Zviết chương trình pascal

Hello World là một chương trình thế kỉ mà hầu như ngôn ngữ lập trình nào cũng sử dụng, mục đích giúp người học nắm bắt được cách code và biên dịch một chương trình. Người ta gọi đây là bài học bắt buộc khi nghiên cứu một ngôn ngữ lập trình.

Zviết chương trình pascal

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Cú pháp của một chương trình Pascal

Tạm thời mình sẽ không nói đến kiến thức chuyên sâu như hàm, thủ tục,  vì nó quá khó so với kiến thức hiện tại của bạn. Thay vào đó bạn nên bắt đầu từ cái dễ nhất.

Trước tiên bạn hãy tạo mới một file pascal, sau đó nhập đoạn code dưới đây.

program HelloFreetuts;
begin
  writeln ('Welcome to freetuts.net');
end.

Giao diện editor như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Đây là một chương trình chuẩn của Pascal. Trong đó bạn cần chú ý những vấn đề sau:

Đây là đoạn code khai báo tên của chương trình, mình đã đặt tên HelloFreetuts.

program HelloFreetuts;

Beginend là phần khai báo mở đầu và kết thúc của chương trình, nghĩa là ta sẽ lập trình ở phía bên trong begin và end.

begin
  writeln ('Welcome to freetuts.net');
end.

Có một lưu ý quan trọng, đó là phía cuối từ khóa end ta phải có thêm dấu chấm . nhé.

writeln là lệnh in ra chuỗi Welcom to freetuts.net ra màn hình.

Để chạy chương trình này thì bạn hãy thực hiện hai bước như sau: Nhấn Alt + F9 để xem chương trình có lỗi không, nếu không lỗi thì nhấn

program HelloFreetuts;
0 để chạy.

Nếu bạn thực hiện đúng thì kết quả sẽ như hình sau:

II. Write và readln trong Pascal

Lệnh writeln dùng để in một dòng dữ liệu ra màn hình console. Lệnh này rất hữu ích và được sử dụng rất nhiều trong quá trình học pascal của các bạn.

Nếu bạn thấy khi chạy chương trình thì cửa sổ console chỉ hiển thị và tắt liền thì bạn bổ sung thêm lệnh

program HelloFreetuts;
1 ở cuối chương trình.

program HelloFreetuts;
begin
  writeln ('Welcome to freetuts.net');
  readln;
end.

III. Một vài quy tắc căn bản trong Pascal

Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ này thì bạn nên đọc qua những quy tắc dưới đây, điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗi ngớ ngẩn và tránh mất quá nhiều thời gian.

Không phân biệt hoa thường: Trong Pascal không phân biệt chữ hoa và chữ thường, vì vậy các từ khóa như

program HelloFreetuts;
2, end,
program HelloFreetuts;
4 bạn có thể viết tự do.

Kết thúc lệnh phải có dấu chấm phẩy: Bạn phải thêm dấu chấm phẩy (;) vào cuối mỗi lệnh để chương trình biết là lệnh đã kết thúc.

Chuỗi phải được đặt trong dấu nháy kép hoặc nháy đơn: Hầu như ngôn ngữ lập trình nào cũng có quy tắc này.

Cuối lệnh end của chương trình chính phải có dấu chấm: Hãy xem lại đoạn code ở phần trên để tìm dấu chấm mà mình đang đề cập nhé.

Không quan trọng khoảng trắng: Bạn có thể xuống hàng, hoặc không xuống hàng cũng được. Tuy nhiên khuyến khích mỗi dòng lệnh nên đặt trên một hàng để dễ dàng quan sát code hơn.

Trên là những chia sẻ về chương trình Hello World trong Pascal. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt nhé.

Ở phần trước chúng ta đã tải xong phần mềm quan trọng trong việc viết một chương trình pascal, trong phần 2 này, Vivu sẽ chỉ cho các bạn cách sử dụng phần mềm Free Pascal để viết một chương trình Pascal đơn giản nhất nhé. Nào, bây giờ hãy cùng Vivu bật Free Pascal lên và bắt tay vào làm việc thôi.

1. Các bước để viết một chương trình

Bước 1: Soạn thảo chương trình.

Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.

Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl+F9).

2. Cấu trúc chung của một chương trình

{Phần tiêu đề}

PROGRAM Tên_chương_trình;

{Phần khai báo}

USES .......;

CONST .......;

TYPE .......;

VAR .......;

PROCEDURE .......;

FUNCTION .......;

{Phần thân chương trình}

BEGIN

........

END.

Ví dụ về một chương trình cơ bản nhất:

Program  ViDu; 
BEGIN 
Write(‘Welcome to Vivu Blog’); 
END. 

3. Một số phím chức năng thường dùng

F2:          Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.

F3:          Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.

Alt+F3:   Đóng file đang soạn thảo.

Alt+F5:   Xem kết quả chạy chương trình.

F8:          Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.

Alt+X:          Thoát khỏi Free Pascal.

Alt+<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.

F10:        Vào hệ thống Menu của Pascal.

4. Các thành phần cơ bản của chương trình

4.1. Từ khóa

     Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,…)

     Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên hoặc Free Pascal, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.

4.2. Tên (định danh)

Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con… Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:

Không được đặt trùng tên với từ khoá

        Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.

        Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.

Ví dụ: Các tên viết như sau là sai

     1XYZ             Sai vì bắt đầu bằng chữ số.

     #LONG     Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.

     FOR                Sai vì trùng với từ khoá.

     KY  TU           Sai vì có khoảng trắng (space).

     LAP-TRINH  Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.

4.3. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.

Ví dụ:

for i := 1 to 50 do write(i, ' ');

Trong câu lệnh trên, lệnh write(i) được thực hiện 50 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh write(i) chỉ thực hiện 1 lần.

4.4. Lời giải thích

     Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).

Ví dụ:

var a, b, c : real; {Khai báo biến}
Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)

Trên đây là những gì cơ bản nhất để viết một chương trình Pascal. Trong phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phần khai báo trong Pascal.

Vivu’s Blog

Advertisement

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

This entry was posted on Thứ Ba, 09 Tháng Sáu 2015 at 10:22 chiều and tagged with cac thanh phan trong chuong trinh pascal, hoc lap trinh pascal, hoc pascal nhu the nao, lap trinh pascal, ngon ngu pascal, pascal cơ bản, viet chuong trinh pascal co ban and posted in Lập trình Pascal. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed.