tính nào là sai cả. Quan trọng là bạn đang sử dụng đơn vị để đo công suất điện hay công suất lạnh. Hãy xác định rõ để không nhầm lẫn.